Công thức định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn

Đáp án và lời giải chính xác cho “Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn” cùng với kiến thức mở rộng về định luật Ôm của dòng điện là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó: E1= 8 V, r1= 1,2 Ω, E2= 4 V, r2= 0,4 Ω, R = 28,4 Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đo được là UAB= 6 V

a] Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó.

b] Cho biết mạch điện này chứa nguồn điện nào và chứa máy thu nào ? Vì sao?

c] Tính hiệu điện thế UACvà UCB.

Hướng dẫn giải:

a] Giả sử dòng điện trong đoạn mạch có chiều từ A đến B. Khi đó E1là máy phát, E2là máy thu.

+ Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch AB ta có:

+ Vì I > 0 nên dòng điện có chiều từ A đến B.

b] E1là máy phát vì dòng điện đi ra từ cực dương. Còn E2là máy thu vì dòng điện đi vào từ cực dương.

c] Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C:

+ Hiệu điện thế giữa hai điểm C và B:

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ

E = 3V; r = 0,5Ω; R1= 2Ω; R2= 4Ω; R4= 8Ω; R5= 100Ω. Ban đầu K mở và ampe kế I = 1,2A coi RAA= 0

a// Tính UABvà cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

b/ Tìm R3và UMNMN

c/ Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính và mỗi nhánh khi K đóng.

Hướng dẫn giải:

Bài 3:Cho 2 mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện 1 có E1= 18V, điện trở trong r1= 1Ω. Nguồn điện 2 có suất điện động E2và điện trở trong r2. Cho R = 9Ω; I1= 2,5A ; I2= 0,5A. Xác định suất điện động và điện trở r2.

Hướng dẫn giải:

+ Với hình a ta thấy máy 1 và máy 2 đều là máy phát nên định luật ôm viết cho mạch kín chứa máy phát là:

⇒ 2,5[9 + 1 + r2] = 18 + E2⇒ E2- 2,5r2= 7 [1]

+ Với hình b ta thấy máy 1 là máy phát còn máy 2 là máy thu nên định luật ôm viết cho mạch kín chứa máy phát và máy thu là là:

⇒ 0,5[9 + 1 + r2] = 18 - E2⇒ E2+ 2,5r2= 13 [2]

+ Giải [1] và [2] ta có: = 12 V và r2= 2 Ω

Mở rộng kiến thức về Định luật Ôm

1. Định luật Ôm

Định luật Ômlà mộtđịnh luậtvật lývề sự phụ thuộc vàocường độ dòng điệncủahiệu điện thếvàđiện trở.

Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

I = U/R

Với:

+ I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn [đơn vị:ampere].

+ V [trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U] là điện áp trên vật dẫn [đơn vịvolt],

+ R là điện trở [đơn vị:ohm].

Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số.

2. Định luật Ôm chứa nguồn [máy phát]:

+ Đối với nguồn điện [máy phát]: dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.

+ UAB: tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch [UAB= - UBA].

3. Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch AB

IAB = [UAB + Ep − Et] / [RN + rp + rt]

Trong đó:

IAB: cường độ dòng điện qua đoạn AB theo chiều A → B

EP= suất điện động của nguồn phát [V]

Et= suất điện động của nguồn thu [V]

rp= điện trở trong nguồn phát [Ω]

rt= điện trở trong nguồn thu [Ω]

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài [Ω]

ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN ĐIỆN, MÁY THU

1, Định luật Ôm chứa nguồn [máy phát]:

                                        $I=\frac{{{U}_{AB}}+{{E}_{P}}}{{{r}_{P}}+R}$

-Đối với nguồn điện [máy phát]: dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.

-U$_{AB}$ tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch [U$_{AB}$ = -U$_{BA}$].

2, Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu điện:

                               ${{U}_{AB}}={{V}_{A}}-{{V}_{B}}={{\xi }_{P}}+I[R+{{r}_{P}}]$

                                       $I=\frac{{{U}_{AB}}-{{E}_{t}}}{{{r}_{t}}+R}$

-Đối với máy thu E$_{t}$: dòng điện đi vào cực dương và đi ra từ cực âm.

-U$_{AB}$ tính theo chiều dòng điện từ A đến B qua mạch.

3, Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa cả nguồn và máy thu:

                                    $I=\frac{{{U}_{AB}}+{{E}_{P}}-{{E}_{t}}}{R+{{r}_{P}}+{{r}_{t}}}$

+Dòng I có chiều AB, do đó nếu chưa có chiều I thì ta giả sử dòng I theo chiều A đến B.

+Tại một điểm nút ta luôn có: $\sum{{{l}_{den}}=\sum{{{l}_{di}}}}$[nút là nơi giao nhau của ít nhất 3 nhánh].

+Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B:

$\bullet $ Lấy dấu “+” trước I khi dòng I có chiều AB

$\bullet $ Lấy dấu “-“ trước I khi dòng I ngược chiều AB

$\bullet $ Khi đi từ A đến B gặp nguồn nào lấy nguồn đó, gặp cực nào trước lấy dấu cực đó.

                                                       $I=\frac{{{E}_{P}}-{{E}_{t}}}{R+{{r}_{P}}+{{r}_{t}}}$

Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó: ${{E}_{1}}=8V,{{r}_{1}}=1,2\Omega ,{{E}_{2}}=4V,{{r}_{2}}=0,4\Omega ,R=28,4\Omega $, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đo được là U$_{AB}$= 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch?

                         

A.1/3A                        B.3/4A                           C.1A                            D.2/3A

Giả sử dòng điện trong đoạn mạch có chiều từ A đến B. Khi đó E$_{1}$ là máy phát, E$_{2}$ là máy thu.

                               $I=\frac{{{U}_{AB}}+{{E}_{1}}-{{E}_{2}}}{R+{{r}_{1}}+{{r}_{2}}}=\frac{1}{3}$[A]

Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ: ${{E}_{1}}=9V,{{E}_{2}}=3V,{{E}_{3}}=10V$, ${{r}_{1}}={{r}_{2}}={{r}_{3}}=1\Omega $,

${{R}_{1}}=3\Omega ,{{R}_{2}}=5\Omega ,{{R}_{3}}=36\Omega ,{{R}_{4}}=12\Omega $. Tính điện trở toàn phần của mạch.

                                      

A.17$\Omega $                            B.25$\Omega $                                C.20$\Omega $                            D.23$\Omega $

Hướng dẫn:

Giả sử chiều của dòng điện trong mạch như hình bên

                                       

+Khi đó E$_{1}$ và E$_{2}$ là máy phát, E$_{3}$ là máy thu

+Tổng trở mạch ngoài là:

${{R}_{ng}}={{R}_{1}}+{{R}_{2}}+\frac{{{R}_{3}}{{R}_{4}}}{{{R}_{3}}+{{R}_{4}}}=17\Omega $

+Tổng trở toàn phần của mạch điện:

${{R}_{tp}}={{R}_{ng}}+{{r}_{1}}+{{r}_{2}}+{{r}_{3}}=20\Omega $

Chọn đáp án C.

Ví dụ 3: Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65$\Omega $ thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5$\Omega $ thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,5V. Tính điện trở trong của nguồn?

A.0,1$\Omega $                            B.0,2$\Omega $                           C.0,3$\Omega $                        D.0,4$\Omega $

Hướng dẫn:

Ta có:

${{I}_{1}}=\frac{{{U}_{1}}}{{{R}_{1}}}=2=\frac{E}{{{R}_{1}}+r}\Rightarrow 3,3+2r=E$ [1]

${{I}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{{{R}_{2}}}=1=\frac{E}{{{R}_{2}}+r}\Rightarrow 3,5+r=E$ [2]

Từ [1] và [2] $\Rightarrow $ r = 0,2$\Omega $

Chọn đáp án B.

Ví dụ 4: Cho đoạn mạch điện gồm một nguồn điện $\xi $= 12V, r = 0,5$\Omega $ nối tiếp với một điện trở R = 5,5$\Omega $. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB là 6V. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là I bằng:

                            

A.0,75A                            B.2A                          C.1A                           D.0,5A

Hướng dẫn:

Giả sử chiều dòng điện từ A đến B

Ta có: ${{U}_{AB}}=-\xi +I[R+r]$

$\Rightarrow I=\frac{{{U}_{AB}}+\xi }{r+R}=\frac{-6+12}{0,5+5,5}=1$A   

Vậy dòng điện có chiều từ A đến B là I$_{AB}$= 1A

Chọn đáp án A.

Ví dụ 5: Một bộ acquy có suất điện động $\xi $= 16V được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 5A và hiệu điện thế ở hai cực của acquy là 32V. Xác định điện trở trong của bộ acquy.

A.1,2$\Omega $                         B.2,2$\Omega $                         C.3,2$\Omega $                          D.4,2$\Omega $

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch có máy thu

Ta có: 32 – 16 =5r

$\Rightarrow r=3,2\Omega $

Chọn đáp án C.

Ví dụ 6: Một bộ acquy được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 3A và hiệu điện thế đặt vào hai cực của bộ acquy là 12V. Xác định điện trở trong của acquy biết suất phản điện của bộ acquy khi nạp điện bằng 6V.

A.1$\Omega $                           B.2$\Omega $                         C.3$\Omega $                           D.4$\Omega $

Hướng dẫn:

Ta có: ${{U}_{AB}}=\xi +\text{Ir}$

$\Rightarrow r=\frac{{{U}_{AB}}-\xi }{I}=\frac{12-6}{3}=2\Omega $

Chọn đáp án B.

Ví dụ 7: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện trong đó cực dương của nguồn này được nối với cực dương của nguồn kia, hai điện trở ngoài được mắc nối tiếp. Cho biết: ${{\xi }_{1}}=18V,{{\xi }_{2}}=3V,{{r}_{1}}=1\Omega ={{r}_{2}},{{R}_{1}}=3\Omega ,{{R}_{2}}=10\Omega $. Cường độ dòng điện chạy trong mạch đo được là:

A.0,6A                           B.1A                             C.1,2A                            D.2A

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch:

$I=\frac{{{\xi }_{1}}-{{\xi }_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}+{{r}_{1}}+{{r}_{2}}}=\frac{18-3}{1+1+3+10}=1A$

Chọn đáp án B.

Ví dụ 8: Một nguồn điện có điện trở 1$\Omega $ được mắc nối tiếp với điện trở 4$\Omega $ thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Cường độ dòng điện và suất điện động của nguồn trong mạch.

A.I=2,4A; $\xi $= 14,4V                                               B.I=3A; $\xi $= 15V

C.I=2,6A; $\xi $= 12,7V                                               D.I=2,9A; $\xi $= 14,2V

Hướng dẫn:

Cường độ dòng điện trong mạch là: I = 12/4 =3A

Suất điện động của nguồn là: $\xi $ = 3.[1 + 4]=15V

Chọn đáp án B.

Ví dụ 9: Một mạch điện có suất điện động của bộ nguồn là $\xi $= 30V. Dòng điện chạy trong mạch ngoài là I = 3A. Hiệu điện thế trên hai cực của bộ nguồn là U = 18V. Điện trở R của mạch ngoài và điện trở trong của bộ nguồn.

A.R=60$\Omega $, r=40$\Omega $                                                    B.R=6,6$\Omega $, r=4$\Omega $

C.R=6$\Omega $ , r=4$\Omega $                                                        D.R=0,6$\Omega $, r=0,4$\Omega $

Hướng dẫn:

Ta có: $R=\frac{U}{I}=\frac{18}{3}=6\Omega $

            $r=\frac{\xi -U}{I}=4\Omega $

Chọn đáp án C.

Ví dụ 10: Cho mạch điện như hình vẽ: ${{E}_{1}}=6V,{{E}_{2}}=4,5V,{{r}_{1}}=2\Omega ,R=2\Omega ,{{R}_{A}}=0$.

Biết ampe kế chỉ 2A, tính r$_{2}$?

                                          

A.0,2$\Omega $                          B.0,3$\Omega $                         C.0,4$\Omega $                           D.0,5$\Omega $

Hướng dẫn:

Giả sử dòng điện có chiều như hình vẽ, ta có: ${{U}_{AB}}=\text{IR}$=2.2 = 4V

                                        

Xét nhánh trên, ta có: ${{U}_{AB}}-{{E}_{1}}+{{I}_{1}}{{r}_{1}}=0$

$\Rightarrow {{I}_{1}}=\frac{{{E}_{1}}-{{U}_{AB}}}{{{r}_{1}}}=\frac{6-4}{2}=1A$ [1]

Xét nhánh dưới, ta có: ${{U}_{AB}}-{{E}_{2}}+{{I}_{2}}{{r}_{2}}=0$

$\Rightarrow {{r}_{2}}=\frac{0,5}{{{I}_{2}}}$  [2]

Mặt khác, tại nút A: $I={{I}_{1}}+{{I}_{2}}\Rightarrow {{I}_{2}}=I-{{I}_{1}}=2-1=1$A

Thay vào [2] ta được: ${{r}_{2}}=0,5\Omega $

Chọn đáp án D.

C] Câu Hỏi Tự Luyện:

Câu 1: Cường độ dòng điện qua một máy thu điện:

A.không phụ thuộc suất phản diện của máy thu.

B.không phụ thuộc vào điện trở của máy thu.

C.tăng khi hiệu điện thế giữa hai cực của máy tăng.

D.tăng khi suất điện phản diện của máy tăng.

Câu 2: Mạch kín gồm một nguồn điện và một biến trở R. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài.

A.giảm khi R tăng                                                  B.tăng khi R tăng

C.tỉ lệ thuận với R                                                 D.tỉ lệ nghịch với R

Câu 3: Xét đoạn mạch như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có giá trị

                           

A.${{U}_{AB}}={{E}_{1}}+{{E}_{2}}+I[{{r}_{1}}+{{r}_{2}}+R]$                                 B.${{U}_{AB}}={{E}_{1}}-{{E}_{2}}+I[{{r}_{1}}+{{r}_{2}}+R]$

C.${{U}_{AB}}={{E}_{1}}-{{E}_{2}}-I[{{r}_{1}}+{{r}_{2}}+R]$                                 D.${{U}_{AB}}={{E}_{2}}-{{E}_{1}}+I[{{r}_{1}}+{{r}_{2}}+R]$

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ: ${{E}_{1}}=1,5V;{{E}_{2}}=2V$; r$_{V}$ rất lớn, vôn kế chỉ 1,7V.

Hỏi khi đảo cực nguồn E$_{1}$, vôn kế chỉ bao nhiêu?

                                        

A.0,1V                            B.10V                             C.1V                              D.100V      

Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ${{e}_{1}}={{e}_{3}}=6V;{{e}_{2}}=3V$; ${{r}_{1}}={{r}_{2}}={{r}_{3}}=1\Omega $; ${{R}_{1}}={{R}_{2}}={{R}_{3}}=5\Omega $; ${{R}_{3}}=10\Omega $. Tính suất điện động của bộ nguồn?

                                      

A.3V                                B.6V                               C.9V                              D.12V

Câu 6: Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy thu là:

A.$I=\frac{U}{R}$                    B.$I=\frac{\xi }{R+r}$                 C.$I=\frac{\xi -{{\xi }_{P}}}{R+r+r'}$            D.$I=\frac{{{U}_{AB}}+\xi }{{{R}_{AB}}}$

Câu 7: Cho mạch điện như hình: ${{\xi }_{1}}=1,9V;{{\xi }_{2}}=1,7V;{{\xi }_{3}}=1,6V$; ${{r}_{1}}=0,3\Omega ;{{r}_{2}}={{r}_{3}}=0,1\Omega $. Ampe kế A chỉ số 0. Tính điện trở R?

                                           

A.0,8$\Omega $                           B.0,6$\Omega $                         C.0,4$\Omega $                       D.1,6$\Omega $   

Câu 7: Cho mạch điện như hình: ${{\xi }_{1}}=1,9V;{{\xi }_{2}}=1,7V;{{\xi }_{3}}=1,6V$; ${{r}_{1}}=0,3\Omega ;{{r}_{2}}={{r}_{3}}=0,1\Omega $. Ampe kế A chỉ số 0. Tính điện trở R?

                                           

A.0,8$\Omega $                           B.0,6$\Omega $                         C.0,4$\Omega $                       D.1,6$\Omega $   

Câu 8: Cho mạch điện như hình: cho biết ${{\xi }_{1}}={{\xi }_{2}}$; ${{R}_{1}}=3\Omega ;{{R}_{2}}=6\Omega ;{{r}_{2}}=0,4\Omega $. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn ${{\xi }_{1}}$ bằng không. Tính r$_{1}$ ?

                                        

A.1,2$\Omega $                           B.2,4$\Omega $                         C.0,6$\Omega $                       D.4,8$\Omega $   

Đáp Án:

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C

B

B

A

C

C

A

B

Video liên quan

Chủ Đề