Tài liệu sơ cấp tài liệu thứ cấp là gì năm 2024

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác.

Đặc điểm dữ liệu thứ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu marketing do các lý do: Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp.

Phân loại dữ liệu thứ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu thứ cấp bên trong[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng hay các chi phí khác sẽ được cung cấp đầy đủ thông qua các bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhưng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.

Dữ liệu thứ cấp bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản.Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet.

Tiêu chuẩn đánh giá dữ liệu thứ cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Tính cụ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu thứ cấp phải đảm bảo tính cụ thể, có nghĩa nó phải rõ ràng, phù hợp mục tiêu nghiên cứu, có thể hỗ trợ cho việc phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu. Tính cụ thể còn đòi hỏi sự rõ ràng về nguồn dữ liệu thu thập cũng như hiệu quả của dữ liệu.

Tính chính xác của dữ liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Người nghiên cứu phải xác định dữ liệu có đủ chính xác phục vụ cho mục đích nghiên cứu hay không. Dữ liệu thứ cấp có thể có sai số, điều này phụ thuộc vào nguồn cung cấp dữ liệu. Vì vậy, uy tín của nhà cung cấp và độ tin cậy của nguồn dữ liệu những tiêu chuẩn cần xem xét khi thu thập dữ liệu thứ cấp.

Tính thời sự[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu Marketing đòi hỏi dữ liệu có tính chất thời sự vì giá trị của dữ liệu sẽ bị giảm qua thời gian. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp nghiên cứu marketing luôn cập nhật thông tin định kỳ, tạo ra nguồn thông tin có giá trị cao.

Mục đích của dữ liệu được thu thập[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu được thu thập phục vụ cho một mục tiêu nghiên cứu cụ thể, vì vậy các dữ liệu có thể phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu này nhưng lại có thể không phù hợp trong trường hợp khác.

Bạn đã bao giờ nghe đến nguồn dữ liệu thứ cấp? Thế dữ liệu thứ cấp là gì? Ứng dụng và cách thu thập chúng ra sao, chùng Flava Entertainment Productions [FEP] tìm hiểu nhé.

Dữ liệu thứ cấp [Secondary data] là dữ liệu đã có sẵn không phải do bản thân thu thập đã được công bố rộng rãi nên dễ thu thập không tốn nhiều thời gian, chi phí. Có thể hiểu rằng, dữ liệu thứ cấp do người khác thu thập với mục đích khác được chúng ta sử dụng lại để phục vụ nghiên cứu của mình.

Dữ liệu thứ cấp là gì? [Ảnh: Internet]

Đặc điểm của dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý [dữ liệu thô] hoặc đã xử lý. Và chúng không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập được.Nguồn dữ liệu thứ cấp có thể là các số liệu nội bộ trong doanh nghiệp, các tài liệu nghiên cứu đã công bố, được tập hợp sẵn.

Xem thêm: Các cập nhật mới nhất trong chuyên mục Digital Marketing.

Ví dụ: Nguồn dữ liệu thứ cấp:

  • Các điều tra dân số, mật độ dân cư, diện tích canh tác, GDP…
  • Các báo cáo khoa học, báo chí, giáo trình, nghiên cứu…

Ưu và nhược điểm của dữ liệu thứ cấp

Ưu điểm

Dữ liệu thứ cấp dễ thu thập, chi phí thấp, và thời gian ngắn. Chúng có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Chúng rất phong phú, đa dạng về nguồn cung cấp.

Hạn chế

Các số liệu thứ cấp được dùng cho các mục đích khác nên có thể không phù hợp với chủ đề nghiên cứu của chúng ta.

Dữ liệu thứ cấp khó phân loại do quá nhiều thông tin, biến số, đơn vị đo lường khác nhau.

Các dữ liệu thứ cấp thường đã được xử lý nên mức độ chính xác có thể không được đánh giá đúng, cũng như độ tin cậy nguồn dữ liệu.

Những ứng dụng của dữ liệu thứ cấp

Ứng dụng đối với các loại hình nghiên cứu thị trường

Loại hình nghiên cứu thăm dò: Dữ liệu thứ cấp cho phép nhìn tổng quan được những gì đã và đang xáy ra bên trong lẫn ngoài công ty của bạn. Chúng giúp phát hiện các cơ hội marketing và vấn đề gặp phải.

Ứng dụng của dữ liệu thứ cấp [Ảnh: Internet]

Loại hình nghiên cứu mô tả: Chúng có rất nhiều ứng dụng những không phải là loại hình chủ yếu được sử dụng. Trong loại hình nghiên cứu này cần có sự kết hợp của dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

  • Dữ liệu sơ cấp thăm dò hành vi, nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng. Đánh giá các chiến lược marketing của công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh.
  • Dữ liệu thứ cấp gồm các số liệu thông kê, có tính định tính, cung cấp các thông tin trên phương diện lý thuyết nhằm tìm ra manh mối đánh giá, đưa ra phương pháp giải quyết. Chúng giúp so sánh các công tin đa chiều, từ cũ đến mới để đưa qua các cách giải quyết vấn đề hợp lý hơn.

Loại hình nghiên cứu nhân quả: Ở loại hình này dữ liệu thứ cấp ít được sử dụng, chúng được sử dụng để so sánh, mang tính chất tham khảo khi đưa ra các giải pháp.

Ứng đối với các loại quyết định marketing

Có nhiều chiến lược marketing khác nhau, để đưa ra một chiến lược chính xác cần có nhiều thông tin từ các dữ liệu thứ cấp để đánh giá, phân tích và quyết định.

Ví dụ: Để phân khúc thị trường cần rất nhìu nguồn dữ liệu từ dân cư, vị trí địa lý, tâm lý, hành vi…

Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp được sắp xếp theo thứ tự sau:

  1. Xác định được dữ liệu cần thu thập, các dữ liệu thứu cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong.
  2. Xác định các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ bên ngoài.
  3. Thu thập tại thư viện, sách tham khảo.
  4. Sách báo, thương mại.
  5. Xác định dữ liệu cần thu thập tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thương mại,
  6. Xác định dữ liệu cần thu thập tại các đoàn hội, hiệp hội thương mại.
  7. Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp.
  8. Nghiên cứ giá trị dữ liệu.
  9. Xác định giá trị dữ liệu.
  10. Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
  11. Hình thành các dữ liệu thứ cấp.

Qua bài viết phần nào các bạn cũng đã hiểu về dữ liệu thứ cấp là gì, hãy theo dõi chuyên mục và đọc thêm các bài viết mới nhất của chúng tôi tại đây nhé.

Chủ Đề