Có nên ăn nho khi đói

Đau dạ dày ăn nho được không là điều nhiều người còn thắc mắc vì trong quả này có chứa acid. Theo Đông y, trái nho giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Vì vậy, người đau dạ dày nên ăn nho trong liều lượng cho phép nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nho là trái cây được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, với người đau dạ dày, khi ăn bất kì đồ ăn nào cũng cần cẩn thận. Vậy người bị đau dạ dày ăn nho được không? Tác dụng của nho đối với dạ dày ra sao?

Đau dạ dày ăn nho được không, có ảnh hưởng đến dạ dày không là điều nhiều người quan tâm

Theo các nghiên cứu, trong nho có chứa một số thành phần chữa lành vết thương, rất tốt cho dạ dày. Trong mỗi trái nho có nhiều khoáng chất Kali, sắt, mangan, canxi,… cùng vitamin B1, B6, C,K,… Đối với người đau dạ dày, trái nho có tác dụng:

  • Ngăn ngừa ung thư dạ dày: Chất Polyphenol trong nho bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các tác nhân gây oxy hóa, chống lại ung thư. Ngoài ra, hoạt chất Resveratrol trong vỏ nho được nghiên cứu làm chậm sự phát triển của các khối u trong dạ dày.
  • Chống viêm: Chất Quercetin flavonoid là một chất chống viêm tự nhiên có trong nho. Ăn nho đúng cách sẽ giúp hoạt chất này hỗ trợ các vết viêm trong dạ dày mau lành.
  • Dễ tiêu hoá, cải thiện đường ruột và dạ dày: Nho chứa tới 75 – 85% nước, phần thịt mềm và dễ tiêu hoá. Khi hấp thụ vào cơ thể, dạ dày không cần phải hoạt động quá nhiều, giúp giảm các cơn co bóp lên các tổn thương.
  • Giảm stress: Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Trong nho có chứa Kali – hoạt chất giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn và giảm đi tình trạng lo lắng.

Với một số tác dụng nổi bật của nho đối với dạ dày, bạn không cần phân vân đau dạ dày có nên ăn nho không nữa.

XEM NGAY: [HOT] Sức mạnh từ hơn 30 loại “tiên dược” chữa bệnh dạ dày hội tụ trong Nhất Nam Bình Vị Khang

Dù không còn lo lắng đau dạ dày ăn nho được không nữa nhưng phải ăn đúng cách mới đem lại các lợi ích cho dạ dày. Không phải loại nho nào cũng phù hợp và ăn lúc nào cũng được. Người bệnh nên lưu ý cách ăn:

  • Ăn sau bữa ăn 30 phút: Không ăn nho khi đói, nhất là trước bữa ăn. Trong nho chứa nhiều vitamin C và lượng acid nhất định. Ăn nho lúc đói sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Không ăn vào buổi tối: Nho tốt nhất được ăn vào sau bữa sáng hoặc bữa trưa. Nếu ăn vào buổi tối dễ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Không ăn quá nhiều trong ngày: Lượng nho khuyến cáo là 100 gram/ngày với tần suất khoảng 3 – 4 lần một tuần.
  • Kết hợp với các loại trái cây khác: Ngoài nho thì có rất nhiều trái cây tốt cho dạ dày như chuối, đu đủ, bơ,… Người bệnh có thể kết hợp các loại quả này ăn thay phiên trong tuần để đỡ chán và bổ sung nhiều chất có lợi cho dạ dày.
  • Ăn thêm các chế phẩm từ nho: Ngoài ăn nho tươi, người bệnh có thể tìm đến nho khô, uống sinh tố, nước ép nho để tăng hương vị mà vẫn không làm mất đi giá trị dinh dưỡng.
Ăn nho đúng cách mới có thể phát huy tác dụng và không gây tác dụng phụ

Như vậy, chỉ cần thực hiện đúng một số lưu ý trên thì bạn có thể an tâm không cần phân vân đau dạ dày có ăn nho được không.

Không phải tất cả loại nho người đau dạ dày đều có thể ăn. Một số loại sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nếu thường xuyên ăn phải. Người bệnh nên lưu ý lựa chọn:

Nho đen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác
  • Chọn loại nho chín ngọt: Không ăn nho còn xanh, có vị chua. Nếu thường xuyên ăn loại nho chua sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày cùng các cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
  • Nên ăn nho đen: Trong các loại nho thì nho đen ngọt nhất và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Đặc biệt, trong phần vỏ nho đen có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho dạ dày.
  • Không nên dùng cho người bị viêm loét dạ dày: Nếu các cơn đau dạ dày đang ở mức độ nhẹ, chưa chuyển sang viêm thì có thể yên tâm ăn nho. Tuy nhiên, với trường hợp bị viêm loét dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để tránh tình trạng khiến ổ viêm nặng hơn.
  • Mua ở các cơ sở uy tín: Nho là loại trái cây khó bảo quản, nhanh hư hỏng. Vì vậy, nếu mua trôi nổi thì khả năng mua phải nho nhúng thuốc bảo quản vượt liều lượng là rất lớn.
  • Ngâm rửa sạch sẽ trước khi ăn: Ngâm nho trong nước muối pha loãng tầm 5 phút để loại bỏ hoá chất và bụi bẩn. Rửa nho nhẹ nhàng để tránh bầm dập.
  • Bảo quản nho: Để nho ráo nước, cho vào hộp nhựa hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm để giữ nho lâu hơn.

Với hàng loạt các lợi ích trên, đau dạ dày ăn nho được không sẽ không còn là nỗi băn khoăn nữa. Ăn nho đủ lượng, đúng thời điểm và kết hợp với một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng xoa dịu các cơn đau dạ dày.

ĐỪNG BỎ LỠ: Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp CHẤM DỨT vĩnh viễn viêm, đau dạ dày sau 45 ngày

Nho chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe thế nhưng trào ngược dạ dày ăn nho được không? Câu trả lời chính xác sẽ có ngay sau đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Trào ngược dạ dày lên mũi

Nho tốt cho sức khỏe

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nho là trái cây tuyệt vời cho trái tim và sức khỏe tổng thể khi được tích hợp vào chế độ ăn uống cân bằng. Những lợi ích của trái nho với cơ thể gồm:

  • Làm trẻ hóa làn da: Nho chứa Vitamin C và chất chống oxy hóa, có thể giúp chống lão hóa cho làn da của bạn. Chúng thậm chí có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi bức xạ cực tím gây ung thư và các gốc tự do gây ra nếp nhăn và đốm đen. Vitamin C trong nho hỗ trợ hình thành Collagen, giúp mang lại cho khuôn mặt bạn sự săn chắc trẻ trung.
  • Lợi ích cho não: Hợp chất Resveratrol có trong nho giúp chống lại các mảng bám và các gốc tự do – nguyên nhân gây hại cho não và bệnh Alzheimer. Nó cũng giúp tăng lưu lượng máu đến não và tăng cường trí nhớ.
  • Tăng cường năng lượng: Các carbohydrate phức tạp có trong nho có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng cần thiết. Chúng là món ăn nhẹ hoàn hảo trước khi tập luyện.
  • Tăng cường sức khỏe của tim: Nho có chứa polyphenol giúp ức chế xơ vữa động mạch, ngăn cản sự hình thành cholesterol trong thành động mạch của tim và não.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Thực phẩm chống oxy hóa cao như nho giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thấp hơn bằng cách bảo vệ DNA tế bào. Nho giúp giảm căng thẳng oxy hóa và hạn chế các phản ứng bắt đầu tăng trưởng và phát triển khối u.
  • Tốt cho mắt: Vitamin A và Lutein có trong nho có thể tăng cường sức khỏe cho mắt của bạn. Tác dụng này đã được chứng minh theo một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Viện mắt Bascom Palmer thuộc Đại học Miami thực hiện
  • Tăng cường xương: Nho chứa Mangan có tác dụng giúp cơ thể bạn hấp thụ Canxi tốt hơn và cũng tạo ra các enzyme thiết yếu để tạo xương. Nó cũng giúp tăng sự trao đổi chất, điều chỉnh hormone và bình thường hóa lượng đường trong máu.

2. Trào ngược dạ dày ăn nho được không ?

Bạn nên ăn nho vỏ đen và nho đã chín

Quả nho chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn nho. Nho có chứa nhiều loại axit hữu cơ khác và hàm lượng Vitamin C cao [4mg/100g]. Những chất này khi đi vào dạ dày sẽ làm tăng tiết axit dịch vị. Vì thế, người bị trào ngược dạ dày ăn nho nhiều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như ợ chua hoặc ợ nóng. 

Ăn nhiều nho cũng có thể gây ra tình trạng bào mòn vết loét dạ dày, làm cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Người bị trào ngược dạ dày nếu muốn ăn nho cần phải ăn đúng cách với lượng thích hợp.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần chú ý:

  • Không ăn nho xanh, chua. Nên ăn nho chín có vị ngọt. Ăn nho vỏ đen có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
  • Không ăn nho khi đói. Nên ăn sau bữa chính 30 phút. Nếu ăn nho khi đói sẽ khiến lượng axit trong dạ dày sản xuất nhiều hơn dẫn tới trào ngược axit, phá hủy lớp niêm mạc của dạ dày.
  • Không nên ăn nho vào buổi tối. Ăn nho trước khi ngủ tối làm tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Không nên ăn quá nhiều nho. Bạn chỉ nên ăn tối đa 100g/ngày.

3. Nên ăn các loại hoa quả thế nào?

Ngoài nho ra bạn có thể tìm hiểu các loại hoa quả nên và không nên ăn để hỗ trợ điều trị thêm sau đây.

3.1. Hoa quả nên ăn

Nước dừa giúp làm mát dạ dày

Một số loại hoa quả sau đây sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh hơn đồng thời ngăn ngừa và giúp quá trình điều trị trào ngược dạ dày nhanh khỏi.

  • Chuối: Đây là loại quả mềm, dễ tiêu hóa và gần như không gây ra tác hại nào cho dạ dày. Chất xơ dễ tiêu hóa trong chuối có tác dụng loại bỏ một số độc tố ra khỏi đường tiêu hóa. Chuối còn giúp trung hòa axit trong dạ dày từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thanh long: Có hàm lượng nước và chất xơ cao có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm đầy chướng, đầy hơi. Đặc biệt, chất nhầy tự nhiên trong thanh long tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh các tác động gây hại như đồ ăn cay nóng,…
  • Mận khô: Quả mận có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, kích thích co bóp ruột và giúp tăng cường tiêu hóa. 
  • Quả bơ: là loại quả đặc biệt thân thiện với dạ dày do quả bơ rất mềm, dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Lượng Kali dồi dào trong quả bơ còn giúp giảm tần suất đau dạ dày do căng thẳng gây ra.
  • Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và có tác dụng làm dịu dạ dày đang nóng rát do axit gây ra. Nước dừa còn có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn nhẹ để giúp các vết loét dạ dày chóng lành.
  • Táo: giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tránh táo bón và giúp hỗ trợ quá trình bài tiết tốt hơn.
  • Dưa chuột: Chứa nhiều nước với tác dụng làm dịu dạ dày. Ăn dưa chuột cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược khó chịu.

3.2 Hoa quả nên tránh

Nên tránh ăn cóc không tốt cho dạ dày

Bên cạnh những loại quả trên, bạn cũng nên tránh những hoa quả có thể làm trào ngược thêm trầm trọng.

  • Lê: Loại quả này không vô hại như mọi người nghĩ. Theo nhiều nghiên cứu quả lê có thể phá vỡ lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm tổn thương nó. acid dư thừa sẽ có “cơ hội” làm gia tăng vết loét và khiến trào ngược xuất hiện nhiều hơn.
  • Các loại quả giàu axit như cà chua, cam, chanh: có thể khiến dạ dày tăng sản xuất axit và làm trầm trọng các triệu chứng trào ngược.
  • Các loại quả xơ cứng như cóc: gây khó tiêu hóa và có thể làm niêm mạc dạ dày bị trầy xước. Tình trạng đầy bụng ợ hơi không giảm bớt mà còn gia tăng nhiều hơn.
  • Các loại quả nhiều nhựa chát như hồng xiêm, hồng: có thể kết hợp với axit trong dạ dày gây khó tiêu, đầy chướng, thậm chí có thể tạo thành sỏi.

>> Bạn có thể xem thêm chi tiết các loại hoa quả nên ăn qua bài viết: trào ngược dạ dày ăn hoa quả gì ?

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã có thể trả lời: Trào ngược dạ dày ăn nho được không? Người bị trào ngược dạ dày cần chú ý đặc biệt tới chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi.

Video liên quan

Chủ Đề