Sách Tiếng Việt lớp 4 trang 121

Soạn bài Luyện từ và câu: Câu cảm trang 120 – 121 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Câu cảm, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Câu cảm

I. Nhận xét

Giải câu 1 [Trang 120 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Những câu sau dùng để làm gì?

– Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!

– A! Con mèo này khôn thật!

Trả lời:

– Các câu đó dùng để bộc lộ cảm xúc.

Giải câu 2 [Trang 120 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Cuối các câu trên có dấu gì?

Trả lời:

Cuối câu có dấu chấm than.

Giải câu 3 [Trang 121 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Rút ra kết luận về câu cảm:

a] Câu cảm dùng để làm gì?

b] Trong câu cảm, thường có những từ ngữ nào?

Trả lời:

a] Câu cảm dùng để biểu lộ cảm xúc vui buồn giận ghét… của người nói đối với một sự vật, sự việc nào đó.

b] Trong câu cảm, thường có các từ ngữ nào?

Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,…

II. Ghi nhớ

1. Câu cảm [câu cảm thán] là câu dùng để bộc lộ cảm xúc [vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…] của người nói.

2. Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật,… Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than [!].

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập [Trang 121 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:

a] Con mèo này bắt chuột giỏi.

b] Trời rét.

c] Bạn Ngân chăm chỉ.

d] Bạn Giang học giỏi.

Mẫu và ví dụ: – A, con mèo này bắt chuột giỏi quá!

Trả lời:

Dựa vào phần ghi nhớ ở bài học và mẫu gợi ý, em chuyển các câu đã cho thành câu cảm như sau:

a] – Con mèo này bắt chuột giỏi quá!

– Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!

b] – Chà trời rét thật! – Ôi, trời rét quá!

c] – Bạn Ngân chăm chỉ quá! – Bạn Ngân chăm chỉ thật!

d] – Chà, bạn Giang học giỏi thật!

Giải câu 2 – Luyện tập [Trang 121 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Đặt câu cảm cho các tình huống sau:

a] Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mỗi một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b] Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

Trả lời:

Em đặt như sau:

a] – Cậu thật là tuyệt!

– Cậu giỏi quá!

– Trời, cậu siêu thật!

b] – Trời, mình không ngờ cậu còn nhớ đến với mình trong ngày hôm nay!

– Trời, quý hóa quá!

Cậu đế ý với mình thế này, thật là quý!

Giải câu 3 – Luyện tập [Trang 121 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

a] Ôi, bạn Nam đến kìa!

b] Ồ, bạn Nam thông minh quá!

c] Trời, thật là kinh khủng!

Trả lời:

Những câu trên bộc lộ những cảm xúc!

a] Mừng rỡ, cảm động

b] Thán phục

c] Kinh khiếp, ghê sợ.

[BAIVIET.COM]

Page 2

Soạn bài Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn trang 122 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn

Giải câu 1 [Trang 122 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo: “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây:

Địa chỉ…   Họ và tên chủ hộ…
Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số… phường, xã… quận, huyện… Thành phố, tỉnh…

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

Họ và tên: … 2. Sinh ngày: … 3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: … 4. CMND số: … 5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày… đến ngày… 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu: … 7. Lí do: … 8. Quan hệ với chủ hộ: … 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: …

10. Ngày… tháng… năm…

Cán bộ đăng kí                      Chủ hộ
[Kí, ghi rõ họ tên]        [Hoặc người trình báo]

Trả lời:

Điền vào phiếu khai báo tạm trú

Địa chỉ 5 Nguyễn Huệ, Phường 1

TP. Mỹ Tho, Tiền Giang

Họ tên chủ hộ

Nguyễn Văn Ân

Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng: số 2, phường 1, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ TẠM VẮNG

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Ba

2. Sinh ngày: 11-5-1952

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: cán bộ hưu trí

4. CMND số HN38473345

5. Tạm trú tạm vắng từ ngày 4-5-… đến ngày 10-5-…

6. Ở đâu đến: Ở Hà Nội đến

7. Lí do: Thăm người nhà

8. Quan hệ với chủ hộ: em gái

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: Hoàng Văn Tú, 14 tuổi.

10. Ngày 4-5-…

Cán bộ đăng kí

Chủ hộ [Hoặc người, trình báo]

Nguyễn Văn Ân

Giải câu 2 [Trang 122 SGK tiếng việt 4 tập 2]

Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: “Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?” Em trả lời mẹ thế nào?

Trả lời:

Em trả lời mẹ: Phải khai báo tạm trú tạm vắng để cơ quan công an nắm được tình hình dân cư ở địa phương, nhờ đó mà giữ gìn an ninh trật tự tốt cho khu vực.

[BAIVIET.COM]

Đề bài

Đề bài [viết]: Tả một đồ chơi mà em thích.

[Đọc bốn gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập một, trang 162]

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài viết thành từng đoạn chú ý mỗi đoạn phải có câu mở đoạn.

- Kết bài viết theo kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

Lời giải chi tiết

             Năm học vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Để khuyến khích em, ba em đã mua tặng em một chú gấu bông rất dễ thương.

             Em yêu gấu bông lắm. Em đặt tên cho chú là Mi-lu. Mi-lu có lông màu vàng ươm, mượt mà rất đẹp. Chú mặc một bộ quần áo yếm màu xanh non rất đáng yêu. Hai mắt của chú đen láy và sáng như hai hòn bi, trông cứ như mắt thật. Chú có một chiếc mũi màu nâu, nhỏ xinh như một chiếc cúc áo gắn trên chiếc mõm dài ngộ nghĩnh. Mi-lu lúc nào cũng vui vẻ toét miệng cười - cái miệng rộng trông thật tham ăn! Hai tay tròn lẳn cầm một bình sữa ở trước ngực rất đáng yêu. Đặc biệt Mi-lu có hai hàng lông mày nhỏ xíu và đen bóng làm gương mặt trông rất tinh nghịch. Hai cái tai tròn xoe vểnh ra như đang nghe em nói chuyện.

             Em rất yêu Mi-lu. Mỗi lần đi ngủ em đều cho chú ngủ cùng, đôi khi em còn trò chuyện với Mi-lu nữa. Em giữ gìn chú rất cẩn thận vì đó là vật kỉ niệm mà ba đã tặng cho em.

Video liên quan

Chủ Đề