Hội chứng cushing là bệnh gì năm 2024

Hội chứng Cushing là bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng của vỏ tuyến thượng thận làm tăng quá mức cortisol không kìm hãm được. Đây là bệnh lý về nội tiết khá thường gặp, nhất là ở nữ giới trong độ tuổi từ 25-40. Còn ở trẻ em, hội chứng này còn được gọi là bệnh rối loạn sinh dục thượng thận.

Cortisol đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Ở giới hạn bình thường, cortisol thúc đẩy chuyển hóa, sử dụng năng lượng dự trữ, chống stress... Khi chỉ số này vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực.

Nguyên nhân thường gặp là do bệnh nhân điều trị quá liều và kéo dài hoặc dùng thuốc chứa thành phần giống cortisol. Các nguyên nhân khác là do rối loạn chức năng tuyến yên, bệnh lý tuyến thượng thận hoặc do sự tiết hormone kích thích vỏ thượng thận lạc chỗ.

2. Các thay đổi trên cơ thể bệnh nhân mắc hội chứng Cushing

+ Thay đổi ngoại hình, thể trạng béo do sự tăng lắng đọng mỡ và phân bố tổ chức mỡ. Thường gặp ở màng bụng, trung thất, dưới da mặt [mặt tròn như mặt trăng], trên xương đòn [dấu hiệu cổ áo], hố thái dương, cổ, gáy [cổ trâu].

+ Da đỏ và mỏng: do lớp thượng bì và tổ chức dưới da bị teo, giãn mạch dưới da. Xuất hiện những vết rạn da màu đỏ tím, rộng từ 0,5-2cm, bề mặt lõm. Các vị trí thường gặp ở bụng, mông, đùi, nếp lằn vú,... Trong trường hợp, bệnh nhân nặng có thể rạn da toàn thân.

+ Lông rậm và nhiều mụn trứng cá do tăng tiết androgen. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu ở nữ. Lông tơ mọc nhiều ở mặt, cũng có thể ở bụng, ngực, vú, đùi, tóc cũng rậm hơn.

+ Tăng huyết áp.

+ Rối loạn sinh dục: Đối với phụ nữ còn hoạt động sinh dục bị mất kinh hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, âm vật to hiếm gặp. Đối với nam giới thường giảm khả năng tình dục.

+ Rối loạn thần kinh tâm lý: dễ xúc động, chán nản, mất ngủ, lo lắng, giảm trí nhớ...

+ Yếu, teo cơ gốc chi nhưng cơ lực ngọn chi vẫn bình thường. Nguyên nhân là do tăng quá trình dị hóa, giảm quá trình tổng hợp protein và hạ kali máu.

+ Loãng xương: bệnh nhân thường bị đau xương như cột sống, xương dài,... có thể gãy xương.

+ Sỏi đường tiết niệu do tăng thải calci qua đường tiểu, đôi khi có cơn đau quặn thận điển hình.

+ Đái tháo đường [hiếm gặp].

Các biểu hiện ở người mắc hội chứng Cushing [Nguồn ảnh: Sưu tầm]

3. Chẩn đoán hội chứng Cushing

Chẩn đoán xác định

+ Toàn thân: thay đổi hình thể, tăng cân, tăng huyết áp.

+ Da và tổ chức liên quan: mặt tròn đỏ, rạn da, rậm lông, trứng cá, thâm tím da.

+ Cơ xương: yếu cơ, teo cơ, mệt mỏi, loãng xương.

+ Sinh dục: rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, âm vật to.

+ Tâm thần: trầm cảm và thay đổi nhân cách.

+ Rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose.

+ Sỏi thận.

Các xét nghiệm đặc hiệu:

+ Định lượng cortisol máu: tăng cao, mất nhịp ngày đêm. Đây là yếu tố quyết định cho chẩn đoán sớm hội chứng Cushing.

+ Định lượng cortisol tự do trong nước tiểu 24 giờ tăng.

+ Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều thấp: không ức chế được.

Chẩn đoán nguyên nhân

+ Hội chứng Cushing do dùng corticoid kéo dài: khai thác tiền sử dùng thuốc.

+ Bệnh Cushing: nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao ức chế được. Chụp CT phát hiện quá sản thượng thận hai bên. Lâm sàng và xét nghiệm đặc hiệu phù hợp.

+ Adenom thượng thận: lâm sàng và xét nghiệm điển hình. Thăm dò hình thể tuyến thượng thận phát hiện khối u. Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao không ức chế được. Hố yên bình thường.

+ Ung thư thượng thận: lâm sàng diễn biến nhanh và nặng, đặc biệt rậm lông và gầy sút. Khối u tuyến thượng thận một bên lớn [>6m]. Phosphatase kiềm tăng, có di căn, hố yên bình thường. Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao không ức chế được.

+ Hội chứng ACTH ngoại sinh: có ung thư nguyên phát ngoài thượng thận [gan, phổi, tử cung,…]. Diễn biến lâm sàng nhanh nặng, đôi khi có xạm da, di căn ung thư. Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethasone liều cao kém đáp ứng.

4. Hội chứng cushing nên ăn gì?

Chế độ ăn uống có thể giúp mức cortisol không tăng nhiều hơn hoặc ngăn ngừa một số biến chứng.

Bệnh nhân cần bổ sung can-xi do bệnh có thể gây loãng xương. Lượng canxi tối thiểu khuyến nghị là 1.000 miligam mỗi ngày để duy trì khối lượng xương. Nguồn cung cấp canxi tốt nhất đó là các sản phẩm sữa ít béo, cá mòi có xương, các loại sữa và trái cây, đậu phụ, ngũ cốc, rau lá xanh như cải xoăn, cải xanh,...

Kiểm soát lượng muối ăn vào: ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm ở người mắc hội chứng Cushing. Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối rất cao như súp, phô mai, bánh mì, đồ ăn nhẹ, pizza, thịt muối,... Thay vào đó là tăng cường thức ăn nhiều chất xơ như rau củ, hoa quả,...

5. Phòng ngừa hội chứng Cushing

Chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng tác động phòng tránh hoặc hạn chế tiến triển hội chứng Cushing và bệnh Cushing. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa mà mọi người nên tham khảo và áp dụng:

+ Không tự ý dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hay thuốc dị ứng mà không được kê đơn.

+ Không dùng thuốc không rõ nguồn gốc, không có sự kiểm soát từ bác sĩ.

+ Tăng cường vận động, luyện tập thể thao hàng ngày.

+ Không tự ý dùng quá thuốc steroid trong thời gian dài.

+ Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát huyết áp, đường huyết và đo mật độ xương.

Dù nguy hiểm nhưng bạn có thể chủ động phòng ngừa hội chứng Cushing

6. Hội chứng cushing có chữa được không

+ Đa phần suy tuyến thượng thận do thuốc corticoid đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, thời gian để hồi phục lại chức năng của tuyến thượng thận rất khác nhau. Tùy theo từng trường hợp có thể chỉ cần vài tháng nhưng cũng có thể đến vài năm. Đặc biệt, cũng có một số trường hợp chức năng tuyến thượng thận không thể hồi phục được.

+ Thời gian dùng thuốc chứa corticoid càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng kéo dài.

+ Bác sĩ sẽ tiến hành cho thử máu và đánh giá dự trữ hormon tuyến thượng thận theo các đợt tái khám định kỳ để đánh giá phục hồi tuyến thượng thân.

Trung tâm nội tiết Phương Châu tiếp nhận khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về nội tiết và chuyển hóa, trong đó có hội chứng Cushing. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nhiều năm kinh nghiệm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết, hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng các phác đồ điều trị được cá thể hóa nhằm tối ưu hiệu quả điều trị cho từng bệnh nhân.

hội chứng Cushing bao lâu thì khỏi?

Hội chứng Cushing do thuốc: Nếu người bệnh sử dụng glucocorticoid, bác sĩ sẽ giảm dần từ từ liều lượng thuốc corticoid và có thể thay đổi thuốc kê đơn bệnh lý khác tránh corticoid nếu không cần thiết. Hội chứng Cushing do thuốc nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi sau 2-18 tháng.

hội chứng Cushing có ảnh hưởng gì không?

Hội chứng Cushing là bệnh nội tiết không thường gặp. Trung bình cứ 1 triệu người sẽ có 70 trường hợp mắc hội chứng này. Bệnh phổ biến ở phụ nữ từ 25 – 40 tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường type 2, viêm loét dạ dày…

Bệnh Cushing và hội chứng Cushing khác nhau như thế nào?

Hội chứng Cushing xuất phát từ u vỏ thượng thận, còn bệnh Cushing có nguồn gốc từ tuyến yên, có thể do u hoặc một rối loạn bất thường, gây tăng tiết nồng độ ACTH, kích thích vỏ thượng thận sản xuất quá thừa glucocorticoid đến nay còn chưa rõ.

hội chứng Cushing xảy ra khi nào?

Hội chứng Cushing xảy ra khi trong cơ thể người bệnh có một tình trạng tăng quá mức các hormon [nội tiết tố] cortisol kéo dài gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Cortisol là một loại hormon glucocorticoid được sản xuất bởi vỏ tuyến thượng thận.

Chủ Đề