Cửa tay áo sơ mi tiếng pháp gọi là gì

* Vì sao bộ Âu phục, có người gọi là com-lê, có người gọi là vét-tông? Trong các buổi lễ trang trọng, nhất là ở nước ngoài, tôi thấy rất nhiều người không cài hết cúc áo vét-tông, như thế có bất nhã không? [Trần Quang Thành, Hải Châu, Đà Nẵng].

- Com-lê là cách phiên âm của từ complet [tiếng Pháp]; tính từ có nghĩa là đầy đủ, trọn vẹn; danh từ có nghĩa là bộ com-lê.

Bộ com-lê là một bộ trang phục dành cho nam giới bao gồm áo khoác vét-tông [tiếng Pháp: veston] và quần cùng một màu, một loại vải. Khi mặc trọn bộ cả quần lẫn áo, người ta gọi là mặc com-lê, bên trong mặc áo sơ-mi cổ cứng, đeo cà-vạt [tiếng Pháp: cravate]. Khi chỉ mặc áo vest [cách gọi vắn tắt của veston] không thôi, mặc quần khác màu, khác loại vải, người ta gọi là mặc đờ-mi [demi, tiếng Pháp, nghĩa là một nửa].

Khi mặc Âu phục, có một quy ước bất thành văn, trong các dịp lễ hội người lịch thiệp mặc vét-tông nên cài nút áo và cài đúng cách khi đứng [hình]. Nếu áo chỉ có 1 nút, thì luôn luôn cài nút đó. Nếu áo có 2 nút, thì luôn luôn cài nút trên, còn nút dưới thì để tự do [tuyệt đối không cài nút này]. Nếu áo có 3 nút, thì luôn luôn cài nút giữa, còn nút trên thì không bắt buộc [tùy chọn, cài hay không cũng được], nhưng nút dưới thì tuyệt đối để tự do.

Riêng đối với áo hai hàng khuy thì các nút áo gần như luôn luôn được cài. Rất hiếm người khi mặc loại này mà cởi một chiếc nút nào đó.

Giải thích vì sao lại có cái “quy ước ngầm” này, có tài liệu cho rằng nó bắt nguồn từ việc ăn mặc của vua Edward VII [thế kỷ XIX] bên xứ Anh. Ông vua này có bụng to quá khổ [122cm] nên ông không thể cài nút dưới được vì rất khó ngồi. Sau này, các quan trong triều rồi ra đến thần dân ai cũng “ăn theo” cách ăn mặc của ông và đến bây giờ nó trở thành thông điệp ngầm chứng tỏ người đàn ông biết ăn mặc lịch thiệp, chỉn chu.

Một bộ com-lê bao gồm áo vest, áo sơ-mi, cà-vạt, quần, giày, thắt lưng, khăn và áo ghi-lê [nếu là mùa đông]. Sự kết hợp giữa các “thành viên” này sao cho trông thật lịch lãm và đẹp mắt là điều ít đấng mày râu để ý đến.

Khi bạn cởi áo vest thì chiếc áo sơ-mi và cà-vạt [bên trong] sẽ làm nổi bật bạn. Vì vậy, để áo sơ-mi và cà-vạt kết hợp với nhau sao cho thật ăn ý, bạn nên để ý: Màu áo sơ-mi phải sáng hơn màu cà-vạt; tỷ lệ kích thước giữa cà-vạt và cổ áo phải tương đương nhau. Chiều dài cổ tay áo sơ-mi nên dài và hở ra ngoài cổ tay áo vest từ 1cm - 1,3cm, như vậy nhìn sẽ hài hòa hơn. Hãy đảm bảo tất [vớ] của bạn đủ dài, để khi ngồi xuống chân của bạn không bị hở ra.

Đi cùng với chiếc áo vest vừa vặn, không thể thiếu chiếc quần và đôi giày lịch lãm. Giày và thắt lưng nên có màu giống nhau và sẽ tốt hơn nếu chúng có cùng một chất liệu.

Các nhà “sành mặc” khuyên không nên xỏ tay vào túi áo vest. Như vậy chiếc túi rất nhanh bị trễ miệng, có thể rách miệng nếu xỏ mạnh. Khi đó chiếc áo sẽ rất xấu. Nếu sợ bàn tay “thừa thãi” hãy xỏ vào túi quần. Áo vest nên chọn màu xám phù hợp hơn màu đen, trừ khi bạn tham dự những đám tang. Vì màu xám cho phép bạn kết hợp với nhiều màu khác hơn với bộ com-lê [quần, áo sơ-mi, cà-vạt].

Với phụ nữ, có một vài sự khác biệt và linh hoạt hơn trong cách ăn mặc theo Âu phục. Người phụ nữ được mặc váy kết hợp với áo vest, và không bao giờ đeo cà-vạt giống như nam giới, thay vào đó thì có thể thắt nơ.

Ông bà ta dạy “Học ăn học nói, học gói học mở”, giờ đây, để trở thành người lịch lãm trong quan hệ xã hội, còn phải biết “học mặc” nữa.

Áo sơ mi [bắt nguồn từ tiếng Pháp: chemise] là loại hàng may mặc bao bọc lấy thân mình và hai cánh tay của cơ thể. Ở thế kỷ 19, sơ mi là một loại áo lót bằng vải dệt mặc sát da thịt. Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước. Phiên bản dành cho nữ được gọi là sơ mi nữ [tiếng Pháp: chemisier]. Sơ mi được đặc trưng bởi loại vải dệt nên nó. Vải bông [cotton] là vật liệu được dùng nhiều nhất, ngoài ra còn có vải lanh, lụa và vật liệu thuần tổng hợp hay có pha lẫn sợi bông.

Những chiếc áo sơ mi đâu tiên

Sơ mi vẫn đóng vai trò là một món đồ lót của nam cho đến tận thế kỷ 20. Mặc dù “sơ mi” dành cho nữ có quan hệ gần gũi với áo cho nam nhưng áo của nam mới là loại áo biến đổi trở thành chiếc sơ mi hiện đại. Vào thời Trung Cổ, sơ mi là loại áo trơn, không nhuộm, mặc sát da thịt và dưới các lớp áo khác. Trong các tác phẩm hội họa thời kỳ này, người ta chỉ vẽ sơ mi lộ ra khi người mặc nó trong tác phẩm là những nhân vật hèn mọn như người chăn cừu, tù nhân và người biết sám hối. Trong thế kỷ 17, sơ mi nam được phép thể hiện trong hội họa, cũng giống như các tác phẩm gợi dục vẽ đồ lót ngày nay. Vào thế kỷ 18, thay vì mặc quần trong thì nam giới “dựa vào phần đuôi dài của sơ mi… để thay cho quần đùi”. Nhà sử học nghiên cứu về trang phục thế kỷ 18 là Joseph Strutt tin rằng đàn ông nào không mặc sơ mi khi đi ngủ là đàn ông không đứng đắn. Ngay cả đến tận năm 1879, việc mặc độc sơ mi trên người cũng còn được xem là không phù hợp.

Thời kì phát triển hoàng kim về may mặc.

Sau Chiến tranh Trăm Năm và nạn dịch hạch, các kỹ thuật dệt và nhuôm được người Flanders – thu lợi nhờ sự trung lập của họ trong cuộc chiến – phát triển, đáp ứng cho dân số đang tăng, điều kiện sống tốt lên và nhu cầu hàng xa xỉ của giới quý tộc. Vào thế kỷ 15, người ta bổ sung cổ áo và sơ mi bắt đầu trở thành loại trang phục của phái nam. Ở thế kỷ 16, sơ mi cho nam thường có họa tiết thêu trang trí và đôi khi có thêm diềm xếp nếp hay đăng ten ở cổ áo và cổ tay áo. Xuyên suốt thế kỷ 18, sơ mi có diềm xếp nếp dài ở cổ áo hoặc đăng ten trên cổ áo được xem là mốt thời thượng. Việc trang trí cổ áo cầu kỳ cũng là để tượng trưng cho địa vị xã hội của người mặc. Áo sơ mi nhuộm màu bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 19. Chúng được xem là loại áo thông thường và cho đến thế kỷ 20, áo này chỉ dành riêng cho tầng lớp công nhân ở địa vị thấp trong xã hội. Một quý ông “mặc sơ mi màu xanh da trời là điều không tưởng vào năm 1860, nhưng điều đó đã trở thành tiêu chuẩn ở năm 1920 và phổ biến ở hầu hết các sự kiện thông thường vào năm 1980.”

Những chiếc áo sơ mi hiện đại

Ngày nay, áo sơ mi không còn là đặc quyền thời trang dành riêng cho nam giới. Những biến thể trong thiết kế và phong cách là vô tận. Chiếc cổ áo cũng có nhiều thay đổi với những đường cắt và kích thước khác nhau tùy thuộc vào các xu hướng thời trang khác nhau. Các loại vải cũng đa dạng hơn.

Áo sơ mi còn gọi là gì?

Áo sơ mi là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Pháp là “chemise”, và còn được gọi với cái tên tiếng Anh là “shirt”.

Tại sao gọi là áo sơ mi?

Áo sơ-mi [bắt nguồn từ tiếng Pháp: chemise] là loại hàng may mặc bao bọc lấy thân mình và hai cánh tay của cơ thể. Ở thế kỷ 19, sơ mi là một loại áo lót bằng vải dệt mặc sát da thịt. Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước. Phiên bản dành cho nữ được gọi là sơ mi nữ [tiếng Pháp: chemisier].

Áo sơ mi có từ bao giờ?

Khoảng đầu thế kỉ 19, áo sơ mi được thiết kế tương đối đơn giản, nhưng đến giữa thế kỷ thứ 19, áo sơ mi đã bắt đầu được thiết kế theo hình dáng cơ thể, chiếc cổ áo cố định đã dần biến mất, đặc biệt người ta đã chú ý thiết kế ra những chiếc sơ mi với nhiều màu sắc khác nhau dành cho những hoạt động khác nhau như khi ...

Áo sơ mi có nguồn gốc từ đâu?

Vào thế kỷ 19, có một loại trang phục bọc lấy thân hình và bao lấy 2 cánh tay của cơ thể được người Anh và người Pháp gọi là Chemise [Pháp, Anh] và Shirts [Anh]. Nó là một chiếc áo lót bằng vải dệt và diện sát vào da thịt.

Chủ Đề