Nhiễm độc nghề nghiệp là gì

Bệnh nghề nghiệp, cùng với tai nạn lao động, là 02 vấn đề được người sử dụng lao động và người lao động rất quan tâm. Vậy, bệnh nghề nghiệp là gì và phân loại bệnh nghề nghiệp như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

1. Khái niệm bệnh nghề nghiệp

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.”

Từ định nghĩa trên của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có thể xác định:

a. Bệnh nghề nghiệp là bệnh, nhưng không phải là một loại bệnh cụ thể theo khái niệm y học

Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tai nạn lao động là tai nạn mà người lao động thực hiện được các vấn đề mà người sử dụng lao động. Tai nạn lao động là tai nạn bất chợt khiến người lao động bị tổn thương bộ phận, chức năng cơ thể, tuy nhiên các tổn thương này là các tổn thương mang tính chất vật lý và là hậu quả của một sự kiện là vụ tai nạn lao động. Nhưng bệnh nghề nghiệp không giống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không xuất hiện sau một sự kiện mà phát triển dần dần trong quá trình làm việc của người lao động. Ban đầu người lao động không nhận thức được mình mắc bệnh nghề nghiệp, chỉ khi có triệu chứng và các dấu hiệu khác ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng lao động, người lao động mới có thể nhận biết bệnh nghề nghiệp. Cũng vì thế hầu hết các tổn thương do tai nạn lao động không được coi là bệnh nghề nghiệp, trừ nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp không phải phải là một nhóm bệnh cố định có liên quan đến nhau theo y học, trên thực tế y học không có khái niệm “bệnh nghề nghiệp”. Đây hoàn toàn là khái niệm của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động. Vì vậy bệnh nghề nghiệp là cách gọi chung của một nhóm bệnh có đặc điểm giống nhau về mặt lao động, đó là tính chất nghề nghiệp, lao động tác động lên các bệnh này.

b. Bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động

Bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại, tức các yếu tố có hại tại môi trường làm việc [các yếu tố gây bệnh tật, suy giảm sức khỏe] như: Vi khí hậu, tiếng ồn, rung, bức xạ, phóng xạ, bụi,…

Như vậy, tính “nghề nghiệp” trong bệnh nghề nghiệp xuất phát từ điều kiện lao động đặc thù trong từng môi trường làm việc khác nhau giữa các nghề nghiệp, dẫn đến mức độ tác động của bệnh lên sức khỏe của người lao động cũng như khả năng mắc bệnh cao hơn so với các công việc khác.

2. Phân loại bệnh nghề nghiệp

Theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế, có các loại bệnh nghề nghiệp sau:

- Bệnh liên quan đến hô hấp: Bệnh phổi sillic nghề nghiệp; bệnh bụi phổi amiang nghề nghiệp,…

- Bệnh nhiễm độc: Bệnh nhiễm độc chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp;…

- Bệnh nghề nghiệp do rung: Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

- Các bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến chức năng bộ phận: Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su,…

- Các bệnh nghề nghiệp khác: Bệnh lao nghề nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, viêm gan virut C nghề nghiệp,…

Luật Hoàng Anh    

Bệnh nghề nghiệp: “BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.

Hiện nay, Việt Nam mới có 34 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Tổng số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm đã ban hành đến năm 2018 là 34 bệnh;

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản [07 bệnh]: [1] Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, [2] Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp, [3] Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp, [4] Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp, [5] Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp, [6] Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, [7] Bệnh hen nghề nghiệp.

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp [10 bệnh]: [8] Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, [9] Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng, [10] Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp, [11] Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp, [12] Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp, [13] Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp, [14] Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp, [15] Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp, [16] Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp, [17] Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý [06 bệnh]: [18] Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, [19] Bệnh giảm áp nghề nghiệp, [20] Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, [21] Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, [22] Bệnh do quang tuyến X và phóng xạ nghề nghiệp, [23] Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp [05 bệnh]: [24] Bệnh nốt dầu nghề nghiệp, [25] Bệnh sạm da nghề nghiệp, [26] Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm, [27] Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, [28] Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp [05 bệnh]: [29] Bệnh Leptospira nghề nghiệp, [30] Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp, [31] Bệnh lao nghề nghiệp, [32] Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, [33] Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp, [34] Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

Một số biện pháp khắc phục làm giảm thiểu yếu tố nguy hại đưa đến BNN:

Biện pháp kỹ thuật: làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm theo chu trình kín…thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.

Biện pháp y tế:

+ Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.

+ Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.

+ Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất…

Biện pháp cá nhân:

+ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động.

+ Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy có các yếu tố độc hại khác nhau.

Ngoài các biện pháp trực tiếp áp dụng tại công ty, Cơ quan quản lý trên địa bàn đồng thời sẽ thực hiện một số nội dung để nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp như sau:

– Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cho người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ y tế về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp thông qua việc phổ biến các tài liệu tuyên truyền, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như phóng sự, tin, bài viết, và phối hợp liên ngành tổ chức “Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động [ATVSLĐ], phòng chống cháy nổ”

   – Nâng cao năng lực đó, giám sát môi trường lao động, khả năng khám giám định, chẩn đoán và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đội ngũ khám sức khỏe và cán bộ y tế tuyến huyện, thành phố.

   – Nâng cao hiểu biết, khả năng phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, người lao động ngành xây dựng và cán bộ quản lý y tế, nhân viên y tế, các an toàn viên và các nhóm công nhân có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.

   – Tổ chức phòng khám bệnh nghề nghiệp tại Trung tâm tỉnh nhằm tăng cường công tác khám phát hiện, chẩn đoán, giám định, điều trị bệnh nghề nghiệp.

   – Phối hợp với Sở Y tế hỗ trợ các bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện, thành phố tăng cường giám sát môi trường lao động theo Luật ATVSLĐ.

   – Phối hợp thanh tra Sở Lao động -Thương binh và xã hội [LĐ – TBXH] lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra vệ sinh lao động, ATVSLĐ các cơ sở, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.

            Nội dung hướng dẫn người lao động khi mắc các BNN:

Theo Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1998 của Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc khám BNN cho người lao động. Hồ sơ khám BNN bao gồm:

+ Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động;

+ Hồ sơ sức khoẻ gổm có: Hồ sơ khám tuyển và khám định kỳ;

+ Kết quả đánh giá môi trường lao động;

+ Những hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh [nếu có].

Hồ sơ thủ tục giám định BNN:

+ Đơn xin giám định của BNN [biểu mẫu số 1a];

+ Kết quả đo đạc môi trường lao động;

+ Hồ sơ sức khoẻ và các giấy tờ có liên quan đến BNN;

+ Sổ lao động hoặc CMND.

Thủ tục giám định BNN:

+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động bị BNN đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm.

+ Cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra lại hồ sơ đã đầy đủ giới thiệu người lao động bị BNN đến hội đồng giám định y khoa để giám định [biểu mẫu số 1b].

Người lao động bị BNN được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về BNN theo quy định hiện hành và được tính từ ngày có quyết định của hội đồng giám định y khoa [phụ lục số 2].

Người sử dụng lao động căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định y khoa, nguyện vọng của người lao động và tình hình thực tế của cơ sở để bố trí công việc cho phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của hội đồng giám định y khoa.

Ths. Đỗ Lê Thành Đạt – Khoa SKMT-YTTH-BNN

Chủ Đề