Cục trẻ em ở đâu

Trả lời PV sáng 19/1, ông Đặng Hoa Nam cho biết, sau khi tiếp nhận cuộc gọi của ông nội bé gái ở Thạch Thất, Hà Nội, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em [số 111] đã liên hệ, kết nối với các cơ quan như công an, bệnh viện, chính quyền địa phương, để cùng vào cuộc, làm rõ vụ việc và hỗ trợ nạn nhân.

Tuy nhiên, ông Nam lấy làm tiếc vì những thông tin phản ánh về trường hợp cháu bé này vẫn đến Tổng đài quá muộn. Qua xác minh ban đầu, các cơ quan chức năng cho biết, bé gái 3 tuổi đã vài lần đi viện với những dấu hiệu rất bất thường nhưng gia đình, người thân chưa thông báo đến công an, chính quyền cấp xã và Tổng đài 111 tại những thời điểm đó để có các biện pháp can thiệp sớm theo quy định pháp luật, trước khi cháu ở vào tình trạng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng, Cục Trẻ em, đơn vị quản lý Tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em [số 111].

Vấn đề ở đây vẫn là ý thức, trách nhiệm bảo vệ trẻ em của gia đình, người thân thích, hàng xóm, cộng đồng dân cư vì những vụ việc trẻ em bị tổn hại ngay trong gia đình luôn rất khó phát hiện để can thiệp kịp thời nếu không có sự lên tiếng, tố giác của thành viên gia đình, người dân xung quanh.

Vấn đề thứ hai, theo ông Nam, là trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí nguồn lực bảo vệ trẻ em. Muốn phòng ngừa xâm hại trẻ em không thể không có con người làm công tác bảo vệ trẻ em ở cấp xã, dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp và mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em ngày càng mở rộng, liên kết, phối hợp hiệu quả.

Theo ông Nam, trong quy định của luật Trẻ em, hệ thống bảo vệ trẻ em cần phải có ở cấp xã. Luật quy định, cấp xã phải bố trí được người làm công tác bảo vệ trẻ em, người đó phải có đủ năng lực, đủ thời gian và đặc biệt là kinh nghiệm làm công tác phòng ngừa bạo hành, xâm hại. Về lâu dài, đó phải là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Ngoài nhân lực, chính quyền địa phương cũng phải phân bổ ngân sách để cho hệ thống bảo vệ trẻ em và mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em hoạt động và hoạt động hiệu quả.

Ông Nam khẳng định, pháp luật, chính sách Nhà nước về bảo vệ trẻ em đến nay đã khá đồng bộ, trong đó có Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Trẻ em cũng ghi rõ trách nhiệm phòng ngừa, cách ly trẻ em khỏi gia đình và người chăm sóc khi có nguy cơ bị tổn hại. Hội nghị toàn quốc về bảo vệ trẻ em do Thủ tướng chủ trì mới đây, lãnh đạo Chính phủ đã có kết luận chỉ đạo về vấn đề này. Quốc hội cũng đã giám sát và có Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em. Thủ tướng nhiều lần ra Chỉ thị về công tác trẻ em, đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo an toàn, phòng chống xâm hại trẻ...

"Trách nhiệm của chính quyền địa phương, của chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã rất quan trọng và cũng đã được luật định. Vì sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của trẻ em, việc cấp kinh phí, bố trí nhân lực, dịch vụ để triển khai công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em là vấn đề rất cấp bách" - Cục trưởng Đặng Hoa Nam nói.

Cũng trao đổi với PV sáng 19/1, ông Đỗ Hữu Chức, ông nội của bé gái tại Thạch Thất xác nhận đã gọi điện cầu cứu khi biết tin cháu nghi bị đinh cắm vào đầu.

Ông Chức cho biết, ngay sau khi được người nhà báo tin cháu nội của ông là bé A.[3 tuổi] có nhiều dị vật trong hộp sọ, đang hôn mê tại bệnh viện, ông này đã gọi điện đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em [số 111] xin được trợ giúp.

Ông phản ánh, do bố mẹ cháu đã ly hôn, bé A. sống cùng mẹ nên khi cháu vào viện, gia đình cũng không được mẹ bé báo nên khi biết được sự việc, ông rất đau lòng.

"Sáng hôm qua, 18/1, tôi gọi đến Tổng đài 111, lúc ấy tôi nhớ là tầm 11 giờ trưa. Hiện tại gia đình rất rối bời. Sáng nay 19/1, bên xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất có yêu cầu tôi lên làm việc để thông tin thêm về vụ việc", ông Chức cho hay.

Ông Đỗ Hữu Chức, ông nội của cháu bé nghi bị đinh cắm vào đầu tại Thạch Thất [Hà Nội] Ảnh: M.N.

Cũng trao đổi với PV Dân trí, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền - bác dâu bên nội của bé A. cho biết, từ hôm qua đến nay, gia đình rất rối và lo rất nhiều việc, nhất là về tình huống xấu nhất lỡ có xảy ra.

"Ở thời điểm hiện tại, chưa có kết quả chính xác đâu là nguyên nhân cháu nội gia đình chúng tôi bị vậy. Gia đình vẫn đang đợi các cơ quan chức năng vào cuộc", chị Huyền nói thêm.

Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền kể, khi bố mẹ ly hôn, cháu A. về ở với mẹ được 6 tháng thì có 7 lần đi viện, lúc thì cháu bị mắc dị vật ở mũi, lúc nuốt phải đinh, lúc lại ngộ độc thuốc trừ sâu, đến ngày hôm nay thì được xác định bị 9 cái đinh cắm vào đầu.

Link gốc:

//dantri.com.vn/an-sinh/ong-noi-be-nghi-bi-ghim-dinh-goi-tong-dai-111-cuc-tre-em-len-tieng-20220119114034956.htm?

[PLO]- Ngoài đường dây nóng 111 là tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, người dân TP.HCM có thể gọi các số 113; 1900.54.55.59; 1800.90.69 để bảo vệ trẻ em khi cần thiết. 

 Video: 4 số điện thoại cần gọi khi biết trẻ em bị xâm hại

Vụ cháu bé 8 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM bị người phụ nữ sống chung nhà bạo hành, tử vong đã khiến dự luận phẫn nộ những ngày qua. Từ vụ việc đau lòng này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi nếu trẻ em hoặc hàng xóm phát hiện có trẻ bị bạo hành thì nên báo ở đâu và quy trình xử lý tin báo như thế nào?

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em

Trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục...thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thông báo ngay cho nơi tiếp nhận thông tin.

Hiện nay, ngoài đường dây nóng 111 tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em [do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý] thì người dân tại TP.HCM có thể gọi đến các số điện thoại từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em như sau:

Số 1900.54.55.59 - Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM [trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM].

Số 1800.90.69 - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.

Số 113 -  Cơ quan Công an.


Mọi người cầu nguyện cho cháu bé 8 tuổi [nạn nhân] vào đêm 27-12. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Quy trình xử lý tin báo trẻ bị bạo hành

Về quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, tin báo hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại Nghị định 56/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.

Tại điều 22, Nghị định 56 có quy định cụ thể về nhiệm vụ của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em [111]. Theo đó, tổng đài viên sẽ tiếp nhận thông tin và xử lý.

Nhằm hướng dẫn chi tiết về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn TP.HCM, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 2017/2020.

Cụ thể, Quyết định 2017/2020 nêu rõ quy trình tiếp nhận, phối hợp xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục gồm 3 bước:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

M

ọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo ngay [trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác] nơi tiếp nhận thông tin khi phát hiện hoặc có thông tin trẻ em bị xâm hại. Nơi tiếp nhận thông tin là một trong những cơ quan sau:

- UBND 

nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú;

- Công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc;

Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em: 111; 113; 1900.54.55.59; 1800.90.69;

- Cơ quan LĐ-TB&XH các cấp.

Tùy theo mức độ tổn hại của trẻ em các cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt.

Người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp [theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56].

Bước 2: Phối hợp xử lý thông tin

Nơi đã tiếp nhận thông tin chuyển ngay thông tin đến UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện các bước tiếp theo của Quy trình phối hợp.

Đối với trường hợp cơ quan Công an các cấp tiếp nhận nguồn tin về đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại thì kể từ khi bắt đầu giải quyết vụ việc phải thông tin ngay đến UBND cấp xã để kịp thời cử cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em. Đồng thời, trong quá trình xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án thì khi làm việc với trẻ em, Cơ quan điều tra phải đảm bảo có sự tham gia của người giám hộ của trẻ...

Bước 3: Báo cáo kết quả xử lý thông tin

Trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin vụ việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phải báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tính xác thực của thông tin cho Chủ tịch UBND và Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đồng thời báo cáo nhanh về Thường trực Ban Điều hành Bảo vệ chăm sóc trẻ em quận, huyện [Phòng  LĐ-TB&XH ] để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp theo quy định.

Bảo mật thông tin người báo tin, phản ánh

Có một số bạn đọc phản ánh đến PLO thắc mắc rằng việc phản ánh, cung cấp thông tin trẻ bị bạo hành có được bảo mật không?

Tại điều 24, Nghị định 56/2017 [quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em] về nguyên tắc bảo mật thông tin có quy định:

Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được bảo mật vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan.

Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.

Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo.

 

UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành

[PLO]- UBND TP.HCM chỉ đạo Công an TP khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan đến việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành, tử vong ở quận Bình Thạnh.

NGUYỄN HIỀN

Video liên quan

Chủ Đề