Đánh giá giám đốc học viện quốc phòng

Học viện Quốc phòng được thành lập ngày 21/2/1976. Học viện Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Học viện huấn luyện và đào tạo tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự đầu ngành của Quân đội nhân dân Việt Nam, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và Đoàn thể. Cùng đánh giá học viện Quốc phòng nhé. 

Nguồn: //vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_Qu%E1%BB%91c_ph%C3%B2ng_[Vi%E1%BB%87t_Nam]

Lịch sử phát triển của Học viện Quốc Phòng

Ngày 21/2/1976, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 38/QĐ-BQP thành lập Học viện Quân sự Cao cấp

Ngày 25/2/1976, Quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế Học viện Quân sự Cao cấp gồm 6 cơ quan và 16 khoa giảng viên với quân số 234 người. Đến ngày 25/6/1976, Trường có biên chế chính thức gồm Ban Giám đốc, 6 cơ quan, 16 khoa giảng viên, bổ sung các khung Học viên, tổng biên chế là 400 người. 

Ngày 3/1/1977, Học viện Quân sự Cao cấp đã tổ chức Lễ khai giảng khóa đầu tiên gồm 94 học viên. Đây là khóa học bổ túc cán bộ cao cấp toàn quân đầu tiên trong 10 tháng. 

Ngày 20/2/1979, Học viện tổ chức Lễ khai giảng khóa 2, có 121 học viên trong đó có 9 đồng chí là Thiếu tướng. 

Ngày 1/3/1983, Học viện khai giảng lớp Đào tạo Chỉ huy - Tham mưu chiến dịch chiến lược Khóa 5, thời gian 2 năm rưỡi. 

Ngày 15/5/1992, tổ chức Học viện cụ thể gồm: Ban Giám đốc, 5 phòng, 3 ban, 18 khoa, 3 hệ học viên, tổng quân số là 555 người. Ngày 20/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định về việc thành lập Học viện Quốc phòng dựa trên cơ sở Học viện Quân sự Cấp cao. 

Ngày 19/10/1999, Bộ Tổng Tham mưu ký quyết định về việc giải thể Khoa Phương pháp Tâm lý, Bộ môn Tâm lý thuộc Khoa Công tác đảng, Bộ môn Phương pháp thuộc Viện Khoa học, sáp nhập Khoa Chiến thuật vào Khoa Nghệ thuật chiến dịch thành Khoa Nghệ thuật chiến dịch, hợp nhất Khoa Phòng không và Khoa Không quân thành Khoa Phòng không - không quân, thành lập Khoa chỉ huy - Tham mưu và Khoa Tin học Ngoại ngữ

Ngày 18/7/2003, Tổng Tham mưu trưởng Phùng Thanh Quang ký Quyết định về tổ chức biên chế của Học viện Quốc Phòng. Như vậy, tổ chức Học viện bao gồm: Ban Giám đốc, 9 cơ quan trực thuộc, 10 khoa giảng viên, 4 hệ quản lý.

Như vậy, Học viện Quốc phòng đã có sự thay đổi lớn qua các thời kỳ, với tên gọi ban đầu là Học viện Quân sự Cao cấp [1976 - 1981], Học viện Quân sự cấp cao [1981 - 1994] và chính thức với tên gọi Học viện Quốc phòng từ tháng 12/1994 đến nay.

Nguồn: //www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/hoc-vien-quoc-phong-khai-giang-nam-hoc-2019-2020-591210

Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Quốc phòng

Trường Học viện Quốc phòng có các chức năng, nhiệm vụ chính là:

  • Đào tạo bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy, tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược quân sự, quân sự địa phương, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự, đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự theo quy chế văn bằng của Nhà nước. 

  • Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương. 

  • Nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự

  • Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự. 

Học viện Quốc phòng có tốt không?

Hầu hết các tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đều phải qua học viện này, Trường đã đào tạo và bồi dưỡng nhiều cán bộ cấp cao cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các giảng viên, Giám đốc, Chính ủy của Trường đều là các Trung tướng, Thượng tướng, Thiếu tướng, Các Phó Giáo sư, Giáo sư, Tiến sĩ có trình độ cao. 

Nguồn: //www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/hoc-vien-quoc-phong-be-giang-cac-lop-dao-tao-cao-cap-ngan-han-607922

Các khoa đào tạo của Học viện Quốc phòng

Khoa Lý luận Mác - Lenin, Khoa công tác Đảng Công tác Chính trị, Khoa Chiến lược, Khoa Chiến dịch, Khoa Chỉ huy Tham mưu, Khoa Quân chủng, Khoa Quân sự Địa phương, Khoa Binh chủng, Khoa Trinh sát, Khoa Hậu cần Kỹ thuật. 

Thành tựu của Học viện Quốc phòng

Học viện Quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu như:

  • Huân chương Quân công hạng Nhất

  • Huân chương Độc lập hạng Nhất  

  • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới

  • Huân chương Hồ Chí Minh

Nguồn: //www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-du-le-khai-giang-tai-hoc-vien-quoc-phong/525801.vnp

Đội ngũ giảng viên của Học viện Quốc phòng

Trường có đội ngũ giảng viên, Trưởng khoa là các tướng lĩnh nổi tiếng như:

Thiếu tướng Phạm Văn Hòe, nguyên Chủ nhiệm Khoa chiến dịch

Tiến sĩ, Thiếu tướng Hà Quốc Hưu, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch

Thiếu tướng Nguyễn Văn Hãnh, Cục trưởng Cục Huấn luyện - Đào tạo

Thiếu tướng Hoàng Quốc Trình, Chủ nhiệm Khoa Quân chủng

Thiếu tướng Đậu Văn Minh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nghệ thuật quân sự

Thiếu tướng Đinh Tích Quân, nguyên Chủ nhiệm Khoa Mác - Lênin

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng Phạm Thanh Sơn, nguyên Phó Trưởng khoa Chiến dịch

Tiến sĩ, Thiếu tướng Lương Xuân Lãm, nguyên chủ nhiệm Khoa Chiến dịch

Thiếu tướng Mạch Quang Lợi, nguyên Chủ nhiệm Chính trị.

Thiếu tướng Dũng Mã, nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện Đào tạo

Thiếu tướng Nguyễn Tức, nguyên Trưởng khoa Trinh sát quân sự nước ngoài. 

Địa chỉ Học viện Quốc phòng

Địa chỉ: 93 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 3756 1344

Chủ Đề