Công việc của giám đốc kinh doanh là gì năm 2024

Giám đốc kinh doanh [Chief Customer Officer – viết tắt là CCO] là một chức vụ quản lý cấp cao trong công ty chỉ đứng sau giám đốc điều hành [CEO]. Công việc của CEO là điều phối các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp từ khâu quản lý nhân sự, quản lý sản xuất đến quản trị chiến lược. CCO sẽ là người điều hành và đảm nhận các công việc liên quan đến kinh doanh như số lượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng đến chiến lược kinh doanh.

Đó là lý do chức vụ này ngày càng được nâng cao trong công ty. Hiện nay, vị trí giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp là mục tiêu giúp các bạn trẻ phấn đấu và phát triển năng lực bản thân trong tương lai.

Xem thêm:

  • Giám đốc dự án là gì? Vai trò, trách nhiệm và kỹ năng để trở thành giám đốc dự án
  • Trợ lý giám đốc là gì? Mô tả chi tiết công việc trợ lý giám đốc
  • Giám đốc tài chính là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hiện nay
  • Giám đốc nhân sự là gì? 7 nhiệm vụ quan trọng của giám đốc nhân sự

Giám đốc kinh doanh là gì?

2. Vai trò của giám đốc kinh doanh trong công ty

Vai trò vị trí giám đốc kinh doanh là gì? CCO đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu quản trị bán hàng của doanh nghiệp. Mọi chiến lược kinh doanh thành công hay thất bại đều có ảnh hưởng và liên quan đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Vai trò quan trọng của vị trí CCO thường làm chính là tìm ra phương pháp tăng hiệu quả bán hàng, đưa ra phươn án đào tạo năng lực cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Từ đó giúp nâng cấp phát triển một đội ngũ bán hàng kinh doanh vững mạnh để cùng nhau đạt mục tiêu phấn đấu.

Không chỉ dừng lại ở đó, giám đốc kinh doanh còn đóng góp những vai trò lớn hơn như:

  • Là người truyền cảm hứng, người kể chuyện về những kinh nghiệm trên thương trường
  • Là người có khả năng cập nhật các xu hướng mới hỗ trợ cho việc kinh doanh
  • Là một khách hàng hiểu và nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những chương trình giá bán hợp lý
  • Là một nhà cố vấn cấp cao cho CEO, giúp xây dựng một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp đem về lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp

Vai trò quan trọng của giám đốc kinh doanh

3. Mô tả công việc của giám đốc kinh doanh

  • Lãnh đạo doanh nghiệp

Các hoạt động liên quan đến định hướng phát triển kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao cho công ty đều là nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh. Giống với việc xây dựng một cơ sở hạ tầng hoặc quy trình tăng trưởng, CCO là người quản lý Marketing, PR, chăm sóc khách hàng,… Đảm bảo cho các chức năng của công ty thực hiện luôn đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm ăn luôn được duy trì.

  • Phát triển hoạt động kinh doanh

Là một trong những vị trí cấp cao, nhiệm vụ của vị trí này là giúp định hướng tương lai cho công ty. Họ là người chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, mở rộng quy mô và điều hành công ty theo cơ chế phi cạnh tranh. giám đốc kinh doanh sẽ là người trực tiếp theo dõi và giám sát đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng quý, từng tháng, từng năm.

Các công việc và vai trò của giám đốc kinh doanh

  • Tham gia trong các chiến lược tiếp thị

Phát triển chiến lược Marketing để thâm nhập vào thị trường và tăng doanh số, định hướng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu chiến lược, giám đốc kinh doanh được phép cùng phòng Marketing theo dõi đánh giá hiệu quả và đưa ra những ý kiến can thiệp để chiến lược đạt hiệu quả cao.

  • Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng và đào tạo

Phòng ban kinh doanh hoạt động tốt, đạt KPI cũng là thời điểm mở rộng và tiếp nhận thêm nhân sự. CCO hiểu rõ về nhu cầu nhân lực của bộ phận kinh doanh cũng như đánh giá năng lực của từng ứng viên và đưa ra lựa chọn phù hợp với vị trí trong công ty.

  • Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh

Luôn giữ mối liên kết với các đối tác cũ và tiếp tục mở rộng các mối quan hệ kinh doanh khác là công việc của giám đốc kinh doanh. Để có thể chọn lọc và gìn giữ những mối quan hệ thân thiết thì trước hết CCO cần có tầm nhìn lớn dựa theo những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Các công việc mà giám đốc kinh doanh sẽ làm

4. Yêu cầu cần có khi muốn ứng tuyển giám đốc kinh doanh

  • Học vấn

Yêu cầu bằng cấp cần có là bằng cử nhân hoặc thạc sĩ với lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, bằng cấp chuyên sâu sẽ là một lợi thế nhưng năng lực vẫn được ưu tiên

  • Kinh nghiệm

Có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong các lĩnh vực hoạt động liên quan đến kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng chiến lược và triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, vị trí CCO cũng yêu cầu phải có năng lực quản lý và làm việc từ xa khi phải đi công tác thường xuyên.

  • Kỹ năng làm việc

Ở vị trí cấp cao thì các kỹ năng xử lý công việc và tình huống phải thành thạo, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo và hiểu biết về Marketing.

Những yêu cầu dành cho giám đốc kinh doanh

5. 7 kỹ năng cần thiết của giám đốc kinh doanh

  • Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng cơ bản trong việc kết nối, giao lưu với khách hàng, đối tác. Việc giao tiếp sẽ giúp truyền tải ý kiến của bản thân tới cấp trên một cách dứt khoát hoặc chia sẻ kinh nghiệm, giao các công việc cho cấp dưới một cách dễ dàng.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng này giúp CCO quản lý, tổ chức và sắp xếp các công việc cho cấp dưới hợp lý. Phân chia các công việc phù hợp giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh trở nên trôi chảy hơn.

  • Nhạy bén với những con số

giám đốc kinh doanh là người sẽ phải tiếp xúc liên tục với các con số, chỉ số doanh thu, thống kê chi phí, bảng kê khai tài chính,… Việc nhạy bén sẽ hỗ trợ bạn giải quyết công việc một cách dễ dàng.

  • Kỹ năng quản lý, giao việc

CCO là quản lý cấp cao sẽ giao việc cho cấp dưới thực thi, việc phân chia công việc, thời gian hoàn thành KPI rõ ràng và hợp lý giúp các công việc xử lý nhanh gọn hơn.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng này rất thích hợp khi làm việc với khách hàng, với nhóm làm việc hoặc tập thể. Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những vấn đề gây tranh cãi. Việc của CCO sẽ là người gỡ “nút thắt” và đưa công việc hoạt động bình thường trở lại

  • Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng cần thiết trong các buổi thảo luận, trao đổi hoặc ký kết hợp đồng quan trọng. CCO sẽ là người đứng ra đàm phán với đối tác, khách hàng để tìm ra được những phương án chung cho cả hai

  • Kỹ năng hoạch định chiến lược

Tầm nhìn xa và tư duy chiến lược trong kinh doanh giúp giám đốc kinh doanh dễ dàng vẽ ra các định hướng phát triển trong tương lai. Nếu chiến lược không hiệu quả có thể làm giảm doanh thu và kéo doanh nghiệp đi xuống.

Các kỹ năng mà một CCO cần có

6. Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh

Tùy vào trình độ năng lực và kết quả kinh doanh của một giám đốc kinh doanh sẽ có những mức lương khác nhau. Nhưng thông thường, mức lương khởi điểm của một CCO trung bình là 30 triệu đồng/tháng, lương phổ biến khoảng từ 20 – 45 triệu đồng/tháng.

Mức lương của một giám đốc kinh doanh

Hy vọng bài viết này đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn. Giúp bạn hiểu rõ giám đốc kinh doanh là gì? Các công việc mà giám đốc kinh doanh đảm nhận. Để tìm hiểu thêm các công việc khác hãy truy cập tại website nhé!

Công việc giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu các nhóm kinh doanh, Marketing, PR và chăm sóc khách hàng, đảm bảo các chức năng của công ty được thực hiện đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm việc trong công ty luôn được duy trì, từ đó giúp công ty đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.

Lương của giám đốc kinh doanh là bao nhiêu?

Mức lương của Giám đốc kinh doanh theo cấp bậc hay vị làm việc sẽ được chia thành 3 mức chính: Mức lương CCO bậc thấp nhất: Khoảng 15 triệu đồng/tháng. Mức lương CCO bậc trung bình: Khoảng 27 triệu đồng/tháng. Mức lương CCO bậc cao nhất: Khoảng 45 triệu đồng/tháng.

Giám đốc kinh doanh cần có kỹ năng gì?

Ở một vị trí giám đốc cấp cao phụ trách chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng kinh doanh, marketing là không thể thiếu. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng suy nghĩ chiến lược và kỹ năng phân tích.

Giám đốc Sale là gì?

Sales Director [Giám đốc kinh doanh]: Là cảnh giới cao nhất của nghề Sales mà bất kỳ Sales Manager nào cũng muốn vươn đến. Sales Director là người đứng đầu bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, định hướng chiến lược bán hàng, quản lý và phát triển đội ngũ bán hàng nhằm đảm bảo mục tiêu doanh số.

Chủ Đề