Đàn piano để luyện tập

Đây là điều quan trọng mà người học piano cơ bản cần phải nắm kĩ và ghi nhớ. Hợp âm được tạo thành bởi ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc, thông thường một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm được dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm, các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm. Để học hợp âm piano thì bạn bắt buộc phải nắm được vững về các hợp âm cơ bản nhất bao gồm:

Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa):

  • C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
  • D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
  • E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
  • F (fa trưởng): Fa – La – Đô
  • G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
  • A (la trưởng): La – Đô# – Mi
  • B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau):

  • Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
  • Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
  • Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
  • Fm (fa thứ): Fa – La (b) – Đô
  • Gm (sol thứ): Sol – Si (b) – Rê
  • Am (la thứ): La – Đô – Mi
  • Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

Việc tự học sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn ghi nhớ tuần tự các bước trên đây. Tuy nhiên, trong quá trình học sẽ không tránh khỏi những thắc mắc, bạn nên trang bị sẵn những quyển giáo trình tự học piano cho mình hoặc những phần mềm học piano cơ bản. Sau khi đã quen được hợp âm, hãy bắt đầu tập đánh những bản nhạc piano dễ chơi, từ từ nâng cao và làm quen với những bài học khó hơn. 

Đàn piano để luyện tập

Việc tự học piano cơ bản và nghiên cứu giáo trình tại nhà là rất tốt nhưng điều này sẽ mất khá nhiều thời gian của bạn. Chưa kể đây còn là quá trình dài thử thách sự kiên nhẫn, chăm chỉ của người học. Nếu muốn rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả học tập, bạn có thể đăng ký học tại trường âm nhạc, song song với việc tự luyện tập tại nhà. Điều này giúp bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa học tập hiệu quả cao, vừa có thể nâng cao trình độ nhanh chóng qua các bài giảng nâng cao của giảng viên. 

Trường Âm nhạc Yamaha với cơ sở vật chất hiện đại cùng chương trình học chuẩn quốc tế sẽ đảm bảo được các tiêu chí trên cho bạn. Hãy đến và đăng ký ngay vào các lớp của trường và tận hưởng không gian giáo dục âm nhạc chất lượng cùng chương trình khuyến mãi định kỳ hấp dẫn như:

là việc không thể thiếu nếu bạn muốn thành tài. Vì thế, hôm nay, Piano Đức Trí sẽ hướng dẫn các bạn bài tập luyện ngón piano dễ học nhất. 

Vì sao cần luyện ngón piano?

Đàn piano để luyện tập
Nếu bạn muốn chơi piano thành thạo thì trước hết bạn phải chú ý thường xuyên tập luyện ngón piano.

Có phải bạn vẫn thấy có người đánh đàn nghe rất hay và âm thanh đều? Chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn, để làm được như vậy họ cần phải luyện ngón piano thật nhiều.

Dù rằng những người mới bắt đầu học piano đều phải có bỏ một khoảng thời gian để luyện ngón. Nhưng để đạt được trình độ đánh nhanh, đánh chuẩn thì việc uyện ngón sẽ giúp cho việc chơi đàn đạt hiệu quả tốt hơn.

Đặc biệt đối với những bản nhạc piano cổ điển thường có kết cấu phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật đánh đàn điêu luyện hơn thì việc luyện ngón thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục dòng nhạc này.

Tuy nhiên học đàn piano thành thạo không thể trong ngày một ngày hai mà cần một quá trình lâu dài. Vì thế, bạn đừng nên quá nôn nóng, thay vào đó hãy tập luyện từ những bài luyện ngón cơ bản nhất. 

Xem thêm: đàn piano kawai

Luyện ngón piano cần những yếu tố nào?

Như đã nêu ở trên, luyện ngón piano là việc rất quan trọng để tăng hiệu quả chơi đàn cho người học. Từ luyện ngón piano thì bạn mới có kỹ thuật ngón đàn piano tốt được. Bạn cần có 4 yếu tố như sau:

  • Nguồn năng lượng chơi đàn sẽ đến từ ngón tay, cụ thể là đốt ngón tay đầu chứ không phải ở cổ tay hoặc cánh tay.
  • Các ngón tay không nên duỗi thẳng, bằng phẳng hoặc mềm quá.
  • Cánh tay, khuỷu tay và vai của bạn cần được thư giãn.
  • Các ngón tay khi chơi sẽ hơi uốn cong ở đốt ngón tay đầu.

Hướng dẫn bài tập luyện ngón piano dễ học

Đàn piano để luyện tập
Bạn có thể tham khảo các bài tập luyện ngón piano để việc học được hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số bài luyện ngón piano đơn giản, dễ học, mời các bạn tham khảo:

– Bài 1

Thuộc 5 nốt nhạc từ C – G, đây là những nốt nhạc trên bàn phím piano. Chúng tương ứng với 5 ngón tay của bạn và cũng là các nốt (Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si với C – D – E – F – G A – B). Bạn cần luyện nhiều lần để thành thao các nốt này, nhưng hãy nhớ các ngón tay cần phân phối lực tương đương để khi chơi các nốt nhạc có độ lớn âm thanh như nhau.

– Bài 2

Bạn cần phải thật đúng tư thế khi luyện ngón. Đặc biệt không dùng một ngón tay để kéo từ phím này sang phím khác. Thay vào đó bạn hãy di chuyển chúng theo chuyển động thẳng của phím đàn một cách ổn định nhất.

– Bài 3

Tốt nhất, bạn nên tập đánh trước trên các phím piano gần kề nhau rồi chuyển sang nhanh dần. Tức là bạn cần đánh lần lượt từng tay từ nốt trắng này sang nốt trắng khác, từ nốt trắng đến nốt đen rồi đi lên rồi đi xuống theo từng tay. Đây cũng giống như một cách để khởi động làm nóng ngón tay trước khi bắt đầu chơi đàn. Ngoài ra, bạn cũng nên luyện các ngón tay theo một bản nhạc.

– Bài 4

Hãy bắt đầu với một bản nhạc đơn giản và luyện mỗi ngày với tốc độ nhanh dần đều, với từng tay rồi tới cả hai tay. Với cách này, bạn sẽ tự tạo cho bản thân một thói quen tốt để giúp tay mềm mại và điêu luyện hơn khi tập chơi đàn.

– Bài 5

Bên cạnh đó có một cách luyện ngón piano rất hiệu quả nữa là chạy scale (hay còn gọi là chạy hợp âm hai bàn tay nối tiếp nhau trên các quãng của đàn piano). Cụ thể hơn là khi bàn tay này vừa dứt đàn thì bàn tay kia nối tiếp luôn liền mạch. Ví dụ như: Tay trái bạn đã đánh C – E – G thì tay phải nối tiếp đánh C – E – G ở quãng trên nó, cứ như vậy hai tay nối nhau liên tiếp. Tất nhiên, khi bạn mới bắt đầu sẽ chỉ tập ở tốc độ chậm, nhưng nếu bạn chăm chỉ luyện tập mỗi ngày, tốc độ sẽ nhanh hơn trước rất nhiều.

– Bài 6

Với một người mới bắt đầu làm quen với piano thì tập chuyển hợp âm hai tay trên cùng một bài hát cũng là một cách rất hữu ích. Cách làm này sẽ giúp bạn quen với việc di chuyển và nhớ các vị trí của hợp âm trên đàn piano. Bạn cũng đừng quên tập từ chậm đến nhanh với cách làm này nhé và tập từng tay hoặc hai tay từ hợp âm này tới hợp âm kia. 

– Bài 7

Đàn piano để luyện tập
Hãy tập luyện từ từ rồi chuyển sang nhanh dần để việc luyện ngón piano được chính xác và thuần thục hơn.

Tập các quãng đầy đủ (1 hoặc 2 quãng tám) trong khi tạo sự chuẩn bị cho ngón tay cái trước khi nó bắt đầu chơi. Ví dụ như ở thang điểm C, sau khi bạn chơi D đầu tiên bởi ngón trỏ tay phải thì hãy chuẩn bị trước ngón cái để nó sẵn sàng trên hoặc gần nốt F. Nếu tập thường xuyên và đúng cách, bài tập này sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những va chạm khi chơi đàn, đồng thời giúp bạn chơi với tốc độ cao mà vẫn đảm bảo chính xác.

– Bài 8

Hãy thử cách chơi hai nốt nhạc trong cùng 1 lúc. Ví dụ như ngón tay cái phải và ngón giữa đánh đồng thời, còn những ngón khác dừng lại. Với cách chơi này, điều quan trọng là phải cố định các ngón khác không hề bị tác động gõ xuống phím theo phản xạ. Bởi đây là một lỗi sai rất dễ mắc phải mà nếu để lâu sẽ khiến chúng ta khó kiểm soát.

Xem thêm: đàn piano dương cầm

Những lưu ý khi luyện ngón piano

Chúng ta đều biết rằng chơi piano là một nghệ thuật. Và để chơi được tốt chúng ta cần luyện ngón thuần thục, nhưng để tránh tình trạng bị đau ở ngón tay khi chơi đàn thì chúng ta phải có kỹ thuật để khắc phục vấn đề này. Đó là những lưu ý như sau:

– Làm nóng ngón tay

Cho dù không phải là chơi piano mà trước khi thực hiện bất cứ hoạt động của cơ thể thì phần khởi động là rất quan trọng. Bởi cách làm này sẽ giúp cho máu trong cơ thể được lưu thông hoàn hảo, cũng như với piano thì nó cũng giúp cho 10 ngón tay không bị đau khi chơi. Nỗi đau còn có thể tăng gấp nhiều lần nếu như bạn bỏ qua bước khởi động từ đầu.

– Thả lỏng tay

Thực ra việc thả lỏng đôi tay, bạn sẽ cảm thấy không bị mỏi khi luyện tập, thay vì phải gồng mình sẽ khiến tốc độ chơi đàn bị chậm lại.

– Ngồi đúng tư thế

Hãy chắc chắn rằng mình đang ngồi ở tư thế thoải mái khi luyện ngón piano. Bởi việc ngồi không đúng tư thế có thể khiến cho lực ở cổ tay và bàn tay không chuẩn xác. Điều này dẫn tới việc luyện và chơi piano khó lòng hiệu quả. Chính vì thế trước khi chơi đàn, hãy chú ý đừng ngồi quá gần hoặc quá xa nhé.

– Bắt đầu chơi một cách từ tốn

Bạn cần bắt đầu chơi một cách thật chậm rãi, từ tốn và đừng vội vàng. Giả dụ như khi chơi âm giai, hãy chắc chắn rằng nhịp điệu vẫn được giữ ổn định và nên có 2 giây nghỉ giữa các nốt. Sau khi luyện thuần thục rồi thì giảm xuống còn 1 giây nghỉ giữa các nốt, sau đó chơi các nốt mà không cần quãng nghỉ. Với kỹ thuật này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thời gian hợp lý khi chơi đàn. Hơn nữa, khi bạn chú ý vào thời gian chơi, bạn sẽ có học được cách kiểm soát tốc độ chơi đàn của mình.

– Tăng giá trị nốt

Đàn piano để luyện tập
Đừng quên bỏ ra từ 20 phút mỗi ngày để thành thạo các phím đàn hơn nhé.

Nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu thuần thục hơn thì hãy nhân đôi các nốt và chơi lại từ đầu. Ví dụ như bạn đang chơi ở nốt C thì thay vì đánh C, D, E, F hãy chuyển sang cách chơi C – C, D – D, E – E, F – F. Sau một thời gian, khi bạn đã quá quen với phương pháp này, thì hãy nhân bốn giá trị của các nốt lên nhé. Tức là bạn hãy chơi chúng 4 lần trước khi chuyển sang các nốt tiếp theo. Cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát tone tốt hơn trước khi chuyển sang giai đoạn tập luyện mới đấy.

Xem thêm: đàn piano điện yamaha

– Luyện ngón piano mỗi ngày

Người xưa đã có câu “trăm hay không bằng tay quen”, bạn thấy đấy, mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để luyện ngón piano không chỉ giúp bạn thành thạo hơn với các phím đàn mà còn giúp bạn không bị cứng tay, uyển chuyển và kiểm soát tốt hơn đấy.

Khi mới bắt đầu bạn hãy tập luyện từ 20-30 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 20-60 phút. Bạn tuyệt đối không nên dồn việc luyện tập trong hàng tiếng đồng hồ vào 1-2 ngày mỗi tuần nhé.

– Tìm người học cùng

Dù bạn học bất cứ gì, khởi đầu bao giờ cũng rất dễ gây chán nản, bỏ cuộc, piano cũng như vậy. Do đó, bạn nên tìm một người học cùng để cùng chia sẻ và giúp nhau có động lực, niềm tin để học đánh đàn piano nhé.

Ngoài ra, bất cứ môn học nào cũng cần có sự kiên trì, nên dù gặp khó khăn hãy luôn đặt quyết tâm lên cao nhất, chúng tôi tin rằng ý chí sẽ giúp bạn thành công.

Xem thêm: Đàn Piano Cơ

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Piano Đức Trí hân hạnh là một trong những đơn vị phân phối đàn piano chính hãng tại Việt Nam. Tại showroom của chúng tôi, bạn sẽ tìm được các dòng đàn piano từ điện đến cơ, từ upright piano đến những cây grand piano và digital piano. 

Piano Đức Trí là đại lý chính hãng của các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới như Yamaha, Kawai, Meister, Laurie… Chúng tôi sẽ cung cấp tận tay quý khách hàng những cây đàn piano có chất lượng, độ bền tốt nhất với mức giá cạnh tranh nhất mà ít nhà cung cấp nào khác làm được.

Ngoài ra, Piano Đức Trí còn thường xuyên cập nhật các chương trình ưu đãi giảm giá hấp dẫn nhằm tạo cơ hội cho quý khách sở hữu cây đàn mà mình yêu thích. Đồng thời, với mỗi cây đàn mua tại showroom của chúng tôi, quý khách sẽ được bao trọn đầy đủ phụ kiện, cũng như được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. 

Đội ngũ kỹ thuật của Piano Đức Trí sẽ kiểm tra, vận chuyển, lắp đặt tận nhà và sẵn sàng bảo hành mỗi khi cần cho quý khách hàng. Vì vậy, đừng ngần ngại, hãy liên hệ qua Hotline: 090.991.6696 – 0908.91.9393 hoặc ghé ngay showroom của Piano Đức Trí tại: Showroom 1: 590/2 Phan Văn Trị, Phường 7, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh hoặc Showroom 2: 658/13 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh để lựa chọn cho mình cây đàn ưng ý nhất nhé.

Hy vọng, bài viết hướng dẫn bài tập luyện ngón piano dễ học nhất trên sẽ giúp cho những bạn yêu thích bộ môn này có được một kết quả tốt. Hãy tham khảo thêm những bài viết khác trên website của  Đàn Piano Đức Trí để nhận về những kiến thức hữu ích giúp tăng hiệu quả khi luyện chơi đàn nhé. Chúc các bạn thành công!