Đặt một câu theo mẫu ai làm gì nói về việc học tập của em

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì ? Để kể về 1 đồ dùng học tập của em

GIÚP MK VS !

Các câu hỏi tương tự

Bài 1 .Chọn chi tiết em thích nhất trong truyện Thánh Gióng  và nêu lí do em chọn chi tiết ấy bằng một đoạn văn

Bài 2 : Đầu , não , tuỷ , ghi đông , may ơ, sách , vở , táo , lê , giang sơn , lốp , tổ quốc , ông , bà , tỉnh huyện , thuỷ cung , lễ , học sinh , tập quán.Từ nào là từ mượn

Bài 3 : Truyện "Tấm Cám" là 1 văn bán tự sự . Vậy cho ta biết những điều gì ?

-Diễn biến của sự việc ?

-Kết quả và ý nghĩ câu chuyện ?

bài 4 . Cho nhan đề " Chuyện kể về ngôi trường đang học "

Em hãy kể lại câu chuyện theo nhan đề ấy 

Em dự định sẽ kể nhân vật nào ? sự việc gì ? Diễn biến ra sao ?[15 đến 20 dòng ]  

Ai giúp với ?? 

Bài Làm:

Ai [hoặc cái gì? con gì?]là gì?

Môn học em yêu thích

Con trâu

Con gà trống

Loài hoa em thích

là môn thể dục

là bạn của người nông dân

là chếc đồng hồ báo thức mỗi sáng

là hoa hướng dương

Câu hỏi: Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?

Trả lời:

- Mẹ tôi đang nấu ăn

- Mẹ em thường tập Yoga vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy

- Em chơi cầu lông cùng với bạn hàng xóm

- Cuối tuần, bố thường đi nhậu với các đồng nghiệp ở cơ quan...

- Tôi đang làm bài tập .

Cùng Top lời giải tìm hiểu về mẫu câu này nhé!

1. Khái niệm Câu kểAi làm gì?

Là câucó vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

2. Cấu tạo của câu kể Ai làm gì?

thường gồm hai bộ phận :

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi : Ai [ con gì, cái gì ] ?

Trong câu kểAi làm gì ?chủ ngữchỉ sự vật [ người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa ] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Chủ ngữthường do danh từ [ hoặc cụm danh từ ] tạo thành.

VD : Bộ độigiúp dân gặt lúa.

Em nhỏđùa vui trước nhà sàn.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi : Làm gì ?

Vị ngữtrong câu kểAi làm gì ?nêu lên hoạt động của người, con vật [ hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa ].

Vị ngữcó thể là động từ, động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc [ cụm động từ ]

VD : Đàn cò trắngbay lượn trên cánh đồng.

Bà emkể chuyện cổ tích.

3. Chức năng của câu kể ai làm gì

Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: - Hoa là quần áo cho mẹ.

- Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

4. Luyện tập

Bài 1.Tìm những câu kểAi làm gì ?trong đoạn văn sau:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Gợi ý:

Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì ?

a] Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

b] Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

c] Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Bài 2.Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý:

Con xác định các thành phần trong câu.

Trả lời:

Bài 3.Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì ?

Gợi ý:

- Hình thức: Đoạn văn

- Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em

- Yêu cầu: Có sử dụng câu kể Ai làm gì?

Trả lời:

Sáng ra, em thức dậy vào khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì ?

Bài 4

Tìm các câu kể "Ai làm gì?" trong đoạn văn đã cho:

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

TheoHà Đình Cẩn

Gợi ý:

Câu kểAi làm gì?gồm 2 bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

- Các câu kểAi làm gì?có trong đoạn văn là:

a] Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

b] Một số chiến sĩ thả câu.

c] Một số khác quây quần trên boong tàu, ca hát, thổi sáo.

d] Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Bài 5

Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:

Gợi ý:

Trong câu kểAi làm gì?,chủ ngữ chỉ sự vật [người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

a] Chủ ngữ : Tàu chúng tôi

Vị ngữ : buông neo trong vùng biển Trường Sa.

b] Chủ ngữ : Một số chiến sĩ

Vị ngữ : thả câu.

c] Chủ ngữ : Một số khác

Vị ngữ : quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

d] Chủ ngữ : Cá heo

Vị ngữ : gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Bài 6

Viết một đoạn văn độ 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì ?

Gợi ý:

- Viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

- Nội dung: kể về công việc trực lớp của tổ.

- Sử dụng câu kểAi làm gì?để kể lại những việc mà các bạn trong tổ đã làm.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Tổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em cùng nhau hoàn thành công việc. Bạn Lan lau bảng. Bạn Hùng và bạn Thắng kê bàn ghế. Bạn Linh lau bàn giáo viên. Các bạn khác trong đổ cùng nhau nhặt rác và quét dọn lớp. Chỉ một loáng, công việc trực nhật đã kết thúc. Trên trán ai cũng lấm tấm mồ hôi nhưng ai cũng rất vui vì tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các bạn trong tổ.

Đặt câu theo mẫu Ai là gì?

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

Trả lời:

- Mẹ em là giáo viên.

 - Ông tôi là một bác sĩ.

- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Anh trai tôi là huấn luyện viên thể hình.

- Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta nằm ở Hà Nội.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học lớn của nước ta.

- Cô ấy là  chị gái tôi.

Các em cùng tìm hiểu thêm về các kiểu câu khác nhé!

1. Các kiểu câu

 CÁC KIỂU CÂU

Kiểu câu

Ai- là gì?

Ai- làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[ trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.]

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? [làm gì?/ thế nào? ]

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏi làm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

- Trả lời cho câu hỏi thế nào?

Ví dụ

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?: Bạn Nam

Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?: Đàn trâu

Làm gì?: đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng.

2. Bài tập về mẫu câu “Ai là gì?”

Bài tập 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở

a. [1] Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. [2] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. [3] Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. [4] Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

b. [1] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. [2] Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

c. [1] Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. [2] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Gợi ý làm bài:

a. [1] Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, [câu giới thiệu]

    [2] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. [câu nêu nhận định]

b. [1] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. [câu giới thiệu]

c. [2] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, [câu nêu nhận định]

Bài tập 2: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp [hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em].

Gợi ý làm bài:

Mẫu 1

     Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

Mẫu 2

     Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

Tham khảo các bài học khác

Video liên quan

Chủ Đề