Cực tây việt nam ở đâu

Đã bao giờ bạn tự hỏi, các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Việt Nam nằm ở đâu không? Nếu đang thắc mắc thì mời bạn cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hoà

Cho đến nay, vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề Mũi Đôi [Khánh Hòa] hay Mũi Điện [Phú Yên] mới là điểm cực Đông của Việt Nam. Đã có rất nhiều nhóm du lịch đã tới đây và sử dụng những thiết bị định vị GPS để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Theo đa phần mọi người thừa nhận rằng Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.


Điểm cực Đông của Việt Nam.

  • Mũi Đôi - Điểm cực đông của tổ quốc Việt Nam [phần lục địa] - Thuộc tỉnh Khánh Hoà.
  • Toạ độ: 12°39'21"B 109°27'39"Đ.
  • Vị trí: Mũi Đôi tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa có tọa độ là 12°39'21" vĩ độ Bắc và 109°27'39" kinh độ Đông, là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam [Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa]. Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

Điểm cực Tây của Việt Nam nằm ở A Pa Chải thuộc tỉnh Điện Biên

Cửa khẩu A Pa Chải - Ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.


Điểm cực Tây của Việt Nam.

Các thành phố lân cận: Thành phố Lào Cai, Thành phố Ngọc Khê, Thành phố Hà Giang

  • Toạ độ: 22°25'49"N 102°11'3"E
  • Mốc Cực Tây Việt nam là cột mốc biên giới hình tam giác , có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt - Lào - Trung , do Trung quốc xây dựng. Cột mốc được đặt tại bản Tá miếu - xã Sín thầu - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên.

Điểm cực Nam của Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau


Điểm cực Nam của Việt Nam.

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.

Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' [hoặc 8°30'] độ vĩ Bắc, 104°40' [hoặc 104°50'] độ kinh Đông.

Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang


Điểm cực Bắc của Việt Nam.

Đỉnh Lũng Cú - Điểm cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam - Thuộc tỉnh Hà Giang - Vĩ độ: 23°22'59"B - Kinh độ: 105°20'20"Đ.

Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, tất cả ở độ cao trung bình 1.600-1.800 mét so với mặt biển. Ở những nơi này vào mùa đông thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩ vào bậc nhất đất nước.

  • Sông nào dài nhất Việt Nam?

Cập nhật: 09/04/2020 Theo khoahocvui

1. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở đâu?

  • A Pa Chải [huyện Mường Nhé, tỉnh Sơn La]
  • A Pa Chải [huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên]
  • A Pa Chải [huyện Mường Nhé, tỉnh Lào Cai]

A Pa Chải được biết đến là điểm cực Tây của Tổ quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Theo biển thông tin giới thiệu ở địa phương, tại A Pa Chải có cột mốc giao điểm đường biên giới của 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nằm trên đỉnh núi Khoan La San, cao hơn 1.860 m, tọa độ 22°24'02,295'' vĩ độ Bắc, 102º08'38,109​" kinh độ Đông, xây dựng năm 2005. Ảnh: Trang TTĐT Điểm cực Tây.

2. Tỉnh lỵ của Điện Biên hiện là thành phố nào?

  • TP Điện Biên Phủ
  • TP Điện Biên
  • TP Điện Biên Đông

TP Điện Biên Phủ hiện là tỉnh lỵ của Điện Biên. Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn có thị xã Mường Lay cùng 8 huyện: Điện Biên [trùng tên tỉnh], Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa và Tuần Giáo. Ảnh: Du Lịch Điện Biên.

3. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được khánh thành vào năm nào?

  • 1994
  • 2004
  • 2014

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là điểm đến hấp dẫn tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Năm 2014, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình bảo tàng giai đoạn I được khánh thành. Nơi đây tái hiện sinh động cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, điển hình là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: N.K.

4. Địa danh Mường Thanh ở Điện Biên có nghĩa là gì?

  • Hầm Vàng
  • Xứ Trời
  • Ngà Voi

Cánh đồng Mường Thanh là địa danh nổi tiếng ở Điện Biên. Mường Thanh cũng là một phường của TP Điện Biên Phủ hiện nay. Theo Cổng TTĐT TP Điện Biên Phủ, nơi đây vốn được gọi là Mường Thanh, xuất phát từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái, có nghĩa là "Xứ Trời". Còn tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841, nghĩa là miền biên cương vững chãi. Phủ Điện Biên thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó. Ảnh: Mạnh Thắng.

5. Điều nào sau đây là đúng về thị xã Mường Lay của tỉnh Điện Biên?

  • Thị xã có diện tích rộng nhất Việt Nam
  • Thị xã duy nhất ở Việt Nam không có phường
  • Thị xã có ít đơn vị hành chính cấp xã nhất Việt Nam

Thị xã Mường Lay nằm về phía bắc tỉnh Điện Biên, hiện là thị xã có ít đơn vị hành chính cấp xã nhất Việt Nam: chỉ có 2 phường Na Lay, Sông Đà và xã Lay Nưa. Theo trang TTĐT thị xã Mường Lay, trung tâm thị xã nằm trong thung lũng hẹp dài, ngã ba giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Ảnh: TX Mường Lay.

6. Điện Biên thường được mệnh danh là gì?

  • Xứ sở hoa ban
  • Xứ sở hoa hồng
  • Xứ sở hoa phượng

Điện Biên được mệnh danh là xứ sở của hoa ban. Loài hoa duyên dáng này gắn với huyền thoại tình yêu thủy chung của nàng Ban, thường được người Thái truyền kể. Mỗi độ xuân về, hoa ban lại bung nở, khoe sắc tinh khôi khắp miền Tây Bắc. Ảnh: Chuyên trang Lễ hội Hoa ban.

7. Con đèo nổi tiếng là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La?

  • Đèo Khánh An
  • Đèo Pha Đin
  • Đèo Tà Nung

Đèo Pha Đin nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo các tư liệu, tên gọi Pha Đin trong tiếng Thái nghĩa là Trời - Đất, ý chỉ đây là nơi đất trời gặp nhau. Người ta thường nhắc đến "tứ đại đỉnh đèo" ở vùng núi miền Bắc gồm: Ô Quy Hồ [nối 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu], Khau Phạ [Yên Bái], Mã Pí Lèng [Hà Giang] và Pha Đin. Ảnh: Tung Nguyen.

Cảnh đẹp 3 miền Việt Nam Clip mới do Tổng cục Du lịch thực hiện đem đến những góc nhìn thân quen về văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam dọc 3 miền.

Việt Nam hiện có bao nhiêu công viên địa chất toàn cầu?

Đây là những công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận, có di sản địa chất, văn hóa độc đáo, thu hút du khách khám phá.

08:25 6/7/2021

Video liên quan

Chủ Đề