Dạ cho em hỏi có cách nào để tăng dung lượng phân vùng ổ cứng này lên ko ạ?

5. Như vậy thiết lập RAID 0 với 2 ổ cứng Samsung đã được tạo. Save lại và thoát BIOS.

Cài Windows 10 trên ổ RAID 0:

Bạn có thể cài Windows 10 từ đĩa DVD hoặc USB, nhanh nhất vẫn là USB. Công thức vẫn như cũ tức là bạn cần một bản cài đặt Windows 10 dạng ISO + một phần mềm tạo USB boot như Windows Download Tool hay Rufus và một chiếc USB dung lượng 4 GB trở lên.


Mình thường dùng Rufus để tạo USB boot UEFI cũng như chọn sẵn định dạng phân vùng GPT. Anh em có thể tải về tại đây là thiết lập như hình trên. Tải về Rufus tại đây.

Vào đây tải driver Intel Rapid Storage mới nhất, giải nén và copy thư mục driver vừa giải nén vào USB cài Windows luôn.


Cắm USB vào máy, khởi động vào màn hình boot manager > chọn USB boot và cài như bình thường. Trong trường hợp bạn không thể boot bằng USB, hãy vào lại BIOS > Boot > tắt Secure Boot.

Khi vào phần chọn ổ đĩa, phân vùng để cài đặt Windows thì bạn sẽ không thấy ổ RAID 0. Lúc này bạn nhấn vào nút Load driver > tìm đến thư mục driver Intel Rapid Storage trên USB boot Windows > driver phù hợp có tên Intel Chipset SATA RAID Controller [iaStorAC.inf] sẽ tự động được nhận diện và bạn chỉ việc nhấn Next để nạp driver.


Sau khi nạp xong, ổ RAID 0 sẽ xuất hiện, bạn tiến hành tạo phân vùng [nhấn vào nút New] và nhấn Next để cài đặt Windows.

Đầu tiên, bạn phải xác định được ổ C của máy là một phân vùng của một ổ cứng vật lý, hay là tất cả dung lượng của một ổ cứng vật lý. Nói cho dễ hiểu thì ví dụ, máy tính của bạn có một ổ cứng dung lượng 512GB, bạn chia làm hai ổ trong đó ổ C 200GB, ổ D 200GB thì tức là ổ C là một phân vùng. Còn nếu máy tính bạn có hai ổ cứng, ổ SSD 128GB để cài Windows, tức ổ C, còn HDD là ổ D để lưu trữ dữ liệu thì ổ C ở đây là toàn bộ một ổ cứng vật lý.

Trong trường hợp nếu ổ C của bạn là một phân vùng, bạn có thể chia thêm dung lượng từ phân vùng còn lại sang. Còn trong trường hợp ổ C của bạn là toàn bộ dung lượng của một ổ cứng vật lý thì chỉ còn cách thay ổ cứng dung lượng cao hơn mới tăng được dung lượng ổ C. Còn nếu không bạn buộc phải di chuyển bớt dữ liệu từ ổ C sang ổ D, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Cách chuyển dữ liệu từ ổ C sang ổ D trong Windows 10.

Nếu may mắn, ổ C của bạn là một phân vùng của một ổ cứng vật lý, các bước dưới đây sẽ giúp bạn tăng dung lượng ổ C trong Windows 10.

Xem thêm: 3 cách xem cấu hình máy Win 10 đơn giản và tiện lợi nhất

Cách tăng dung lượng ổ C trong Windows 10

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải chắc chắn ổ đĩa kế bên phải được làm trống. Như trên hình, ổ D cần được dọn dẹp dữ liệu trước khi gộp vào ổ C, nếu bạn không dọn dẹp, vẫn có thể thực hiện được nhưng mọi dữ liệu trong ổ D sẽ bị mất.

Bước 2: Sau khi dọn dẹp xong ổ đĩa bạn muốn gộp. Chúng ta sẽ mở trình quản lý ổ đĩa bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng Windows nằm ở góc màn hình. Sau đó chọn "Disk Management", trình quản lý ổ đĩa sẽ hiện ra như bên dưới.

Bước 3: Tại đây bạn sẽ thấy phân vùng ổ cứng C, D.

Bước 4: Để tiến hành gộp ổ D vào ổ C, bạn nhấp chuột phải vào ổ đĩa D và chọn "Delete Volume..." Trong trường hợp bạn chưa dọn dẹp dữ liệu bên trong vẫn có thể thực hiện bình thường, nhưng sẽ làm mất toàn bộ dữ liệu. 

Bước 5: Xác nhận để tiếp tục.

Bước 6: Sau khi xóa, ổ đĩa sẽ biến thành màu đen, không còn tên và hiển thị "Unallocated" như trên là bạn đã làm đúng.

Bước 7: Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành gộp phân vùng vừa xóa vào ổ C bằng cách nhấp chuột phải vào phân vùng ổ đĩa C, chọn "Extend Volume".

Bước 8: Chọn "Next"

Bước 9: Và chọn "Finish" để hoàn thành.

Bước 10: Như vậy là chúng ta đã hoàn thành việc tăng dung lượng ổ C trong Windows 10.

Ổ D đã biến mất, giờ đây chỉ còn ổ C với dung lượng lớn hơn

Chia sẻ một kinh nghiệm với các bạn. Nếu bạn có một ổ cứng di động dung lượng đủ lớn thì nên copy ổ D ra rồi thực hiện gộp ổ cứng. Còn nếu không có, mà may mắn dữ liệu trong ổ D chiếm dưới 50% dung lượng ổ D thì các bạn có thể làm như sau: Chia ổ D làm hai ổ bằng nhau, lúc này ổ mới tạo tạm gọi là ổ E là ổ trống không có dữ liệu.

Tuy nhiên ổ C và ổ E không nằm gần nhau nên không thực hiện gộp được, bạn làm thêm một bước là di chuyển toàn bộ dữ liệu ổ D sang ổ E. Sau đó chúng ta đã có một ổ D trống, nằm cạnh ổ C, mà không làm mất file, rồi tiến hành gộp ổ C và ổ D như các bước trên.

Xem thêm:

Mặc định khi mua Macbook bạn chỉ có 1 phân vùng ổ cứng việc chia ổ cứng ra nhiều phân vùng khác nhau giúp bạn có thể lưu trữ dữ liệu tối ưu nhất. Nếu bạn là người mới sử dụng macbook cũng nên làm quen với tiện ích chia ổ cứng, Format USB, xóa, gộp ổ cứng trên MacOS với Disk Utility.

Để chạy Disk Utility lên cách nhanh nhất mở tìm kiếm Spotlight search sử dụng tổ hợp phím command + space[thanh dài nhất ở bàn phím] gõ vào disk utility chạy nó lên.

Cách khác bạn có thể mở Launchpad

Gõ vào Disk Utility mở lên

Sau khi khởi chạy Disk Utility có giao diện như hình dưới.

Cách tạo một phân vùng ổ cứng mới trên Mac

Giao diện của Disk Utility về dung lượng ổ cứng của máy, tên các ổ cứng, ở bên cột tay trái Internal sẽ hiện thị tất cả các ổ cứng mà MacBook của bạn có.

Nếu bạn muốn thêm một phân vùng ổ cứng nữa hoặc xóa phân vùng ổ cứng đã tạo hãy vào Partition

Chọn vào dấu cộng “+” để thêm phân vùng ổ cứng mới.

Ở trên hình tròn chúng ta thấy phân vùng mới có màu xanh tên “Untitled” bạn có thể thay đổi tên, gõ vào dung lượng bạn muốn tạo sau đó nhấn Apply để tạo phân vùng ổ cứng mới.

Chọn Partition

Chọn tiếp Continue và đợi để máy tiến hành chia ổ cứng.

Xóa/gộp một phân vùng ổ cứng trên MacOS

Xóa gộp ổ cứng thì vô cùng đơn giản bạn chỉ việc mở Disk Utility lên sau đó vào Partition ở bước chia phân vùng ổ cứng rồi chọn phân vùng ổ cứng muốn xóa sau đó click chọn dấu trừ “-” thay vì dấu “+” để tạo.

  1. Chọn phần vùng ổ cứng muốn xóa
  2. Click vào dấu trừ để xóa phần vùng ổ cứng

Chọn Partition sau đó chọn tiếp Apply để tiến hành xóa

Như vậy là bạn đã hoàn thành việc tạo, xóa phân vùng trên Macbook.

Video liên quan

Chủ Đề