Con người ở hoang mạc thích nghi với môi trường bằng cách

Answers [ ]

  1. – Tăng cường: dự trự và chất dinh dưỡng cho cơ thể

    *Thực vật:

    – Rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá biến thành gai hay bọc sáp, dài bóng. Dự trữ nước trong thân. Thân thấp lùn nhưng bộ rễ to và dài

    *Động vật:

    – Sống vùi mình trong cát, hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm. Chịu đói khát giỏi, đi xa tìm thức ăn nước uống,…

  2. ghe đến hoang mạc là chúng ta liên tưởng ngay tới sự khô cằn, nắng nóng ngày có thể lên tới 40 độ C, ban đêm nhiệt độ có thể xuống dưới âm độ. Lượng mưa hàng năm rất ít, mưa chưa rơi xuống tới mặt đất đã bốc hơi hết. Với điều kiện khắc nghiệt như vậy thì làm gì có loài động vật hay thực vật nào có thể sinh trưởng và phát triển được. Nhưng sự thật thì các loài thực vật, động vật ở đây cũng tồn tại và phát triển theo cách riêng của chúng.

    Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

    1.Sự thích nghi của thực vật ở đới hoang mạc

    – Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.

    – Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.

    – Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ.

    – Phần lớn các loài cây có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.

    2.Sự thích nghi của động vật ở đới hoang mạc

    – Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá.

    – Chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm.

    – Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống: lạc đà,linh dương,..

    – Di chuyển bẳng cách nhảy trên cát [ chuột nhảy], bằng cách quăng mình lên cao [ rắn sa mạc] để giảm diện tích tiếp xúc với cát.

    Chính các thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở hoang mạc.

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [93.24 KB, 13 trang ]

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS YÊN LẬP

--------&--------

SẢN PHẨM THAM GIA HỘI THẢO THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7

GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THU HÀ

Yên Lập, tháng 12 năm 2018


KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HỌA [THEO 5 HĐ]

Chủ đề : CHƯƠNG III:
MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA
CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài này giúp học sinh hiểu.
- Đặc điểm cơ bản của hoang mạc [tính khô hạn và khắc nghiệt]
- Phân biệt sự khác nhau giữa hoang mạc nóng và lạnh.
- Cách thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc.
- Các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc.
- Nguyên nhân hoang mạc đang mở rộng.
- Biện pháp để cải tạo hoang mạc.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc và so sánh hai biểu đồ khí hậu ở hoang mạc.
- Phân tích ảnh hoang mạc.
3. Thái độ


- Giáo dục các em ý thức bảo vệ cây xanh, ngăn quá trình mở rộng hoang mạc.
- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn của nhân dân vùng hoang mạc.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
1- Năng lực chung:
- Năng lực tự học,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực giao tiếp,
- Năng lực hợp tác,
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, …
2- Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
-Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video...
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên


Bản đồ cảnh quan thế giới.
Ảnh chụp một số hoang mạc trên thế giới
2. Đối với học sinh
- Thước kẽ, bút chì, sgk.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

[CHỦ ĐỀ DỰ KIẾN THỰC HIỆN 2 TIẾT]
Tiết 21: BÀI 19
MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài này giúp học sinh hiểu.
- Đặc điểm cơ bản của hoang mạc [tính khô hạn và khắc nghiệt]
- Phân biệt sự khác nhau giữa hoang mạc nóng và lạnh.

- Cách thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc và so sánh hai biểu đồ khí hậu ở hoang mạc.
- Phân tích ảnh hoang mạc.
3. Thái độ
- Giáo dục các em ý thức bảo vệ cây xanh, ngăn quá trình mở rộng hoang mạc.
- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn của nhân dân vùng hoang mạc.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
1- Năng lực chung:
- Năng lực tự học,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực giao tiếp,
- Năng lực hợp tác,
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, …
2- Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
-Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video...
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
Bản đồ cảnh quan thế giới.
Ảnh chụp một số hoang mạc trên thế giới
2. Đối với học sinh
- Thước kẽ, bút chì, sgk.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.


III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp học.
2 *Kiểm tra bài cũ:

CH: Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng và đới ôn hòa? Kiểu môi trương nào
có cả ở môi trường đới nóng và đới ôn hòa?
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
a] GV cho HS xem đoạn video về hoang mạc Xa-ha-ra và yêu cầu HS nhận xét
về động, thực vật ở hoang mạc Xa-ha-ra.
b] Hs suy nghĩ và chuẩn bị báo cáo.
c] GV gọi 1 HS báo cáo, các HS khác bổ sung
d] GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Ở những bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu những đặc điểm của đới
nóng và đới ôn hòa mà ở 2 đới này đều tồn tại chung một kiểu môi trường, đó là
môi trường hoang mạc. Qua đoạn vi deo vừa xem, quá trình hoang mạc hóa,
diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng và nạn ô nhiễm môi trường là 2 vấn đề
bức xúc nhất mà loài người đang giả quyết hiện nay. Môi trường hoang mạc có
đặc điểm gì. Thì chúng ta tìm hiểu qua chủ đề hôm nay.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của môi trường
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm môi trường hoang mạc về diện tích, khí hậu.
- Phân tích được đặc điểm nổi bật về khí hậu của hoang mạc.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa...
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, biểu đồ.
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính
1. Đặc điểm của môi trường


a] GV giao nhiệm vụ 1 cho HS
Mở SGK/ 187 đọc khái niệm “hoang
mạc”?
- Quan sát lược đồ các môi trường địa
lí, em có nhận xét gì về diện tích hoang
mạc trên Trái Đất hiện nay?
- Diện tích: Hoang mạc có ở hầu hết
- Các hoang mạc thường phân bố ở


đâu? Giải thích?
các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích
- Nguyên nhân hình thành hoang mạc? đất nổi trên Trái Đất.
b] HS thực hiện nhiệm vụ: hoạt động
cá nhân và báo cáo GV.
c] GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d] GV nhận xét và chuẩn hóa kiến
thức.
- Phân bố: Hoang mạc nằm dọc theo
hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á
– Âu.
- Nguyên nhân hình thành hoang mạc:
+ Ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
a] GV giao nhiệm vụ 2 cho học sinh:
+ Vị trí của lãnh thổ cách xa biển.
Hoạt động nhóm.
Nhóm 1: Quan sát biểu đồ khí hậu H19.2 + Dọc theo hai đường chí tuyến.
⇒ Rất ít mưa, xuất hiện hoang mạc.
Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của

tháng cao nhất và tháng thấp nhất
hoang mạc xa ha ra. Rút ra đặc điểm
chung về khí hậu của môi trường
hoang mạc?
Nhóm 2: Quan sát biểu đồ khí hậu H19.3
Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của
tháng cao nhất và tháng thấp nhất
hoang mạc Gô- bi. Rút ra đặc điểm
chung về khí hậu của môi trường
hoang mạc?
b] HS thực hiện nhiệm vụ: hoạt động
nhóm và báo cáo GV.
- Khí hậu: Rất ít mưa, độ bốc hơi lại rất
c] GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. lớn nên vô cùng khô hạn.
d] GV nhận xét và chuẩn hóa kiến - Biên độ dao động nhiệt ngày, đêm;
thức.
giữa các mùa trong năm rất lớn.
⇒ Hết sức khắc nghiệt.
GV mở rộng:
- Dòng biển lạnh chặn hơi nước từ
ngoài khơi vào lục địa.
- Lãnh thổ nằm sâu trong nội địa, ít
chịu ảnh hưởng của biển nên mưa ít.
- Dọc hai chí tuyến có hai dải áp cao - Thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi.
nên hơi nước khó ngưng tụ thành mây
mưa.
⇒ Như vậy: Tất cả các châu lục, nếu ở


đâu có các điều kiện trên đều có nguy

cơ trở thành hoang mạc nếu không có
chiến lược bảo vệ và trồng rừng.
? Quan sát ảnh H 19.4. H 19.5: Mô tả
cảnh quan ở hoang mạc có đặc điểm
gì?
[Hoang mạc xa ha ra ở châu phi như
một biển cát mênh mông từ tây sang
đông 4500 km, từ bắc xuống nam
1800k. với những đụn cát di động, một
số nơi là các ốc đảo như các cây chà là
có dáng như cây dừa.
Hoang mạc ôri đôna ở Bắc mĩ là vùng
đất sỏi đá với các cây bụi gai và các
cây xương rồng nến khổng lồ cao 5m
mọc rải rác]
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự thích nghi của thực, động vật với môi trường
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm môi trường hoang mạc về diện tích, khí hậu.
- Phân tích được đặc điểm nổi bật của hoang mạc.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa...
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, biểu đồ.
- Hoạt động nhóm.
3.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

a] GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS

2. Sự thích nghi của thực, động vật
Nhóm 1- Động vật ở môi trường hoang với môi trường
mạc như thế nào?
- Trong điều kiện sống thiếu nước như
thế động vật thích nghi bằng cách nào?
Nhóm 2: Thực vật ở môi trường hoang
mạc như thế nào?
- Trong điều kiện sống thiếu nước như
thế Thực vật thích nghi bằng cách nào?
b] HS thực hiện nhiệm vụ: hoạt động


nhóm và báo cáo GV.
c] GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d] GV nhận xét và chuẩn hóa kiến
thức.
[GV mở rộng thêm: Lạc đà chịu khát
giỏi 9 ngày, lạc đà chủ nhân của
hoang mạc ăn và uống rất nhiều, dự
trữ mỡ trong bướu;]
GV mở rộng CH: Con người thích
nghi trong môi trường hoang mạc như
thế nào?[ Trùm khăn, mặc áo kín đầu,
dự trữ sẵn nước khi đi trên hoang mạc,
khai thác tài nguyên trên các ốc đảo...]
CH liên hệ:
Ở Việt nam có hoang mạc, sa mạc
không? Vì sao?
Biện pháp chống sa mạc hóa ở Việt
nam là gì?[Trồng rừng, và bảo vệ

rừng đầu nguồn,trồng rừng chắn cát,
bảo vệ môi trường xung quanh...]

- Thực vật, động vật thích nghi với môi
trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách
tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng
cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng
trong cơ thể.. [thân cây mọng nước, lá
biến thành gai, thân cây bò sát, rễ ăn
thật sâu, động vật kiếm ăn ban đêm,
…].

Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng bài học góp phần hình
thành.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a] GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát H 19.2 và 19.3 hoàn thành bảng so sánh
về sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa.
Hoang mạc đới nóng [190 B]
Nhiệt độ

Mùa
đông

Mùa
hạ


Biên độ
nhiệt

Hoang mạc đới ôn hòa [430 B]
Mùa
đông

Mùa hạ

Biên độ
nhiệt


Lượng
mưa

Không
mưa

Đặc điểm
khác nhau
của khí
hậu
b] HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp[hết thời gian GV có thể hướng dẫn HS về nhà]
c] GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để áp dụng vào
thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm hiểu về sự thích nghi của động, thực vật.
- Đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của
HS


Tiết 22: BÀI 20

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI
HOANG MẠC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau bài học giúp học sinh hiểu:
- Các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc.
- Nguyên nhân hoang mạc đang mở rộng.
- Biện pháp để cải tạo hoang mạc.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ
- Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt:
Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
Bản đồ cảnh quan thế giới.

2. Đối với học sinh
- Thước kẽ, bút chì, sgk.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
2* Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm khí hậu ở hoang mạc? Nguyên nhân hình thành hoang mạc?
- Làm thế nào mà giới sinh vật và con người có thể thích nghi với khí hậu khô
hạn, khắc nghiệt của hoang mạc?
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
a] GV cho học sinh xem đoạn video về hoạt động kinh tế của con người ở hoang
mạc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao hoang mạc chỉ toàn cát, sỏi và đá
mênh mông và cực kì khô hạn mà con người vẫn có thể sống hàng nghìn năm


nay?
b] Hs suy nghĩ và chuẩn bị báo cáo.
c] GV gọi 1 HS báo cáo, các HS khác bổ sung
d] GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về hoạt động kinh tế
1. Mục tiêu
- Trình bày được hoạt động kinh tế hoang mạc.
- Phân tích được hai hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh địa lí.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh...
- Hoạt động cá nhân.
3.Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS
Nội dung1: Tìm hiểu hai hoạt động kinh
tế cổ truyền.
a] GV giao nhiệm vụ cho HS
Quan sát hình 20.1, 20.2 cho biết:
- Hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang
mạc gồm những ngành nào?
- Chăn nuôi du mục là gì? Nuôi những
con vật nào là chính? Tại sao?
- Trồng trọt chủ yếu ở đâu?
b] HS thực hiện nhiệm vụ: hoạt động cá
nhân và báo cáo GV.
c] GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d] GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
- GV hỏi thêm: Nguyên nhân nào làm
cho hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang
mạc chủ yếu là trồng trọt trong ốc đảo?
+ Tham khảo phần "ốc đảo", phụ lục
bài 19 mở rộng kiến thức cho HS.
Nội dung 2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế
hiện đại.
a] GV giao nhiệm vụ cho HS

Nội dung chính
1. Hoạt động kinh tế
*Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Chủ yếu là chăn nuôi du mục.
- Trồng trọt trong ốc đảo.
- Nguyên nhân: Thiếu nước.



- Ngành kinh tế nào mới xuất hiện ở
hoang mạc ?
- Quan sát hình 20.3, 20.4 cho biết vai
trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc cải
tạo bộ mặt hoang mạc?
- Nguyên nhân?
- Con người tập trung chủ yếu ở đâu? vì
sao?
b] HS thực hiện nhiệm vụ: hoạt động cá
nhân và báo cáo GV.
c] GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d] GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
GV mở rộng: Ngày nay với tiến bộ của
kĩ thuật khoan sâu,con người đã phát
hiện các túi nước ngầm, các mỏ dầu
khí...nằm sâu dưới hoang mạc...Từ đó
các đô thị mọc lên trong hoang mạc với
đầy đủ tiện nghi cho những người thợ
khai thác và điều hành..Cuộc sống hiện
đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo...

*Hoạt động kinh tế hiện đại
- Khai thác dầu khí, nước ngầm …
- Nguyên nhân: Nhờ tiến bộ của
khoa học - kĩ thuật.
- Dân cư chỉ tập trung ở các ốc đảo.

Hoạt động 3. Tìm hiểu hoang mạc đang ngày càng mở rộng
1. Mục tiêu

- Trình bày được nguyên nhân hoang mạc đang mở rộng và các biện pháp để cải
tạo hoang mạc.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh địa lí.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh...
- Hoạt động cá nhân.
3.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
a] GV giao nhiệm vụ cho HS
- Quan sát hình 20.5 em thấy hiện tượng
gì ở hoang mạc? Điều này gây bất lợi gì
cho cuộc sống sinh hoạt và kinh tế của
con người?
- Nguyên nhân hoang mạc mở rộng là
gì?

Nội dung chính
2. Hoang mạc đang ngày càng
mở rộng
- Nguyên nhân: Do biến động
của khí hậu trái đất, do cát lấn
đặc biệt do tác động của con
người.


b] Hs thực hiện nhiệm vụ: hoạt động cá
nhân và báo cáo GV.
c] GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d] GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
- Quan sát hình 20.3 và 20.6 nêu một số

biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển
của hoang mạc?
- Nêu một số thí dụ cho thấy tác động
của con người đã làm tăng diện tích
hoang mạc trên thế giới.
GV giải thích thêm: Do tự nhiên, cát lấn,
biến động thời tiết, thời kì khô hạn kéo
dài, khai thác cây xanh quá mức hoặc do
gia súc ăn, phá cây non -> Do tác động
của con người là chủ yếu. Các hoang
mạc ngày càng mở rộng một phần cũng
là do BĐKH.
GV: Liên hệ Việt Nam.
- Miền Trung chống nạn cát bay dọc
duyên hải.
- Cải tạo đất trống, đồi trọc.
- Giải quyết nước tưới vào mùa khô.

- Tốc độ mở rộng hoang mạc rất
nhanh, khoảng 10 triệu ha mỗi
năm.
- Biện pháp hạn chế sự mở rộng
của hoang mạc:
+ Trồng rừng chắn cát.
+ Khai thác nước ngầm.
+ Cải tạo thành đất trồng trọt.

Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng bài học góp phần hình

thành
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a] GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Làm thế nào để ngăn cản sự mở rộng của hoang mạc?
- GV liên hệ giáo dục học sinh bảo vệ cây xanh ở Việt Nam.
b] HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp [hết thời gian GV có thể hướng dẫn HS về nhà]
c] GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.


Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để áp dụng vào
thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Ngày nay con người đã và đang sử dụng các biện pháp gì để khai thác hoang
mạc và hạn chế quá trình mở rộng của hoang mạc trên thế giới?
- Liên hệ vấn đề bảo vệ môi trường.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của
HS
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hà



Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn như thế nào?

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Xem lời giải

Bài 2 trang 63 sgk địa lí 7

Đề bài

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn như thế nào ?

Lời giải chi tiết

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn bằng cách:

- Thực vật:

+ Tự hạn chế sự thoát hơi nước, đồng thời tăng cường sự dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

VD. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.

Cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ là những loài dự trữ nước trong thân cây.

Các loài cây ở hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ to và dài để có thể hút nước dưới sâu.

+ Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.

- Động vật:

+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.

+ Linh dương và lạc đà ...sống được là nhờ khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống.

loigiaihay.com

  • Câu 1 [mục 2 - bài học 20 - trang 66] sgk địa lí 7

    Biện pháp đang được sử dụng hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.

  • Bài 1 trang 63 sgk địa lí 7

    Bài 1. Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 61 SGK Địa lí 7

    1. Quan sát lược đồ hình 19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? 2. Quan sát các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa. 3. Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các hình ảnh dưới đây.

  • Lý thuyết môi trường hoang mạc Địa lí 7

    Lý thuyết môi trường hoang mạc Địa lí 7 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

  • Bài 2 trang 115 sgk địa lí 7

    Bài 2. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

Video liên quan

Chủ Đề