Đánh giá về chương trình tôi yêu việt nam năm 2024

Honda Việt Nam [HVN] phối hợp Bộ Giáo dục - đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức tổng kết triển khai chương trình 'Tôi yêu Việt Nam' 2021 - 2022, triển khai kế hoạch 2022 - 2023.

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông" được chính thức triển khai từ năm học 2020 - 2021.

Các bên đã cùng tổng kết việc triển khai chương trình trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 và kế hoạch triển khai năm học 2022 - 2023.

Trong năm học vừa qua, Honda Việt nam đã tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo - Vụ Giáo dục Mầm non triển khai chương trình an toàn giao thông "Tôi Yêu Việt Nam" trực tiếp đến các em nhỏ ở cấp mầm non.

Đặc biệt, nhằm khuyến khích các giáo viên củng cố kiến thức về an toàn giao thông để từ đó truyền tải đến các em một cách hiệu quả, Tập huấn Hướng dẫn giáo dục an toàn giao thông - Triển khai chương trình trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 đã được tổ chức vào tháng 8-2021 cho gần 200 cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non tại 23 tỉnh, thành phố.

Chương trình diễn ra theo hình thức trực tuyến

Phương pháp giảng dạy linh động, hấp dẫn lồng ghép thông qua các trò chơi

Trong năm học 2021 - 2022, khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non ở 23 tỉnh/ thành đã được học và thực hành các kiến thức, tình huống an toàn giao thông gần gũi và bổ ích của "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông".

Để các em nhỏ tiếp thu một cách dễ dàng nhất, chương trình được đầu tư bài bản với:

- Nội dung bài giảng: Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục - đào tạo và HVN phối hợp biên soạn dựa trên thực trạng tham gia giao thông hằng ngày của trẻ nhỏ, lồng ghép các kiến thức về luật giao thông đường bộ hiện hành phù hợp với nhận thức của các bé.

- Hình thức thể hiện: sinh động, hấp dẫn thông qua bộ giáo cụ, các tập phim hoạt hình về ATGT, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, bộ truyện tranh và truyện tranh điện tử "Vui giao thông" ngộ nghĩnh, vui nhộn

- Phương pháp giảng dạy: trực quan, hấp dẫn thông qua các trò chơi, tổ chức các cuộc thi, thảo luận, trò chuyện, sân khấu hóa, đọc thơ, kể chuyện, ca nhạc, trải nghiệm thực tế...

Giáo cụ giảng dạy gần gũi, sinh động

Nhờ đó, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa "chơi mà học" các kiến thức về an toàn giao thông, thêm yêu thích và hào hứng đón chờ mỗi tiết học về an toàn giao thông. Đây chính là nền tảng để các bạn nhỏ từng bước ghi nhớ và hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cũng như tự bảo vệ mình trước những nguy cơ khi tham gia giao thông.

Các bé hào hứng với phương pháp giảng dạy an toàn giao thông qua hình thức phim hoạt hình vui nhộn, cuốn hút

Trong thời gian tới, chương trình với các nội dung và hình thức thu hút, mới mẻ sẽ được tiếp tục triển khai mở rộng trong các trường mầm non tại 43 tỉnh/ thành phố nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nhận thức về an toàn giao thông của trẻ em lứa tuổi từ 3-5.

"Tôi Yêu Việt Nam" khởi đầu là chương trình hướng dẫn về an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn do HVN phối hợp triển khai với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam. Chương trình được phát sóng trên truyền hình bắt đầu từ năm 2004.

Từ năm 2020, "Tôi Yêu Việt Nam" trở lại với phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông", tập trung vào lứa tuổi mầm non, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông.

Cùng với việc phát sóng trên truyền hình, HVN đã phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo triển khai thí điểm chương trình đào tạo trực tiếp tại 15 trường mầm non thuộc 5 tỉnh thành trong năm học 2020 - 2021.

Sau năm đầu tiên thực hiện, chương trình đã nhận được sự đánh giá cao của các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và xã hội với kết quả rất khả quan: 76% trẻ có nhận thức về an toàn giao thông và 93% trẻ yêu thích chương trình.

Tiếp nối thành công này, năm học 2021 - 2022, chương trình đã được triển khai mở rộng cho các em lứa tuổi mầm non tại 23 tỉnh/thành trên cả nước.

Thực hiên kế hoạch nhiêm vụ năm học của nhà trường, lớp chồi được phân công báo cáo Chuyên đề: “Tôi yêu Vệt Nam”

  • Trong năm học 2022-2023, lớp chồi có 26 trẻ/2 giáo viên .

Việc thực hiện Chương trình : “Tôi yêu Việt Nam”, lớp tôi đã thực hiện như sau: NỘI DUNG

  1. Nguyên tắc thực hiện tích hợp GDATGT cho trẻ MN Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông được lồng ghép tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục [giáo dục phát triển thể chất; giáo dục phát triển nhận thức; giáo dục phát triển ngôn ngữ; giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; giáo dục phát triển thẩm mỹ], được thực hiện trong các hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện. Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông được lồng ghép, tích hợp hợp lý, nhẹ nhàng, không áp đặt, khiên cưỡng trong các hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện. Đặc biệt, được tổ chức thông qua trò chơi, trải nghiệm, thực hành. Nguyên tắc 3: Nội dung giáo dục an toàn giao thông có thể được tích hợp trong cả một hoạt động hay một phần của hoạt động hoặc liên hệ thực tế đảm bảo phù hợp với khả năng của trẻ và phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc 4: Nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục trẻ về an toàn giao thông cần phù hợp với vùng miền, địa phương, thiết thực với cuộc sống của trẻ II. Nội dung giáo dục ATGT cho trẻ MG 4- 5 tuổi
  2. Làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc : Nhận biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hoả, máy bay… 2. Nắm tay người lớn khi đi qua đường : Trẻ em dưới 6 tuổi không được qua đường một mình, muốn qua đường phải được người lớn nắm tay dẫn dắt. 3. Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn : + Ngồi cho hai chân về hai bên, hai tay ôm người lái xe và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe đạp, điện hoặc xe máy. + Không được ngồi trên đầu xe hoặc giỏ xe ; + Không được đứng trên xe. Không ngồi ngược chiều của xe,...
  3. Các phương tiện giao thông + Kể tên, so sánh, phân loại một số phương tiện giao thông. + Biết một số dịch vụ GT như : nơi bán vé, bến ô tô, ga tàu, sân bay, ...
  4. Chơi ở nơi an toàn : Tránh nơi có nhiều người và xe cộ đi lại, chợ, trạm điện, nơi độc hại, nơi có vật liệu nổ, nơi dễ cháy nổ; ...
  5. Đi bộ an toàn:
  6. An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông 8 Làm quen với tín hiệu đèn giao thông [các tín hiệu và ý nghĩa]
  7. Những hậu quả khi không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông III.Phương pháp - Lồng ghép vào các hoạt động ở cơ sở GDMN: HĐ học tập, HĐ góc, HĐ ngoài trời - Sử dụng các trò chơi - Lồng ghép GD ATGT - Đưa vào các hoạt động có tính nghệ thuật: tạo hình, đọc thơ, kể các câu chuyện, ca hát, đóng kịch… - Sử dụng công nghệ: sử dụng các phần mềm, các bộ phim hoạt hình thiếu nhi về GD ATGT - Trải nghiệm thực tế đi tham quan Nhà truyền thống - Nguyên tắc chung sử khi sử dụng các phương pháp - Lấy trẻ làm trung tâm: Tổ chức các HĐ dựa trên nền tảng khả năng của trẻ. Trẻ được hoạt động, tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng - ND và các HĐ giáo dục gắn với những gì gần gũi diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, coi trọng những kinh nghiệm thực tế mà trẻ có được từ môi trường giao thông nơi trẻ sống - Thiết kế các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Trẻ có cơ hội để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ - Vận dụng các phương pháp tiên tiến. Ví dụ:
  • Cô cùng trẻ xây dựng bãi đỗ xe/thiết kế ô tô:
  • Vật liệu: bìa cát tông; khối gỗ, lõi ngô, băng keo, sáp màu….
  • Kiến thức, kỹ năng được hình thành ở trẻ dựa trên các HĐ thực hành tạo ra sản phẩm, có vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm.
  • Quá trình làm ra sản phẩm trẻ sẽ trả lời được câu hỏi:
  • Biển báo giao thông gì đây?
  • Con biết gì về bãi đỗ xe/ô tô?
  • Con kể lại quá trình xây dựng bãi đỗ xe/thiết kế ô tô?
  • Chuyện gì xảy ra nếu như bánh xe hình vuông?…..

IV .Hình thức

  • Trò chơi được tổ chức đa dạng trong hoạt động chơi ở các góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học…
  • Chơi cả lớp, chơi nhóm, chơi đôi, chơi cá nhân
  • Trò chơi chỉ sử dụng lời nói và cử chỉ; trò chơi có sử dụng lô tô, mô hình, tranh ảnh; trò chơi vận động; trò chơi trên phần mềm; ….
  • Lồng ghép vào các HĐ trong CĐSH
  • Nội dung giáo dục an toàn giao thông được tích hợp, lồng ghép trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non:
  • Trò chuyện buổi sáng: về tuyến đường trẻ đi học buổi sáng, những ấn tượng và cảm nhận của trẻ, an toàn khi tham gia giao thông…
  • Hoạt động học: Ngoài HĐ chuyên biệt [trong giờ khám phá KH, XH] lựa chọn nội dung để lồng ghép trong những HĐ học thích hợp
  • Chơi, hoạt động ở các góc: Trẻ tham gia các trò chơi/nhóm chơi có nội dung về an toàn giao thông; rèn các kỹ năng khi tham gia giao thông. Thực hiện các thao

tác [vẽ/dán/tô màu, xé dán…] về giao thông…

  • Chơi ngoài trời: Thực hành các tình huống tham gia giao thông. Chơi với các đồ chơi ngoài trời tự tạo về an toàn giao thông.

Chơi, hoạt động chiều: Trò chuyện, chơi trò chơi, làm các phương tiện GT…

  • Trả trẻ: Trao đổi với cha mẹ/người chăm sóc trẻ về những nội dung GD an toàn giao thông.
  • Trải nghiệm thực tế
  • Cho trẻ quan sát thực tế các công trình GT, Biển báo GT, Phương tiện GT, công việc của CSGT… qua video , đi tham quan...
  • Trẻ trải nghiệm thực hành các hành vi đúng khi tham gia GT:
  • Đi bộ trên vỉa hè, lề đường hoặc đi sát mép đường phía bên tay phải phải có người lớn dắt tay khi đi ngoài đường; sang đường ở những nơi có tín hiệu đèn GT; Quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của CSGT; đi bộ qua đường đúng nơi quy định [nơi có vạch kẻ đường, cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ

Mỗi ngày đi học và về nhà đều là những cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thực hành các hành vi an toàn khi tham gia GT vì vậy GV cần đề nghị PH cùng tham gia phối hợp GD ATGT cho trẻ

  • Sau trải nghiệm, tổ chức cho trẻ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó hình thành các kiến thức mới, kỹ năng mới và thái độ mới về an toàn giao thông
  • Đưa vào các hoạt động có tính nghệ thuật
  • Các hoạt động có tính nghệ thuật như ca hát, nhảy múa, đọc thơ, kể chuyện, tạo hình [vẽ, làm mô hình, nặn…], đóng kịch…có sức lan tỏa và dễ cuốn hút trẻ, khiến trẻ hứng thú tham gia

Tổ chức các buổi nói chuyện tổ chức các buổi nói chuyện về an toàn giao thông , kể theo hình vẽ...

  • Tham gia buổi vui chơi : Bé vui với an toàn giao thông .
  • Sử dụng công nghệ
  • Sử dụng các bộ phim hoạt hình GD ATGT 20 tập phim hoạt hình thuộc CT Tôi yêu Việt Nam Thông qua các vấn đề giao thông gần gũi với cuộc sống của trẻ em ở các vùng miền ở Việt Nam để giáo dục trẻ về ATGT

Chủ Đề