Cọc ly tâm dài tối đa bao nhiêu m năm 2024

Cọc bê tông ly tâm là loại cọc bê tông không sử dụng sắt thép, cọc khoan nhồi như các loại cọc bột tông khí thông thường. Loại cọc này sử dụng công nghệ chế tác hiện đại. Với phần ngầm được thiết kế có khả năng chịu tải trọng lớn. Nên có thể đảm bảo chất lượng kỹ thuật trong hầu hết quá trình thi công thực tế.

.jpg]

Khác với cột bê tông, cọc ly tâm có dạng hình tròn, được đổ theo phương thức quay ly tâm, bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 96 độ C. Phần lõi bên trong thay vì chứa cốt thép thì lại được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.

Tại sao cọc bê tông ly tâm lại được ứng dụng nhiều?

Với tốc độ phát triển không ngừng của các khu đô thị, lượng dân cư đổ về đây ngày càng tăng cao. Dẫn đến sự tăng lên không ngừng của nhu cầu nhà ở. Vì vậy mà công nghệ chế tác tường bê tông cốt thép cũng được phát triển và nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu đó. Nhờ sở hữu nhiều đặc tính tốt, vượt bậc hơn các sản phẩm cọc bê tông khác. Mà cọc bê tông ly tâm được nhiều người lựa chọn. Nó đem đến một công trình vững chắc và bền bỉ với thời gian, ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu, thời tiết.

Ưu nhược điểm của cọc bê tông ly tâm

Ưu điểm

Được sản xuất theo dây chuyền khép kín, hiện đại, nên có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng

Quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn TCVN 7888 năm 2014 [ Tiêu chuẩn áp dụng cho cọc bê tông được sản xuất theo phương pháp quay ly tâm]

Độ cứng và khả năng chịu uốn dẻo cao nhờ phần bê tông tươi trong cọc đặc và chắc

Cọc bê tông ly tâm có độ cứng và khả năng chịu uốn dẻo cao

Có khả năng chống ăn mòn, chống ăn mòn sulphate tốt

Khi sử dụng cọc bê tông ly tâm khả năng xảy ra rạn nứt, ăn mòn, thấm nước của công trình được hạn chế ở mức tối đa

Có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng cho mọi công trình. Từ nhà ở dân dụng đến nhà cao tầng, xây trạm điện, bến cảng,..

Chiều dài cọc có thể thay đổi tùy theo thiết kế công trình

Thời gian thi công nhanh chóng, quá trình sử dụng dễ dàng

Giá thành rẻ hơn các loại cọc bê tông khác trên thị trường

Áp dụng được cho cả những trường hợp địa chất phức tạp nhất

Nhược điểm

Kích thước cọc lớn dẫn đến việc vận chuyển trên phố gặp khó khăn

Chất lượng cọc có thể bị ảnh hưởng nếu chịu tác động lớn trong quá trình di chuyển

Phân loại cọc bê tông ly tâm

Theo chủng loại và mã ký hiệu sản phẩm

Dựa vào chủng loại và mã ký hiệu sản phẩm cọc bê tông ly tâm được chia thành 2 loại:

Cọc bê tông ứng lực trước thường [PC]: Là loại cọc bê tông ứng trước được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm. Có cấp độ chịu nén của bê tông không nhỏ hơn B40.

Cọc bê tông ứng lực trước cường độ cao [PHC] và [NPH]: Là loại cọc bê tông ly tâm ứng lực trước sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm. Có cấp độ bền chịu nén của bê tông không nhỏ hơn B602.

Theo chỉ tiêu chất lượng cơ lý

Phân loại theo giá trị mômen uốn nứt: Cọc bê tông ứng lực trước thường [PC] được chia thành 4 loại cấp tải: A,AB, B, C. Trong đó cấp tải A có mômen uốn nứt, không nhỏ hơn 24.5 kN.m. Cấp tải AB có mômen uốn nứt, không nhỏ hơn 30 kN.m. Cấp tải B thì giá trị này là 34.3kN.m, còn cấp tải C là 39.2kN.m.

.jpg]

Phân loại theo giá trị ứng suất hữu hiệu tính toán, mômen uốn nứt và khả năng bền cát:

Cọc bê tông ứng trước cường độ cao [PHC] được phân thành 4 loại cấp tải: A, AB, B, C.

Cọc bê tông ứng lực trước cường độ cao NODULAR được phân thành 3 loại cấp tải A, B và C.

Theo hình dạng và kích thước đường kính ngoài

Phân loại theo hình dạng cọc:

Cọc ly tâm thân thẳng [PC] và [PHC]

Cọc thân đốt [NPH]

Phân loại theo đường kính ngoài: Cọc bê tông ly tâm ứng trước [PC, PHC, NPH] được chia thành các loại: 300; 350; 400; 450; 500; 600; 700; 800; 900; 1000; 1100; 1200.

Tiêu chuẩn về nghiệm thu của cọc bê tông ly tâm

Tiêu chuẩn nghiệm thu

Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm được quy định theo TCVN 7888 năm 2014. Theo đó nhà sản xuất phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về lô sản phẩm do mình sản xuất ra khi cấp cho khách hàng. Cụ thể:

Các vật liệu sản xuất bê tông ly tâm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế.

Để đảm bảo chất lượng của bê tông, tùy theo tầm quan trọng và tính chất của từng loại công trình hoặc từng bộ phận công trình mà quy định mác bê tông có thể thay đổi theo 2 phương án. Đó là phương án đối với bê tông mác 100 và bê tông mác 150 trở lên.

Bề mặt bê tông cần phải được giữ ẩm theo chế độ bảo dưỡng bê tông TCVN 5592 năm 1991

Quá trình kiểm tra chất lượng cọc bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp bê tông đã đông cứng.

Để đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, cọc bê tông ly tâm phải trải qua quá trình kiểm tra cả về chất lượng đến cường độ chịu lực. Trong quá trình kiểm tra, có một số sai lệch của các chỉ số có thể chấp nhận được. Tuy nhiên không được vượt qua các trị số cụ thể đã được quy định trong tiêu chuẩn cho phép của nhà nước.

Tiêu chuẩn về hồ sơ nghiệm thu

Hồ sơ nghiệm thu cọc bê tông ly tâm theo tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thành phần sau:

Chứng chỉ nguyên vật liệu sản xuất bê tông: Gồm chứng chỉ xi măng, cốt liệu, chứng chỉ chất lượng thép các loại, nước và phụ gia [nếu có]

Chứng chỉ đánh giá chất lượng cọc bê tông

Chứng chỉ nghiệm thu đánh giá chất lượng ngoại quan và biên bản sửa chữa ngoại quan [nếu có]. Chứng chỉ này cần phải đính kèm hình ảnh sản phẩm có lỗi nằm trong phạm vi cho phép.

Chứng chỉ chất lượng kiểm tra độ bền uốn nứt thân cọc của lô sản phẩm theo kết quả được thực hiện bởi phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có chức năng pháp lý cho công tác thử độ bền.

Chứng chỉ về các chỉ tiêu: Độ bền uốn gãy, khả năng bền cắt thân cọc, chỉ số uốn nứt thân cọc dưới tải trọng nén dọc trục đối với cọc PHC, độ bền uốn mối nối được thực hiện khi có yêu cầu thiết kế của khách hàng..

Biên bản nghiệm thu xuất xưởng giữa nhà sản xuất và khách hàng. Bao gồm cả các chương trình nội dung thử nghiệm cùng các số liệu hồ sơ chất lượng sản phẩm nghiệm thu liên quan đến kết cấu bê tông.

Định mức ép cọc bê tông ly tâm

Hiện nay định mức ép cọc bê tông ly tâm không cố định cho từng công trình cụ thể khác nhau. Mà các bộ định mức do Bộ Xây dựng công bố chỉ là cơ sở cho việc lập dự toán xây dựng công trình.

Các định mức ép cọc bê tông thuỷ công hay cọc bê tông cho bất kỳ công trình nào phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm công trình, kỹ thuật công nghệ, đặt điểm thiết kế và các điều kiện thi công trên thực tế. Và theo đó, công tác cẩu cọc và hao phí ca máy đã được bao gồm trong các hạng mục công việc tương ứng thuộc phạm vị định mức công bố.

Trong những công trình cụ thể, để xác định được định mức ép cọc bê tông ly tâm, chủ đầu tư sẽ gửi tất cả các chỉ số liên quan đến quá trình thi công ép cọc. Bao gồm độ sâu ép cọc, kích thước, đường kính cọc, đặc tính của khu đất đóng cọc [khu vực đóng cọc là trên cạn hay dưới nước],…. lên Bộ xây dựng. Sau đó, Bộ xây dựng sẽ gửi thông tư hướng dẫn và cung cấp các giá trị liên quan cho chủ đầu tư và đơn vị thi công để tiến hành ép cọc bê tông cho công trình.

Cọc ly tâm dài bao nhiêu m?

Cọc bê tông ly tâm cốt thép thường Cạnh cọc thường gặp ở Việt Nam hiện nay là 0,2 – 0,4m, chiều dài cọc thường nhỏ hơn 12m vì chiều dài tối đa của một cây thép là 11,7m. Bê tông dùng cho cọc mác từ 250 – 350 [tương đương cấp độ bền [B20 – B25].

Cọc ly tâm dài nhất là bao nhiêu?

[3] Cọc bê tông ly tâm có thể sản xuất với chiều dài tối đa đến 27m cho một đoạn, mối nối cọc nhanh và kinh tế, trọng lượng trên một đơn vị chiều dài thấp dẫn đến giá thành hạ.

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực dài bao nhiêu?

THÔNG SỐ KỸ THUẬT.

Cọc ly tâm D300 chịu bao nhiêu tấn?

Chịu tải trên đầu cọc: 100 tấn. Đường kính thép: 7.1mm. Khối lượng tấn/md: 0,118.

Chủ Đề