Đánh giá bmi

– Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.

  • Đánh giá bmi
    Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á, BMI của người Việt Nam từ 18,5 – 22,9.

Cách 2: Tính cân nặng dựa vào chiều cao.

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10. [(VD: cao 1m6, cách tính 60 x 9/10= 54kg (mức cân đối)]
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm). (VD: cao 1m6 cân tối đa 60kg)
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10. (VD: 1m60, cách tính 60×8/10 = 48kg)

\=>Như vậy dựa vào số lẻ chiều cao, có thể nhận định ngay mức cân nặng tối đa cho phép. Nếu vượt qua mức cân nặng tối đa tức là bị thừa cân.

Cách 3: Tính tỷ lệ vòng eo/mông (Waist Hip Ratio = WHR): đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Dựa vào phân bố mỡ trên cơ thể, chia ra:

Cách đo: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông.

Chỉ số WHR ở nam giới < 0,95, còn nữ < 0,85. Chỉ số WHR phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể. Nếu mỡ ở vùng bụng và eo nhiều cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu,…

Dựa vào phân bố mỡ trên cơ thể, chia ra:

  • Béo phì: Mỡ phân bố đều toàn thân.
  • Béo phì “trung tâm” hay béo phì “phần trên”: Mỡ tập trung nhiều vùng bụng và eo: có dạng “quả trứn
  • Béo phì dạng “quả lê” hay còn gọi là béo phì “phần thấp”: Mỡ tập trung nhiều ở vùng quanh mông, đùi và háng, người béo phì kiểu này ít nguy cơ bệnh tật hơn so với kiểu béo phì trung tâm.

– Nên thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng, để có các biện pháp điều chỉnh hợp lý như thay đổi chế độ ăn và tăng cường tập thể dục sẽ giúp có thân hình cân đối, khỏe mạnh.

Béo phì khiến bạn tự ti về ngoại hình cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Hiện nay để đánh giá được tình trạng một người có đang béo phì hay sẽ có rất nhiều phương pháp khác nhau như đo mở bên dưới da, tính tỉ trọng cơ thể. Tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất được WHO khuyến cáo chính là căn cứ theo chỉ số BMI. Vậy chỉ số BMI châu Á cụ thể như thế nào, cách đặt được BMI chuẩn ra sao? Hãy cùng AiHealth tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về BMI châu Á

BMI chính là viết tắt của cụm từ Body Mass Index, được hiểu là chỉ số cân nặng và chiều cao, hay chỉ số khối lượng cơ thể, chỉ số thể trọng. Nó hay được áp dụng để xác định tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân của cơ thể. BMI chuẩn tính dựa vào cân nặng và chiều cao, áp dụng cho cả nam và nữ trường thành, không áp dụng cho phụ nữ có thai, người già, vận động viên tập luyện thể thao. Theo đó mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ quy định BMI tiêu chuẩn riêng.

Đánh giá bmi

Chỉ số BMI giúp nhận định mức độ béo gầy

Công thức tính BMI dựa theo chiều cao và cân nặng nam giới sẽ xác định như sau:

BMI = Trọng lượng cơ thể /(chiều cao)²

Đáng chú ý, bạn có thể theo dõi bảng chỉ số BMI trong bảng dưới đây theo đánh giá tiêu chuẩn của WHO – Tổ chức y tế thế giới và IDI & WPRO dành riêng cho người châu Á.

Phân loại WHO BMI (Kg/m²) IDI & WPRO BMI (Kg/m²) Cân nặng thấp/gầy Dưới 18.5 Dưới 18.5 Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9 Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9 Béo phì độ II 35 – 39.9 30 Béo phì độ III 40 40

Căn cứ theo thang phân loại IDI & WPRO dành riêng cho người châu Á thì chỉ số BMI lý tưởng nhất cho người Việt Nam chính là từ 18.5 – 22.9. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể tính nhẩm cân nặng và chiều cao của mình theo cách sau:

+ Cân nặng lý tưởng = Số lẻ chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia cho 10

+ Mức cân tối đa = Bằng số lẻ chiều cao (tính bằng cm)

+ Mức cân tối thiểu = Số lẻ chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia cho 10

Qua đó chỉ cần dựa vào số lẻ của chiều cao là bạn có thể dễ dàng đánh giá được ngay mức cân nặng tối đa dành cho mình. Nếu như chúng vượt qua mức tối đa thì chắc chắn bạn đang bị thừa cân rồi đấy.

Hiện nay, đa số các quốc gia ở trên thế giới đều phải đối mặt với một thực trạng báo động chính là tỷ số người bị béo phì tăng nhanh, trong đó có cả người Việt Nam. Chính vì thế để có được một chỉ số cơ thể cân đối nhất thì bạn cần thực hiện một số cách sau đây:

Đánh giá bmi

Hướng dẫn cách đạt được BMI chuẩn

Đối với trẻ em

Thường thì chiều cao của trẻ sẽ được tăng trưởng nhiều nhất trong những năm đầu đời cùng giai đoạn dậy thì. Theo đó, khi đã qua giai đoạn dậy thì, mức chiều cao của trẻ thường tăng chậm và dừng tăng trưởng tại độ tuổi từ 22 – 25. Do vậy cha mẹ cần nắm bắt được để giúp cho con yêu của mình đạt được mức chiều cao chuẩn giai đoạn vàng này bằng cách:

– Cho trẻ rèn luyện thể dục thể thao, tập thể dục ngoài trời như bóng rổ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, cầu lông, đá bóng, bóng chuyền,… Song song với đó cho con tắm nắng 20 – 40 phút mỗi ngày để hấp thu canxi và tổng hợp vitamin D.

– Tạo thói quen ngủ 8h mỗi ngày và lên giường trước 22h đêm cộng với đó là dành ít phút để nghỉ trưa.

– Xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong khẩu phần ăn cần đủ 04 nhóm thực phẩm gồm đạm 10 – 15% tổng năng lượng, tinh bột 60 – 65% tổng năng lượng, chất béo 10% tổng năng lượng, khoáng chất và vitamin.

– Phụ huynh cũng cần bổ sung thêm cho con thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa hay chế phẩm từ sữa, hải sản, bánh mì, ngũ cốc, đậu nành,…

– Theo dõi chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ định kỳ. Nếu phát hiện chúng đang ở ngưỡng bị béo phì hoặc còi xương thì cần đi thăm khám để xác định nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp. Hoặc có thể đăng ký lịch khám, theo dõi sức khỏe, cân nặng của trẻ tại nhà với bác sĩ thông qua nền tảng AiHealth chỉ với một vài bước đơn giản.

Link tải và cài đặt ứng dụng: Tại Đây

Đánh giá bmi

Chú ý để chiều cao, cân nặng của trẻ để phát triển tốt hơn

Đối với người lớn

Sau tuổi 25 thì cơ thể sẽ không phát triển được chiều cao nữa nên bạn chỉ có thể cải thiện được số cân nặng sao cho phù hợp nhất và cân bằng cùng với chiều cao mà thôi. Để giữ được cho mình một vóc dáng chuẩn thì bạn cần:

– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, ăn thực phẩm giàu photpho, canxi, collagen để tăng cường cho hệ xương cũng như phát triển chiều cao,…

– Có thời gian ngủ nghỉ hợp lý, không nên thức quá khuya, tốt nhất đi ngủ trước 23h

– Vận động, tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú trọng đến những hoạt động thể thao ngoài trời để vừa hấp thu vitamin D tự nhiên và vừa rèn luyện cơ thể được dẻo dai.

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều collagen, canxi cùng các chất dinh dưỡng khác cho hệ xương khớp dẻo dai. Đặc biệt là nên dùng những loại nước giàu chất khoáng, canxi để tăng mật độ cho xương.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về BMI châu Á cũng những cách giúp đạt được BMI chuẩn mà bác sĩ riêng cho gia đình muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết cung cấp đến bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất. Việc quá béo hay quá gầy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Vì vậy hãy theo dõi chiều cao, cân nặng của mình thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhé! Liên hệ tổng đài 1900 6487 để giải đáp những thông tin liên quan nhé.

Làm sao để biết chỉ số BMI của mình?

BMI = (cân nặng )/(chiều cao x 2) (Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg) Chỉ số BMI cho biết người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

chỉ số BMI bao nhiêu là tốt?

BMI dưới 18,5 là nhẹ cân, từ 23 – 24,9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì. Còn chỉ số BMI theo phân loại quốc tế (WHO) thì dưới 18,5 là nhẹ cân, 18,5-24,9 là bình thường, 25-29,9 là thừa cân và từ 30 trở lên là béo phì. Chỉ số trên đánh giá chính xác trọng lượng cơ thể ở gần hết người lớn trên 19 tuổi.

BMI trẻ em bao nhiêu là bình thường?

Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Xác định chiều cao và cân nặng dựa trên chỉ số BMI trẻ em.

Trẻ bao nhiêu tuổi tính BMI?

Khác với trẻ dưới 5 tuổi dùng chỉ số Zcore (theo bảng chuẩn tăng trưởng chiều cao – cân nặng của WHO), thì trẻ từ 5 -19 tuổi sẽ dùng chỉ số BMI để so sánh, đối chiếu mức độ tăng trưởng cân nặng và chiều cao của trẻ.