Đánh giá quá trình thu thập chứng cứ năm 2024

Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.

Tham dự buổi báo cáo có đồng chí Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Báo cáo viên tại chương trình; tập thể lãnh đạo, giảng viên Khoa Luật và đông đảo học viên các khóa học, hệ học thuộc Học viện.

.png) Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh báo cáo thực tế tại chương trình

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2021) đã quy định rất chi tiết, cụ thể trong việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự, trong đó quy định mới về thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra đánh giá, chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng... Điều này đã góp phần định hướng về mặt lý luận, tạo điều kiện cho quá trình tố tụng hình sự được diễn ra một cách có hiệu quả, toàn diện. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về vấn đề này ở Công an các đơn vị địa phương còn nhiều vướng mắc, hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

.png) Giảng viên và học viên Học viện tham gia buổi báo cáo thực tế

Bám sát nội dung đó, Báo cáo viên đã phổ biến một số nội dung xoay quanh các vấn đề như sau:

- Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn của Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;

- Đánh giá những tác động của pháp luật Tố tụng hình sự đến hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ qua đó rút ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng;

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm của địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự tại Bắc Ninh nói riêng.

.png) Các đại biểu, học viên chụp ảnh lưu niệm tại buổi báo cáo thực tế

Những nội dung này là nguồn kiến thức thực tiễn quý báu, giúp cán bộ, giảng viên và học viên Học viện so sánh, đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đồng thời trang bị cho mỗi học viên kỹ năng xử lý tình huống và bản lĩnh nghề nghiệp phục vụ quá trình công tác sau khi ra trường.

Thời đại công nghệ số đang ngày càng phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.Trong đó,sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm phát triển nhanh chóng nhiều loại tội phạm, đặc biệt loại tội phạm công nghệ cao. Loại tội phạm này đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, làm hạn chế hiệu quả công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đe dọa đến an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự thời gian qua đã cho thấy giá trị chứng minh chân thực, khách quan của loại chứng cứ là dữ liệu điện tử; góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giai đoạn hiện nay. Chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm, người phạm tội và dùng để xác định những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ các loại chứng cứ, trong đó chứng cứ là dữ liệu điện tử được chính thức ghi nhận trong hệ thống pháp luật với tư cách là một nguồn chứng cứ, được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ là dữ liệu điện tử phải có đầy đủ ba thuộc tính của chứng cứ nói chung là tính hợp pháp, tính xác thực (tính khách quan) và tính liên quan thì mới được sử dụng trong việc chứng minh tội phạm trong vụ án hình sự. Theo luật giao dịch điện tử năm 2015 thì: Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự; Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử; Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự; Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Như vậy, có thể hiểu chứng cứ là dữ liệu điện tử là những thông tin được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ án hình sự. Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định: “Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.Thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử trong vụ án hình sự là quá trình phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ dữ liệu điện tử do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hành bằng các phương pháp, biện pháp và phương tiện phù hợp với pháp luật không trái với pháp luật. Việc thu thập, bảo quản phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử thực hiện theo Điều 88, 89, 90, 107 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó, các phương tiện điện tử liên quan đến tội phạm phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ và niêm phong ngay sau khi thu giữ; trường hợp không thể thu giữ phương tiện điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng và phải lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án; cơ quan có thẩm quyền tố tụng và người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử.

Từ những quy định của pháp luật hiện tại về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong việc giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án hình sự tội phạm công nghệ cao; thông qua việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự có nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử chứng minh tội phạm, Kiểm sát viên chia sẻ một số kinh nghiệm phát hiện, thu thập, quản lý, sử dụng, đánh giá chứng cứ điện tử trong giải quyết một số vụ án hình sự trong thời gian vừa qua. Có thể nói, từ thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự có sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, nhận thấy: chứng cứ điện tử có những đặc điểm khác biệt so với chứng cứ thông thường như : Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, dễ bị ẩn hay biến mất, có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy và có tính nguyên bản. Việc thu thập, bảo quản, đánh giá dữ liệu điện tử là chứng cứ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng khó khăn và phức tạp hơn nên đòi hỏi các Kiểm sát viên phải có những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án công nghệ cao.

Thứ nhất, các Kiểm sát viên phải trang bị đầy đủ quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự phát hiện, thu thập, quản lý, sử dụng và đánh giá chứng cứ nói chung và chứng cứ là dữ liệu điện tử nói riêng quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính hợp pháp, tính khách quan và liên quan của chứng cứ điện tử khi sử dụng là chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội hoặc các tình tiết khác trong vụ án hình sự. Tất cả các dữ liệu điện tử được sử dụng là chứng cứ phải đảm bảo việc thu thập theo đúng trình tự của Bộ luật Tố tụng hình sự về chứng cứ, từ việc phát hiện, kiểm tra, niêm phong, mở niêm phong; việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích, giám định; việc chuyển hóa dữ liệu sang dạng đọc được, nhìn được, nghe được phải lập biên bản…. đảm bảo trước, trong và sau khi thu giữ vật chứng là dữ liệu điện tử không thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm thay đổi dữ liệu, là chứng cứ có thật, tồn tại khách quan, không bị làm sai lệch, biến dạng, sửa chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thứ hai, các Kiểm sát viên phải ngày càng hoàn thiện các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin, trong đó hiểu rõ các quy định, khái niệm, bản chất của các loại dữ liệu điện tử, dấu vết tội phạm để lại ở dữ liệu mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác đòi hỏi phải tiếp cận nguồn cơ sở dữ liệu đã được mã hóa, chặn thu dữ liệu trên đường truyền, giải mã dữ liệu đã mã hóa…, hiểu các thuật ngữ chuyên môn về công nghệ thông tin, biết cách thực hiện một số thao tác cơ bản về công nghệ thông tin như cách tạo tệp tin, gửi nhận tệp tin, hiểu biết về phần mềm, ứng dụng điện tử, thanh toán điệntử, sàn giao dịch điện tử, cổng thanh toán điện tử, quyền truy cập máy tính, đăng nhập trang mạng….. để có thể hiểu rõ và chính xác thủ đoạn phạm tội, phương thức phạm tội, hậu quả xảy ra…. Đặc biệt là trong những vụ án phức tạp, đối tượng phạm tội là người có trình độ chuyên môn cao về công nghệ thông tin, không chỉ thực hiện mà còn rất tinh vi trong việc xóa dấu vết và che giấu hành vi phạm tội cũng như chối tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Thứ ba, đối với Kiểm sát viên, cần phối hợp ngay với Cơ quan điều tra từ giai đoạn tin báo tố giác hoặc ngay từ khi Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm và thông báo tới Viện kiểm sát. Thực tiễn tại địa phương cho thấy, loại tội phạm công nghệ cao liên quan đến dữ liệu điện tử, chứng cứ điện tử thường tinh vi, phức tạp, khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ, dấu vết tội phạm và hành vi phạm tội ban đầu nên Cơ quan điều tra thường thông báo ngay tới Viện kiểm sát cùng cấp, đề nghị cử kiểm sát viên có kinh nghiệm về việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực công nghệ cao để phối hợp phân loại, đánh giá hoặc đưa ra các phương án để tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạmtội theo đúng trình tự của bộ luật tố tụng hình sự. Loại tội phạm này có sự khác biệt là trong quá trình trinh sát theo nguồn tin của người dân hoặc phát hiện có dấu hiệu tội phạm là phải tiến hành thu giữ, triệu tập để cách ly người thực hiện hành vi phạm tội với phương tiện điện tử họ sử dụng, dữ liệu điện tử họ tạo ra, sử dụng hoặc quản lý … để tránh việc tiêu hủy chứng cứ … nên cần thiết có sự phối hợp ngay của Kiểm sát viên để cùng điều tra viên trong việc thu giữ chứng cứ, khai thác nhanh lời khai đối tượng… đồng thời với việc lập biên bản, cho ký nhận xác nhận, cho thao tác lại ngay trên phương tiện điện tử thu giữ của đối tượng hoặc trên trang mạng…., kiểm tra phương tiện điện tử thu giữ hoặc các trang mạng, yêu cầu đăng nhập để thu thập dữ liệu… trường hợp cần thiết tiến hành ngay việc chụp ảnh, quay clip, ghi âm ghi hình lời khai… để làm căn cứ đánh giá hành vi phạm tội và áp dụng quy trình tố tụng đối với đối tượng cũng như tránh việc đối tượng phản cung sau này (kinh nghiệm cho thấy đối với loại tội phạm này, các đối tượng thường phản cung do các đối tượng có trình độ công nghệ cao, tin học giỏi, khi phạm tội đã đồng thời xóa ngay dấu vết hoặc có thủ đoạn xóa dấu vết gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử).

Thứ tư, trong quá trình thu thập chứng cứ, xét thấy có khó khăn trong việc thu thập, đánh giá do công nghệ thông tin, dữ liệu điện tử là một chuyên ngành riêng biệt thì Kiểm sát viên yêu cầu ngay Cơ quan điều tra phối hợp và yêu cầu sự hỗ trợ của đơn vị khác như Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao để trích xuất, chuyển hóa dữ liệu điện tử từ các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoai, các đơn vị cung cấp mạng máy tính, mạng viễn thông….hoặc trưng cầu cơ quan giám định cùng phối hợp thu giữ, niêm phong và giám định; hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan, sử dụng hoạt động tương trợ tư pháp trong việc phát hiện, xác minh, kiểm chứng nhanh thông tin các dữ liệu điện tử liên quan như thông tin đăng ký doanh nghiệp ở nước ngoài, các trang mạng, tên miền, địa chỉ IP, thông tin đăng ký các thuê bao điện thoại, tài khoản ngân hàng…. để chứng minh hành vi phạm tội.

Thứ năm, trong quá trình giải quyết các vụ án có sử dụng dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ trong việc chứng minh tội phạm và người phạm tội, bản thân Kiểm sát viên cần phải tự tìm hiểu, trang bị kiến thức về các chuyên môn khác nhau gắn với công nghệ thông tin để hiểu rõ, hiểu đúng về phương thức, thủ đoạn thực hiện của đối tượng, áp vào cấu thành cơ bản của từng tội danh cụ thể để đảm bảo việc bắt giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội, không oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Kiểm sát viên không thụ động chỉ nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ và thuận theo quan điểm của điều tra viên do không có các kiến thức chuyên môn khác để đánh giá. Ví dụ đối với loại tội phạm liên quan đến sàn ngoại hối (forex) thì phải trang bị kiến thức và hiểu rõ về sàn ngoại hối,phương thức hoạt động ở Việt nam và quốc tế, các cặp tiền tệ, cổng thanh toán điện tử, cổng ngân thanh toán ngân lượng, ví điện tử, tài khoản MT5, …. Đối với các vụ án xâm nhập mạng viễn thông… thì cần hiểu rõ trạm BTS là gì, phương thức hoạt động như thế nào, cách thức phát sóng, tần số, quyền quản lý của các đơn vị viễn thông….

Thứ sáu, trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án, nếu gặp những khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá chứng cứ là dữ liệu điện tử do ngoài các quy định tại các Điều 87, 88, 99, 107 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thu thập phương tiện, dữ liệu điện tử thì chưa có các quy định chặt chẽ về quy trình thu giữ và phục hồi đối với loại chứng cứ này nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu, giữ nguyên giá trị chứng cứ, quy định trách nhiệm của các cá nhân trong việc sử dụng, bảo quản loại chứng cứ đặc thù này; Kiểm sát viên cần có yêu cầu điều tra cụ thể, chi tiết, chính xác, kịp thời; cần thực hiện việc gắn công tố với điều tra, tham gia sâu vào các hoạt động điều tra để nắm rõ, nắm chắc các tình tiết vụ án trong từng giai đoạn điều tra, có kế hoạch kiểm sát tiến độ điều tra và yêu cầu điều tra viên thường xuyên trao đổi, chuyển tài liệu nghiêm túc theo quy định tại khoản 5 điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự để theo sát tiến độ điều tra để báo cáo kịp thời đến Lãnh đạo khó khăn, vướng mắc; ngoài ra có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tranh thủ ý kiến của Lãnh đạo và cấp trên để giải quyết khó khăn, vướng mắc; đồng thời nên ghi chép lại những kinh nghiệm thực tiễn đối với từng vụ án cụ thể để có những đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho đồng nghiệp để ngày một nâng cao hơn chất lượng giải quyết các vụ án liên quan đến chứng cứ điện tử trong đơn vị.

Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật dữ liệu điện tử, về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong tố tụng hình sự và thông qua việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự có sử dụng chứng cứ là dữ liệu điện tử, Kiểm sát viên nhận thấy: Việc phát hiện, thu thập, quản lý, sử dụng, đánh giá chứng cứ là dữ liệu điện tử trong giải quyết một vụ án hình sự đòi hỏi nhiều yếu tố, kỹ năng và cần có thời gian học hỏi, trau dồi kinh nghiệm; vì dữ liệu điện tử là một chuyên ngành chuyên biệt đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ để tiếp cận, đánh giá. Vì vậy, Kiểm sát viên cần thiết phải nắm vững các quy định pháp luật về dữ liệu điện tử, nắm vững quy định của bộ luật tố tụng hình sự về chứng cứ, quy trình thu thập chứng cứ nói chung và quy trình thu thập đối với dữ liệu điện tử nói riêng để đảm bảo việc sử dụng được dữ liệu điện tử đã thu thập là nguồn chứng cứ trong việc chứng minh tội phạm, người phạm tội…. Do xu hướng phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và loại tội phạm công nghệ cao ngày càng tăng, tinh vi và phức tạp, Kiểm sát viên cần thiết phải trang bị các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, về các kỹ thuật, kỹ năng, quy trình tiếp cận, thu giữ dữ liệu điện tử như truy nguyên nguồn gốc dữ liệu, phương pháp trích xuất dữ liệu, kỹ thuật điều tra email, điều tra tấn công mạng, kỹ thuật truy tìm và phân tích các tài liệu chứa trong các thiết bị số để tìm ra các bằng chứng số… để khi phối hợp với cơ quan điều tra hoặc kiểm sát việc phát hiện, thu thập, quản lý, sử dụng, đánh giá chứng cứ là dữ liệu điện tử của Điều tra viên và đánh giá chứng cứ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đưa chứng cứ điện tử ra xem xét tại phiên toà phải đảm bảo là nguồn chứng cứ, có đầy đủ các thuộc tính là tính hợp pháp, tính xác thực (tính khách quan) và tính liên quan, góp phần làm rõ sự thật vụ án và đảm bảo việc đấu tranh phòng, chống tội phạm bắt kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ theo hướng hiện đại./.