Đá gà bị bắt phạt bao nhiêu

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam và căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

- Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình.

- Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

- Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

- Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, người nhà của bạn đó có thể làm giấy đề nghị được bảo lĩnh cho bạn đó. Đơn bảo lĩnh cần đến cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án để được xem xét, giải quyết. Nếu hồ sơ vụ án đang do cơ quan điều tra thụ lý và trường hợp bạn đó có đủ điều kiện cho bảo lĩnh, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra là người có thẩm quyền ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh: thường là chuyển sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Cuộc thi chọi gà là một trong những trò chơi dân gian phổ biến của nước ta, đặc biệt là vào các dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên hiện nay, các cuộc thi chọi gà dân gian đã bị biến tướng, trở thành hình thức để cá cược nhằm mục đích kiếm tiền.

Theo quy định hiện hành, hành vi tổ chức chọi gà cá cược là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó, hành vi chọi gà ăn tiền được coi là hành vi đánh bạc trái phép và tùy theo mức độ vi phạm, quy mô cá cược mà người tổ chức và những người tham gia có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Căn cứ theo khoản 2, Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bao lực gia đình quy định như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:… [c] Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác”

Như vậy, hành vi chọi gà có cá cược tiền được coi là hành vi đánh bạc trái phép và có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, người tham gia có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có được.

Riêng đối với cá nhân tổ chức cuộc thi chọi gà có cá cược thì ngoài phải chịu mức phạt với vai trò người tham gia còn phải chịu thêm mức phạt hành chính với vai trò người tổ chức là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng [căn cứ theo điểm d, khoản 4 Điều 26 Nghị định này], bên cạnh đó người tổ chức còn có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung giống như những người tham gia, đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có được.

Đối với việc xử lý hình sự, căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: [a] Có tính chất chuyên nghiệp; [b] Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên. [c] Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; [d] Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Theo quy định trên thì mọi hình thức đánh bạc được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hơn 5. đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Mức xử phạt mà người tham gia phải chịu có thể là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng 07 năm tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Riêng đối với người tổ chức cuộc thi chọi gà có cá cược còn có thể bị truy tố về tội “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Chủ Đề