Đánh giá bài thơ từ ấy năm 2024

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thể hiện lẽ sống lớn, tư tưởng lớn, tình cảm CM của con người Việt Nam.

  • Bài thơ “Từ ấy” được in trong phần Máu lửu của tập thơ cùng tên Từ ấy , là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu. Bài thơ là tiếng reo vui của người thanh niên trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ lý tưởng Đảng và nhận thức mới của người thanh niên ấy khi đi với cách mạng. Tiếng reo vui của buổi đầu đi với cách mạng được Tố Hữu thể hiện một cách rất hình ảnh và sinh động.
  • Trích thơ

IIÂN BÀI

1ổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

  • Hai câu đầu của khổ 1 được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại 1 kỉ niệm không thể nào quên của cuộc đời mình:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim” “Từ ấy” là tháng 7/1938, mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời CM và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó, nhà thơ mới 18t, đang hoạt động rất tích cực trong đoàn thanh niên cộng sản Huế và được giác ngộ lý tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Du. Trước “Từ ấy”, TH đã từng bế tắc: “Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Bâng khuâng tìm kiếm lẽ yêu đời

Vẫng vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.”

[Nhớ đồng]

  • Sau “Từ ấy” là một chân trời tươi sáng, 1 niềm tin được mở ra. Những khoảnh khắc đó đã được diễn tả trong những hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, giàu giá trị thẫm mỹ “nắng hạ”, ‘Mặt trời chân lí”, “chói qua tim”. Lý tưởng cộng sản như 1 luồng sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn ánh sáng đó không phải là ánh sáng vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng chói chang, rực rỡ của 1 ngày nắng hạ.
  • Nguồn sáng ấy là Mặt trời “Mặt trời chân lý” – Một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Từ 1 hình ảnh thực. Nếu Mặt trời tự nhiên tỏa ra ánh sáng, hơi ấm và sự sống thì Đảng lại

là 1 nguồn ánh sáng kỳ diệu, tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành trong cuộc sống.

-> Hình ảnh “Mặt trời chân lý” là 1 sự sáng tạo mới mẻ và có chiều sâu của Tố Hữu trong thơ ca trữ tình Cách mạng Việt Nam lúc bấy h. Thời đấy thơ ca còn dùng những hình ảnh ước lệ “cửa độc lập”, “đèn tự do”, “hòn nấu nóng”,... thì Tố Hữu đã sử dụng 1 tiếng nói mới cho thơ ca. Từ những hình ảnh thơ này là 1 đóng góp có ý nghĩa làm cho thở ca trữ tình Cách mạng có hình thức hiện đại và có hấp dẫn đến tất cả mọi người, đặc biệt là tuổi trẻ - có ý nghĩa lớn lao, vĩ đại của lý tưởng Cách mạng đối với ông và đó còn là sự thành kính, tri ân của Tố Hữu dành cho Đảng – Lý tưởng Cách mạng như 1 tia nắng ấm, như 1 Mặt trời chói lọi, như 1 kim chỉ đường lối đúng đắn, dẫn dắt, soi đường cho nhà thơ.

  • Cụm từ “chói qua tim” là ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh qua tâm hồn, qua tình cảm đã lay động đến phần sâu xa nhất trong trái tim của con người, tác động đến trái tim của nhà thơ. Điều ấy, cho thấy lý tưởng cộng sản là 1 lý tưởng nhân văn, Tố Hữu cũng là 1 thanh niên tiểu tư sản khi sáng tác bài thơ này và cũng là lúc Tố Hữu mới được giác ngộ Cách mạng, chưa có điều kiện tham nhập vào đời sống nhân dân lao khổ. Khi được giác ngộ Cách mạng, nhà thơ nhận thấy lẽ sống mới chính là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi và cái ta chung của mn.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”

  • Hai câu thơ sau miêu tả niềm vui sướng hạnh phúc, được bộc lộ bằng các hình ảnh thiên nhiên sống động, khi Tố Hữu dùng lối so sánh trừu tượng“hồn tôi” và “vườn hoa lá”, đó là một tâm hồn căng tràn nhựa sống như vườn hoa đầy màu sắc, rộn âm thanh.
  • Nếu như trước khi bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ, tâm hồn Tố Hữu được ví như một khu vườn khô cằn, tăm tối, thì sau mốc thời gian “từ ấy”, khu vườn đã trở nên tràn đầy sinh khí đến từ nguồn sáng dồi dào của nắng hạ. Tâm hồn người chiến càng trở nên phong phú, rực rỡ và nhiều sắc màu.
  • Không chỉ thế niềm vui sướng hân hoan ấy còn được thể hiện tiếp ở câu thơ nối dòng bên dưới “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”, có nghĩa rằng niềm hạnh phúc của Tố Hữu không chỉ dừng ở việc tràn đầy sức sống, sinh lực dồi dào, mà nó còn là sự rộn rã, reo vui đến từ sâu trong tâm hồn, tất cả đều ở mức cực đại, chín muồi. Niềm hạnh phúc không chỉ âm thầm, mà nó còn được bộc lộ bằng những xúc cảm của thính giác và vị giác, phong phú, độc đáo và lãng mạn kiểu Pháp.

2ổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi”

  • Hai dòng thơ đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.
  • Ấy là ước mơ cũng đồng thời là lý tưởng cách mạng vĩ đại của người chiến sĩ trẻ, vừa mới bắt đầu một chặng đường giải phóng dân tộc đầy gian lao.

*Đánh giá chung

  • Nghệ thuật: Bằng thể thơ bảy chữ, giọng điệu vừa tự hào vừa tha thiết, sục sôi,so sánh,liệt kê, kết hợp với những hình ảnh ẩn dụ.
  • Nội dung: lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng.

IIIẾT BÀI

-Từ ấy là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc.

-Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu.

Chủ Đề