Chất cảm trong Mỹ thuật là gì

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Mỹ thuật [美術] hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ["mỹ", 美 theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"]. Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" [đẹp + nghệ thuật], Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa [vật thể] do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc.

Tranh vẽ Hà Nội năm 1946 của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Con rồng bằng xốp và lục bình khô do họa sĩ Nguyễn Minh Phương thiết kế tại đường hoa Nguyễn Huệ 2012.

Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mĩ và ý thích của riêng từng người. Do đó, quan niệm về mĩ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm.

Theo từ điển từ vựng mĩ học của Étienne Souriau - 1990, tiêu chuẩn mĩ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mĩ học. Ví dụ: thông qua ngôn ngữ tạo hình, tác giả diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng. Mĩ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó.

Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ "mĩ thuật" trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày. Từ "mĩ thuật" còn được dùng khi phân biệt những ngành lớn của hội họa: mĩ thuật ứng dụng, mĩ thuật công nghiệp, mĩ thuật trang trí...; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kĩ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mĩ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mĩ thuật với thủ công mĩ nghệ và mĩ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn: mĩ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua 1 chất liệu nào dó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp.

Chi tiết: Các trường phái mĩ thuật hiện đại

Mĩ thuật bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác như:

  • Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các tác phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của mĩ thuật.
  • Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kĩ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao.
  • Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều [tượng tròn] hoặc hai chiều [chạm khắc, chạm nổi].

Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm, là khái niệm cơ bản nhất và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mĩ thuật [1].

Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mĩ thuật. Đặc biệt những xu hướng mĩ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 bao gồm:

  • Nghệ thuật Sắp đặt [Installation art]
  • Nghệ thuật Trình diễn [Performance art]
  • Nghệ thuật Hình thể [Body art]
  • Nghệ thuật Đại chúng [Popart]
  • và nhiều loại hình khác.

Lưu ý, tên gọi các môn nghệ thuật thị giác này chưa thực sự thống nhất trong tiếng Việt.

  • Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục 2003
  • Mĩ học
  • Nghệ thuật
  • Hội họa
  • Đồ họa in ấn
  • Điêu khắc
  • Mĩ thuật ứng dụng
  • Nhiếp ảnh
  • Các môn thuộc mĩ thuật đương đại
  • Thủ công mỹ nghệ

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mỹ_thuật&oldid=68095524”

Trong trích ngang nghệ thuật của Lưu Công Nhân bao giờ cũng ghi nơi sinh ở làng Lâu Thượng, Hạc Trì, Phú Thọ và là học trò của họa sỹ Tô Ngọc Vân. Cội rễ làng đi theo suốt cuộc đời ông, nuôi sống và làm nên vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, duyên dáng trong hội họa của ông.


Còn vế thứ 2, như mọi người đều biết, năm 1950 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam thành lập ở chiến khu Việt Bắc [Phú Thọ] do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, giáo viên là một số họa sỹ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương. Kỹ thuật cũng như những kiến thức hội họa căn bản được thầy Tô Ngọc Vân và các thầy truyền thụ đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho các học trò phát triển tài năng của mình. Trường phái Paris phát triển rực rỡ những năm đầu thế kỷ 20 đã được chiếu rọi vào trường Mỹ thuật Đông Dương [thành lập năm 1924] qua lăng kính của những người thầy Pháp, đến nay lại được khúc xạ thêm một lần nữa tới các họa sĩ kháng chiến qua những người thầy Việt, chính là những sinh viên đầu tiên của trường. Có thể nói Lưu Công Nhân và vài họa sỹ khác đã là “người phiên dịch” thành công nhất Trường phái Paris ra “ngôn ngữ Việt”.


Vẻ đẹp trong tranh Lưu Công Nhân luôn kết hợp hai yếu tố duyên dáng “quê mùa”, bình dị mộc mạc với hào hoa, sang trọng, hiện đại dù vẽ sơn dầu trên vải hay màu nước trên giấy, dù là phong cảnh đồng quê hay các thiếu nữ thành thị.

Nét là “căn-cước-hội-họa” của Lưu Công Nhân.

Hội họa là gì, hoặc những điều gì làm nên hội họa? Đó là hình, màu, bố cục, đậm nhạt, chất liệu, đề tài, bút pháp, tạo hình… Những người không đến được với hội họa là vì không có những thứ này. Ai đến và ở lại được với hội họa là vì có những thứ ấy hoặc một trong những thứ ấy. Người mạnh về màu, kẻ mạnh về hình. Thế mạnh, điểm đặc trưng, vẻ đẹp dễ nhận ra nhất trong nghệ thuật của Lưu Công Nhân nói chung cũng như của bộ sưu tập này chính là bút pháp, là nét.


Để nhận ra khả năng hội họa của một người nào đó, chỉ qua nét đã đủ biết. Trong những bức tranh vẽ bằng màu nước và mực nho, thậm chí chỉ là bút sắt, chì than trên giấy, tài hoa của Lưu Công Nhân lộ ra cực rõ. Nét của ông lúc khoan lúc nhặt, lúc đậm khi nhạt, lúc đứt lúc liền, lúc thì ào ạt khi thì tĩnh lặng, lúc khô lúc nhoè ướt, lúc mạnh lúc nhẹ, lúc thì bay bổng lúc lại kìm nén, có lúc thì thầm nhưng có lúc lại hét vang, lúc có và có lúc lại không. Những cặp đối lập của nét ấy chính là cuộc sống, chính là đời, chính là cõi đời, cõi người, là được mất mất được, vui buồn, hạnh phúc bất hạnh, cho nhận nhận cho… luôn đắp đổi giao hoà, điều này có vì điều kia có, điều này luôn có trong điều kia. Vẻ đẹp trong nét của Lưu Công Nhân gợi nhớ đến thư pháp, thảo thư Á Đông. Đó là kiểu nét chỉ một lần duy nhất rồi thôi, không tô đi dặm lại, một đi không trở lại, nhất khứ bất phục phản. Kiểu nét đầy ngẫu hứng, tung tẩy phóng khoáng. Điều này đòi hỏi ở người vẽ phải vững hình và trên cả hình là buông hình, bỏ hình, xả hình. Lối vẽ kiểu trực họa và ký họa giúp khai mở hết khả năng trực cảm, duy cảm, duy mỹ của Lưu Công Nhân. Không còn nệ vào phải trái, sai đúng, hình hay không hình nữa, không bị lệ thuộc vào đối tượng, ông chỉ vẽ xúc cảm của mình. Đấy chính là chất, là tạng tính, là nếp người Lưu Công Nhân, mình thế nào thì vẽ thế. Vẽ là vẽ mình. Nét là mình. Nét là người. Nét người.


Lê Thiết Cương
7.2017

Có thể bạn quan tâm

1ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGMỸ THUẬT HỌC[TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MỸ THUẬT]Mã số môn học: MT2338Số tín chỉ: 03 [45 tiết]Lý thuyết: 35 tiếtBài tập, thảo luận: 10 tiếtMục lục TrangLời nói đầu Chương 1: Ngôn ngữ tạo hình1. 1. Ngôn ngữ mỹ thuật1. 1.1. Đường nét1. 1.2. Màu sắc1. 1.3. Hình khối1. 1.4. Bố cục, nhịp điệu1. 2. Đặc trưng ngôn ngữ1. 2.1. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa 1. 2.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa 1. 2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc1. 2.3. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa33445566777Chương 2: Thể loại, chất liệu mỹ thuật 2. 1. Khái niệm nghệ thuật hội họa2. 2. Các thể loại hội họa châu Âu2. 2.1. Tranh sinh hoạt2. 2.2. Tranh chân dung2. 2.3. Tranh lịch sử2. 2.4. Tranh phong cảnh2. 2.5. Tranh tĩnh vật 2. 3. Thể loại tranh Trung Quốc 2. 4. Các chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắc2. 4.1. Sơn mài2. 4.2. Sơn dầu2. 4.3. Lụa2. 4 4. Màu bột2. 4.5. Màu nước 1010101112131415161718193234Chương 3: Phân tích tác phẩm4. 1. Những yếu tố cơ bản để phân tích đánh giá tác phẩm 4. 1.1. Khái niệm về phân tích tác phẩm4. 1.2. Những yếu tố cơ bản trong phân tích tác phẩm4. 2. Khái niệm thể loại hội họa và những yếu tố hợp thành tác phẩm hội họa4. 3. Giới thiệu, phân tích tranh, tượng 4. 3.1. Giới thiệu, phân tích tranh dân gian Việt Nam4. 3.2. Giới thiệu, phân tích tranh, tượng tiêu biểu của hoạ sĩ Việt Nam4. 3.3. Giới thiệu, phân tích tranh, tượng tiêu biểu của hoạ sĩ thế giới- Đề tài, thể loại, chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắc.4. 3.4. Giới thiệu và đánh giá nhận xét tranh vẽ của thiếu nhi 35353739414345464748Tài liệu học tập 492Lời nói đầuLỜI NÓI ĐẦU Mỹ thuật hiểu là "nghệ thuật của cái đẹp". Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạohình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc. Theo cách nhìn khác, từ mỹ thuật chỉ cái đẹp docon người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được hay người ta còn dùng từ nghệthuật thị giác để nói về mỹ thuật. Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khả năng thẩm mỹ và ýthích [thị hiếu], thẩm mỹ và nghệ thuật của riêng từng người. Tuy nhiên, một tác phẩm đượcđánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinhviện, hàn lâm: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt khônggian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mỹ học. Mỹ thuật làmôn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữcủa nó. Một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác: hội họa nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều mộtcách trực tiếp, đồ họa nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kỹthuật in ấn, còn điêu khắc là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều biểu hiện qua tượngtròn hoặc hai chiều như chạm khắc, chạm nổi. Khoa học và nghệ thuật giống như hai mắt của văn hoá con người. Chính do sự khácnhau của chúng [và cả sự bình đẳng về giá trị của chúng nữa] đã tạo ra nội hàm kiến thức củachúng ta. Không nên quy nghệ thuật vào lĩnh vực đùa vui hay minh hoạ dễ dãi cho các tư tưởngđạo đức cao siêu. Nghệ thuật là hình thức của tư duy, thiếu nó ý thức con người sẽ không tồn tại,cũng như không thể tồn tại ý thức với chỉ một nửa bán cầu đại não. Trong mỹ thuật, người ta còn thấy được sự hiện diện của các yếu tố ngôn ngữ tạo hình,các thể loại, chất liệu tham gia trong một tác phẩm giúp công chúng hiểu được những giá trị củacác yếu tố tham gia vào đó. Tác phẩm mỹ thuật nó là thông điệp của nghệ sỹ phản hồi những nhận thức thế giới,cuộc sống bằng thế giới quan, nhân sinh quan, bằng cả trí tuệ và tâm hồn, với các yếu tố ngônngữ mỹ thuật mà các ngành nghệ thuật khác không thể diễn đạt.3CHƯƠNG 1: Ngôn ngữ tạo hìnhSố tiết: 11 [Lý thuyết: 8 tiết; bài tập, thảo luận: 3 tiết]__________________________________________A] MỤC TIÊU:Kiến thức- Hiểu được vai trò trị giác trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình.Kỹ năng- Nắm được các yếu tố và vai trò của ngôn ngữ mỹ thuật trong việc thể hiện hình tượng nghệthuật trong tác phẩm.- Hoàn thiện các kiến thức về thể loại, chất liệu căn bản của hội họa, đồ họa, điêu khắc.Thái độ- Biết và vận dụng kiến thức để phân tích được một tác phẩm cụ thể.B] NỘI DUNGMỹ thuật là từ chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và sựtạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đa lên mặt phẳng hoặc một khônggian nào đấy. Mặt phẳng đó có thể là gỗ, giấy, vải, tường, trần nhà. Không gian có khi là ngoàitrời, có khi là trong một căn phòng nào đó… Ngôn ngữ mĩ thuật bao gồm các yếu tố nhưhình – khối; đường – nét; màu – sắc; sự sắp xếp bố cục, nhịp điệu… 1.1. Ngôn ngữ mỹ thuật1.1.1. Đường nétTheo định nghĩa khoa học thì “Đường là tập hợp của nhiều điểm trong chuyển động”.Trong tạo hình, đường nét là yếu tố ổn định nhất, nó là yếu tố cơ bản để tạo ra hình thể. Có nhiềuloại đường và nét. Ví dụ như: đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, đường tròn, đườngxoáy ốc… Nét đanh, nét thô, nét vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đóng, nét mở, néttrơn, nét gai… Đường và nét được người nghệ sĩ sử dụng trong một tổ hợp, sự sắp đặt đó nhằmmục đích tác động vào cảm giác của người xem và gây một hiệu quả nào đó về thẩm mỹ. Ngườita dùng nét vẽ để mô tả hình dạng cấu trúc, trạng thái của con người, sự vật và thiên nhiên, từ đóđường nét truyền cảm trực tiếp đến tình cảm của con người qua thị giác. Nét có thể tạo mảng, tạohình, gợi khối và thậm chí gợi chất, gợi không gian. Nói đến khái niệm “đường- nét” sẽ bao gồmnét và sự vận động của nét trong tác phẩm mĩ thuật. Khi xem xét một tác phẩm mĩ thuật cần chúý đến tính chất vật lý và sự biểu cảm của nét. Đường nét với khả năng biểu đạt vô cùng đa dạng và phong phú của nó, đã là một yếu tốtạo hình quan trọng làm nên tác phẩm mĩ thuật.1.1.2. Màu sắcĐường nét và màu sắc là những yếu tố tạo hình gắn liền với thị giác. Hai yếu tố tạo hìnhnày đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ mĩ thuật. Màu sắc mang lại cho người xem sựhứng khởi, niềm vui thích, lạc quan, yêu đời sự yên tĩnh, cảm giác thư thái, bình yên và cũngchính màu sắc có thể mang đến cho ngời xem cảm giác ngột thở, sự sợ hãi, cảm giác buồn bã,lạnh lẽo, cô đơn chán nản.Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên và cũng chứa trong mình ý nghĩa xã hội. Theo phân tíchcủa vật lý thì ánh sáng trắng chính là sự tổng hợp của bảy màu: đỏ - da cam - vàng – lục – lam -chàm – tím. Trong thực tế ta vẫn quen gọi đó là 7 sắc cầu vồng. Trong bảy màu sắc cầu vồng có3 màu nguyên được tạo nên mà không có sự pha trộn nào đó là đỏ – vàng và lam [3 màu gốc]còn các màu khác là do pha trộn giữa hai màu mà có: Pha trộn màu đỏ và vàng ta có màu dacam, pha trộn màu vàng và lam cho ta màu lục, pha trộn màu đỏ và lam ta có màu tím… Màusắc là tên gọi chung nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu về màu sắc cần chú ý một số khái niệm cụthể sau: Sắc tố: chỉ những màu gốc trong đó có cả đen và trắng. 4Sắc loại: là hỗn hợp của các sắc tố đợc biểu hiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liêntưởng, thí dụ: cánh sen, lá mạ, hoa cà, nước biển …. Sắc độ: chỉ độ đậm nhạt của màu sắc và cuối cùng là sắc thái, đó là vẻ khác nhau của những màu có cùng một gốc như: đỏ cờ, đỏ sen,mười giờ…Sự xếp đặt những màu cạnh nhau trong hội họa cho ta hòa sắc. Những màu đi với nhau,tạo ra thế quân bình khi chúng có tỷ lượng tương đương, hay thúc đẩy lẫn nhau, khi chúng cómột tỷ lượng chênh lệch; ta gọi những màu đó là những màu bổ túc. Cũng giống các yếu tố tạohình khác, màu sắc góp phần biểu cảm trong tác phẩm. Màu sắc có thể tạo cảm giác về gần xa,nóng lạnh, nặng nhẹ… nhờ những tương quan.Những màu nóng, đậm dễ gợi cảm giác gần, những màu lạnh, sáng gây cảm giác ngượclại…Những màu đối chọi như lam với vàng hay lục với cánh sen, đỏ và xanh lục… cho chúng tacảm giác mạnh mẽ. Nếu trên tranh sử dụng những màu cùng sắc độ dễ gây cảm giác đều đều,buồn bã hay êm ái, nhẹ nhàng… Màu sắc là một trong những yếu tố ngôn ngữ biểu đạt đóng vaitrò quan trọng của mĩ thuật. 1.1.3. Hình khốiĐối với cảm thụ của thị giác thì hình khối chính là do đường nét và đậm nhạt tạo thành d-ưới tác động của ánh sáng. Như vậy, hình là đường viền của khối do đường nét tạo thành, cònkhối là do đậm nhạt tạo ra và được thị giác chấp nhận. Trong hình học có những hình cơ bảnnhư hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Từ các hình cơ bản ta có những hình biến dạng nhưhình chữ nhật, hình elip, hình thoi, hình thang khi các hình kết hợp với nhau tạo ra thể tích,không gian, đó chính là khối như khối lập phương, khối chữ nhật, khối tam giác, khối chóp Nếu ta nhìn các khối ở một hướng mắt ta sẽ cảm nhận được một hình. Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo hình, phản ánh thế giới hiện thực bằng các hình tượngcụ thể, trực tiếp. Mỗi vật thể có một hình dáng nhất định. Vì vậy, trong các tác phẩm mĩ thuậthình- khối đóng một vai trò quan trọng. Ngoài tính chất vật lý, khoa học các hình đều mangtrong nó tính biểu cảm, biểu đạt nhất định như tạo các cảm giác mạnh mẽ - nhẹ nhàng, thế động-tĩnh Các nghệ sĩ tạo hình sẽ khai thác tính biểu cảm của hình khối để tạo hình trong tác phẩmcủa mình.1.1.4. Bố cục, nhịp điệuỞ trên đã nói đến các yếu tố ngôn ngữ cơ bản của mĩ thuật: đó là đường nét, hình khối vàmàu sắc. Ngôn ngữ nghệ thuật chưa phải là hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ đó chỉ trở thành hìnhthức nghệ thuật khi nào nó được sắp đặt trong một tác phẩm nhằm phản ánh một nội dung cụ thểnào đó. Như vậy, tuỳ theo nội dung chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được người nghệ sỹ bốtrí, sắp đặt sao cho phù hợp, tạo ra tác phẩm đó chính là bố cục. Bố cục cũng có nhiều hình thứcbiểu hiện: bố cục các nhân vật theo kiểu dàn đều hoặc theo tầng lớp, hàng nọ không che khuấthàng kia. Thời kỳ Phục hưng người ta lại thích những bố cục theo kiểu cân đối chặt chẽ. Cáchình tượng trong tranh được sắp xếp trong các hình cơ bản, đặc biệt là hình tam giác tạo vẻ chắcchắn hoặc bố cục tự do, đa dạng và rất phong phú. Khi sắp xếp các yếu tố đờng nét, hình khối,màu sắc đã tạo nên nhịp điệu trong tranh, ngược lại chính nhịp điệu sẽ tạo nên sự sống động chocác hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Nhịp điệu của các mảng màu hay đường nét, hình khốicàng phong phú bao nhiêu thì tác phẩm càng đẹp và hấp dẫn bấy nhiêu. Vì vậy đối với mĩ thuật,nhịp điệu cũng là một yếu tố ngôn ngữ. Nhịp điệu phản ánh sự vận động của các yếu tố ngôn ngữtạo hình trong tác phẩm, nó ẩn sau các yếu tố ngôn ngữ. 1.2. Đặc trưng ngôn ngữ1.2.1. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa 1.2.1.1. Khái niệmHội họa là loại hình nghệ thuật tạo hình đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên bềmặt, đó là một không gian ảo, chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác, với các yếu tố như đườngnét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt, bố cục… để xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu đạt cuộcsống thực tế đa dạng và phong phú và mang lại xúc cảm thẩm mỹ cho người xem. Người ta gọiđó là bức tranh hay tác phẩm hội họa. 51.2.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa Hội họa là loại hình nghệ thuật biểu đạt không gian. Đây là đặc trưng của hội họa. Muốnđưa không gian vào tranh, người họa sĩ phải tạo ra các hình thể, đặt các hình thể đó vào đúng vịtrí của nó trên mặt tranh theo quan hệ không gian. Công việc tạo hình này có những đòi hỏi sựsắp xếp, cân nhắc những tương quan về tỷ lệ, đậm nhạt, sắc độ v.v… Tất cả các thành phần riêng rẽ này phải được sắp đặt vào một khuôn khổ nhất định để tạothành một tổng thể thống nhất và hài hòa. Trải qua thời gian, các quan niệm về không gian đốivới các họa sĩ phương Tây cũng có nhiều thay đổi. Đối với phương Đông, không gian trong tranhcó những điểm khác với quan niệm của phương Tây. Các họa sĩ phương Đông thích lối tạo hìnhvới không gian ước lệ. Bố cục, tỉ lệ các nhân vật được diễn tả không giống như luật xa gần củaphương Tây mà theo quan niệm riêng như viễn cận tẩu mã… Không gian trong tranh có thể đượcdiễn tả có chiều sâu, không gian ba chiều giống như thực và cũng có thể là không gian hai chiều,mang tính trang trí hoặc hoàn toàn ước lệ.Mỗi vật thể tồn tại trong không gian đều có một hình dạng, màu sắc nhất định. Ánh sánggiúp ta nhận ra hình dáng, kích thước và màu sắc của chúng và biểu hiện chúng trong hội họa.Như vậy, hội họa còn có một đặc trưng nữa, đó là tính tạo hình trực tiếp bằng các yếu tố ngônngữ tạo hình như hình khối, màu sắc, đường nét… Hình và màu là hai yếu tố cơ bản của hội họa, hình là yếu tố quan trọng, luôn đóng mộtvai trò chủ yếu, màu sắc giúp biểu hiện tình cảm và làm cho hội họa phong phú và hấp dẫn. 1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc1.2.2.1. Khái niệmĐiêu khắc là gì? Bản thân từ điêu khắc đã cho chúng ta thấy rằng: Muốn có một tác phẩmđiêu khắc cần phải trải qua việc đục, đẽo, khắc, chạm, gò… trên bề mặt của các chất liệu nh gỗ,đồng, đất hay tạc, đổ, đắp nặn bằng nhiều chất liệu khác để tạo ra hình khối. Điêu khắc là mộtloại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất, thạch cao… để tạo nên các tácphẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò… Tácphẩm điêu khắc mang theo những đặc trng riêng. Khi thưởng thức một tác phẩm điêu khắckhông chỉ bằng thị giác mà còn có thể cảm nhận tác phẩm bằng xúc giác. Khi sờ tay vào bứctượng ta sẽ cảm được sự sống động, mềm mại hay thô ráp, xù xì; ấm áp hay lạnh lẽo… Tác phẩm điêu khắc tồn tại như một vật thể có trọng lượng, có khối, có thể tích và chiếmchỗ trong không gian. Điêu khắc cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình vì vậy nó có chungkênh ngôn ngữ như nhiều loại hình nghệ thuật tạo hình khác đó là hình khối, màu sắc, đường nét,bố cục… Nhưng do đặc trưng của điêu khắc, các yếu tố đó được khai thác ở những góc độ khácvới hội hoạ hay đồ hoạ…1.2.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắcKhối Tất cả mọi vật thể, kể cả hình tượng con người đều được tạo nên bởi sự biến dạng, thay đổicủa các khối cơ bản. Nếu tách riêng từng phần, hình thể con người là sự phối hợp của rất nhiềukhối. Đó là sự phối hợp hài hòa, cân đối và thống nhất để tạo ra một cơ thể sống sinh động. Sựvận động của khối trong không gian đã tạo ra một hiện thực phong phú. Đó là đối tượng để nghệthuật điêu khắc theo đuổi và biểu hiện. Trong nghệ thuật ta thường thấy sự biểu hiện của điêukhắc ở các dạng khối như: khối lồi – khối lõm, khối đóng – khối mở, khối mềm – khối cứng,khối tĩnh – khối động… Mỗi cách tạo khối đa lại cảm giác khác nhau: khối lõm, mềm, mở dễ gây cảm giác độngvà ngược lại. Trong hội họa, khối và hình là do đường nét và đậm nhạt tạo ra còn trong điêu khắckhối, hình là có thực, nó tồn tại trong không gian 3 chiều, ta có thể sờ thấy, cảm nhận được quaxúc giác, có thể đi xung quanh nó và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướngnhìn. Đây là đặc trưng của điêu khắc. Khi xem xét khối trong một tác phẩm điêu khắc, ta khôngchỉ chú ý đến hình dạng, tỉ lệ… của khối mà cần chú trọng cách tạo bề mặt của khối. Bề mặtnhẵn, láng, khối tròn cho ta thấy sự mềm mại, uyển chuyển, gợi sự tĩnh tại giàu chất thơ, bề mặtthô nháp, sần sùi lại cho ta nhiều cảm giác khác.6Trong điêu khắc cổ, các tác giả thường chú ý đến cách tạo hình giống thực. Do đó thườngbiểu hiện hình tượng điêu khắc bằng khối tròn, chắc và đóng kín. Cách sử dụng khối kiểu này sẽtạo ra các tác phẩm điêu khắc mang tính hiện thực. Sang thế kỷ XX với những trào lưu nghệthuật hiện đại, các nhà điêu khắc cũng tìm cho tác phẩm của mình những cách biểu hiện khốimới. Bên cạnh khối lồi, trong nhiều tác phẩm ta thấy xuất hiện khối lõm, những biến dạng củakhối tròn. Không phải chỉ là khối đóng kín mà là hệ thống khối mở, thậm chí khối thủng cũngđược các nghệ sỹ đưa vào điêu khắc hiện đại, tạo ra một chân dung mới và đa dạng.Đường nét Đặc trưng của điêu khắc là khối, nhưng ở tác phẩm điêu khắc người nghệ sỹ cũng khaithác yếu tố đường nét ở những góc độ khác nhau. Đường nét trong điêu khắc không giống vớicách vẽ đường nét trong tranh. Ở đây sự kết hợp giữa các khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạonên đường nét cho tác phẩm điêu khắc. Ranh giới giữa tác phẩm với khoảng không gian xungquanh cũng cho thấy rõ đường nét của tác phẩm điêu khắc. Trong điêu khắc hiện đại các nghệ sỹchú ý nhiều hơn đến sự biểu cảm của khối, của chất liệu và bề mặt tượng.Chất liệuNgoài tiếng nói của hình khối, đường nét, bố cục, chất liệu đóng góp một phần quantrọng cho đặc trưng của điêu khắc. Chất liệu cho điêu khắc khá đa dạng, phong phú, mỗi chấtliệu đều lại có sức biểu cảm riêng giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn những hình t-ượng của mình. Các nhà điêu khắc sẽ sử dụng chất liệu phù hợp để tạo nên tác phẩm của mình.Tượng gỗ với những nhát đục khắc trực tiếp từ tay người thợ cho ta thấy một cái gì rất nguyênbản, gần gũi mang lại vẻ đẹp mộc mạc, chân chất. Đá và đồng là hai nguyên liệu bền vững, gợicảm giác trang trọng bề thế, sâu lắng và uy nghiêm. Xi măng là loại chất liệu điêu khắc mới thônhám, chắc và khỏe, xốp lại cho chúng ta cảm xúc thẩm mĩ khác với các chất liệu đã kể trên.Không gianKhông gian của điêu khắc là không gian ba chiều, tác phẩm điêu khắc tồn tại như mộtphần của thực tế cuộc sống, bởi vậy nó luôn gắn với không gian thực. Có một không gian phùhợp để tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ đợc tăng giá trị lên nhiều phần. Mỗi bức tượng hay bứcchạm khắc, phù điêu đều đòi hỏi có một chỗ đứng nhất định, một không gian nhất định để tồntại. Bức tượng đặt ở công viên khác với bức tượng đặt trong phòng khách, bức tượng đài luôngắn bó với cảnh quan môi trường cả về nội dung, hình thức cũng như kích cỡ. Do đó khi làm mộttác phẩm điêu khắc, người làm cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tại mà tìm ra phươngthức thể hiện cho phù hợp, để nội dung tác phẩm có thể bộc lộ hết bản thân nó với công chúngthưởng thức.Thường trong tác phẩm điêu khắc, người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất liệu. Mỗichất liệu có một màu khác nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm điêu khắc ít bị ảnh hưởng bởi yếutố màu sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò biểu cảm đối với tác phẩm. Nếu bức tượng được tômàu sẽ đa lại hiệu quả giống thực và làm cho tượng có vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng và linh thiênghơn. 1.2.3. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa1.2.3.1. Khái niệmĐồ họa là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện từ lâu đời nhất. Nếu như ta bắtgặp những hình vẽ hội họa trong các hang động từ khi con người biết làm đẹp cho cuộc sống củamình, thì đồ họa dường như cũng xuất hiện đồng thời. Ở nước ta, ngay từ thời xa xưa, tranh khắcgỗ dân gian đã gắn bó với cuộc sống của người lao động, nó là tiếng nói về những ước mơnguyện vọng của con người, là vũ khí đấu tranh chống áp bức, bóc lột, phê phán kẻ thống trị, phêphán thói hư tật xấu của đồng loại và nó sống mãi, tồn tại mãi trong các tầng lớp nhân dân.Ngày nay, đồ họa vẫn giữ một vai trò quan trọng và đáng kể trong sáng tác nghệ thuật và trongđời sống nhân dân, nó góp phần giáo dục thẩm mĩ, góp phần phát triển trí tuệ và là điểm gốc, chỗdựa cho một số ngành khoa học kỹ thuật khác: thiết kế kiến trúc, công nghiệp, sơ đồ cho khảo cổhọc, bản đồ cho địa lý, lịch sử, quân sự… Khả năng nhân bản [sản xuất ra hàng loạt] là thế mạnhcủa đồ họa, bởi vậy nó giúp đắc lực cho các ngành thông tin, tuyên truyền, cổ động, quảng cáo,7trong sáng tác in ấn xuất bản sách báo nó dựng trong phác thảo hình tượng, tái tạo các tác phẩmhội họa, điêu khắc và giúp ích cho các ngành nghệ thuật khác.1.2.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa Đường nét, chấm, vạchNhững nét vạch khắc trên các vách hang động từ thời tiền sử đã khẳng định vai trò củangôn ngữ này đối với đồ họa. Trong hội họa, đường và nét luôn đi song hành với nhau, đườngchỉ ra một hướng, đường làm nên nét, tập hợp của nhiều đường đơn lẻ tạo ra nét vẽ và ngược lạisự tập hợp của nhiều nét vẽ cũng tạo ra một đường hướng nhất định trong tranh. Cũng tương tựnhư vậy, đồ họa sử dụng đường, nét, chấm, vạch là ngôn ngữ chính, chủ yếu và cơ bản để thểhiện. Theo tiếng Hi Lạp “graphich” [graphique] có nghĩa là viết còn “graphic” trong tiếng Anhlại là từ chỉ nghệ thuật viết và vẽ. Từ những khái quát trên mà yếu tố mảng, màu trong đồ họa trởlên thứ yếu trong một số loại đồ họa, hay nói cách khác có một số loại đồ họa như: tranh khắcgỗ, áp phích, cổ động, minh họa sách báo… đường nét trở thành cơ sở ban đầu, đường viền baocho các mảng màu. Nét trong đồ họa không hoàn toàn là nét vẽ, mà có khi còn là những nhátkhắc, những nét vạch, nét chấm to nhỏ, nông sâu, mau thưa… để dựng lên hình tượng. Tranh đồhọa là loại tranh được tạo ra gián tiếp từ bản khắc. Việc tạo dựng nét từ bút lông sẽ không giốngvới cách tạo đường nét từ những kỹ thuật đồ họa như khắc hoặc ăn mòn kim loại… Trong kỹthuật đó, muốn tạo đậm nhạt, khối… nét đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh nét, các tác giảcòn sử dụng các yếu tố tạo hình khác nh những chấm., vạch… để tạo hình. Cũng chính vì vậy,khi mới xuất hiện chỉ có đồ họa đen trắng. Mãi sau này mới có thể loại đồ họa màu. Nét, chấm,vạch chính là đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật đồ họa.Mảng, màuSong song với các đường nét, chấm, vạch, đồ họa còn dùng mảng, màu, các mảng trongđồ họa có khi do đường nét bao quanh mà thành, có khi mảng do tập hợp của nhiều chấm, nhiềunét tạo nên, mảng tạo cho hình tượng sự vững chãi, tạo nên độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nôngsâu, khả năng tạo khối và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường, nét tạo ra tiếng nóihình thức cho tác phẩm. Đồ họa đen trắng hay đơn màu được coi là đặc điểm cơ bản của đồ họa, song đồ họa cóthể dùng màu, mà có thể dùng nhiều màu. Màu sắc có tác dụng làm lên tiếng nói mạnh mẽ ở mộtsố thể loại đồ họa như đồ họa giá vẽ hay đồ họa sách báo. Trong tranh áp phích hay tranh cổđộng, yếu tố hình họa, màu sắc và chữ là những yếu tố hết sức quan trọng. Nếu yêu cầu về hìnhhọa là điển hình, dứt khoát, khỏe khoắn thì màu sắc là phải rõ ràng, mạnh mẽ, trong sáng và gợicảm. Như vậy, với những ngôn ngữ riêng biệt của mình, với cách xây dựng hình tượng điểnhình, chắt lọc, với khả năng phục vụ cuộc sống con người một cách tích cực, kịp thời với tiếngnói cô đọng, mạnh mẽ của mình, với khả năng nhân bản, chất lượng, đồ họa trở thành một loạihình nghệ thuật luôn gắn bó, gần gũi với quần chúng nhân dân, là loại hình nghệ thuật phổ biếnvà đại chúng. Nó có từ lâu đời và ngày càng phát triển cao hơn, phong phú hơn với nhiều thểloại, góp tiếng nói chung với nhiều loại hình nghệ thuật khác làm đẹp cho cuộc sống con người.Đường nét và màu sắc là những yếu tố tạo hình gắn liền với thị giác. Hai yếu tố tạo hình này đãtạo nên đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ mĩ thuật. Màu sắc mang lại cho người xem sự hứng khởi,niềm vui thích, lạc quan, yêu đời sự yên tĩnh, cảm giác thư thái, bình yên và cũng chính màu sắccó thể mang đến cho người xem cảm giác ngột thở, sự sợ hãi, cảm giác buồn bã, lạnh lẽo, cô đơnchán nản.Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên và cũng chứa trong mình ý nghĩa xã hội. Theo phân tíchcủa vật lý thì ánh sáng trắng chính là sự tổng hợp của bảy màu: đỏ - da cam - vàng – lục – lam -chàm – tím. Trong thực tế ta vẫn quen gọi đó là 7 sắc cầu vồng. Màu sắc có thể tạo cảm giác vềgần xa, nóng lạnh, nặng nhẹ… nhờ những tương quan.Những màu nóng, đậm dễ gợi cảm giác gần, những màu lạnh, sáng gây cảm giác ngượclại…Những màu đối chọi như lam với vàng hay lục với cánh sen, đỏ và xanh lục… cho chúng tacảm giác mạnh mẽ. Nếu trên tranh sử dụng những màu cùng sắc độ dễ gây cảm giác đều đều,buồn bã hay êm ái, nhẹ nhàng… Màu sắc là một trong những yếu tố ngôn ngữ biểu đạt đóng vaitrò quan trọng của mĩ thuật. 8Hình khốiĐối với cảm thụ của thị giác thì hình khối chính là do đường nét và đậm nhạt tạo thànhdưới tác động của ánh sáng. Như vậy, hình là đường viền của khối do đường nét tạo thành, cònkhối là do đậm nhạt tạo ra và được thị giác chấp nhận. Trong hình học có những hình cơ bản nhưhình vuông, hình tròn, hình tam giác. Từ các hình cơ bản ta có những hình biến dạng như hìnhchữ nhật, hình elip, hình thoi, hình thang khi các hình kết hợp với nhau tạo ra thể tích, khônggian, đó chính là khối như khối lập phương, khối chữ nhật, khối tam giác, khối chóp Nếu tanhìn các khối ở một hướng mắt ta sẽ cảm nhận được một hình. Mĩ thuật là loại hình nghệ thuậttạo hình, phản ánh thế giới hiện thực bằng các hình tượng cụ thể, trực tiếp. Mỗi vật thể có mộthình dáng nhất định. Vì vậy, trong các tác phẩm mĩ thuật hình- khối đóng một vai trò quan trọng.Ngoài tính chất vật lý, khoa học các hình đều mang trong nó tính biểu cảm, biểu đạt nhất địnhnhư tạo các cảm giác mạnh mẽ- nhẹ nhàng, thế động- tĩnh Các nghệ sĩ tạo hình sẽ khai tháctính biểu cảm của hình khối để tạo hình trong tác phẩm của mình.Bố cục, nhịp điệuỞ trên đã nói đến các yếu tố ngôn ngữ cơ bản của mĩ thuật: đó là đường nét, hình khối vàmàu sắc. Ngôn ngữ nghệ thuật chưa phải là hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ đó chỉ trở thành hìnhthức nghệ thuật khi nào nó được sắp đặt trong một tác phẩm nhằm phản ánh một nội dung cụ thểnào đó. Như vậy, tuỳ theo nội dung chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được người nghệ sỹ bốtrí, sắp đặt sao cho phù hợp, tạo ra tác phẩm đó chính là bố cục. Bố cục cũng có nhiều hình thứcbiểu hiện: bố cục các nhân vật theo kiểu dàn đều hoặc theo tầng lớp, hàng nọ không che khuấthàng kia. Thời kỳ Phục hưng người ta lại thích những bố cục theo kiểu cân đối chặt chẽ. Cáchình tượng trong tranh được sắp xếp trong các hình cơ bản, đặc biệt là hình tam giác tạo vẻ chắcchắn hoặc bố cục tự do, đa dạng và rất phong phú.Khi sắp xếp các yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc đã tạo nên nhịp điệu trong tranh,ngược lại chính nhịp điệu sẽ tạo nên sự sống động cho các hình tượng nhân vật trong tác phẩm.Nhịp điệu của các mảng màu hay đường nét, hình khối càng phong phú bao nhiêu thì tác phẩmcàng đẹp và hấp dẫn bấy nhiêu. Vì vậy đối với mĩ thuật, nhịp điệu cũng là một yếu tố ngôn ngữ.Nhịp điệu phản ánh sự vận động của các yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm, nó ẩn sau cácyếu tố ngôn ngữ. C. TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Phạm Đức Cường [2004], Kỹ thuật sơn mài, Nxb VH Thông tin.2. E.H. Gom brích [Lê Sĩ Tuấn biên dịch] [1998], Câu chuyện nghệ thuật, Nxb Văn nghệ TP HồChí Minh.3. Đặng Bích Ngân [2002], Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục.4. Nguyễn Trân [1995], Nghệ thuật đồ họa, Nxb Mỹ thuật.5. Nguyễn Thụ [2004], Giáo trình tranh lụa, Nxb Mỹ thuật.D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG THẢO LUẬN 1. Vai trò trị giác trong sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình.2. Các yếu tố và vai trò của ngôn ngữ mỹ thuật trong việc thể hiện hình tượng nghệ thuật trongtác phẩm.3. Các thể loại, chất liệu căn bản của hội họa, đồ họa, điêu khắc.9CHƯƠNG 2:Thể loại, chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắcSố tiết: 13 [Lý thuyết: 10 tiết; bài tập, thảo luận: 3 tiết]_________________________________________A] MỤC TIÊUKiến thức: - Sinh viên nắm vững khái niệm, phân biệt được các thể loại và chất liệu mỹ thuật.Kỹ năng: - Biết đặc điểm của từng thể loại và chất liệu mỹ thuật.Thái độ: - Hiểu đúng đắn được lịch sử phát triển của các thể loại và chất liệu trong mỹ thuật.B] NỘI DUNG 2.1. Khái niệm nghệ thuật hội họaHội họa là một loại hình nghệ thuật tạo hình. Tuy vậy, để tìm hiểu sâu hơn về một loạihình nghệ thuật, người ta thường phân chia thành nhiều thể loại nhỏ hơn. Sự phân chia này tuỳthuộc vào nhiều yếu tố. Có thể căn cứ vào nội dung đề tài, tác phẩm thể hiện. Ví dụ những bứctranh vẽ về con người nhưng ở đó bộc lộ rõ cá tính, tính cách, đặc điểm riêng về ngoại hình, nộitâm được gọi là thể loại tranh chân dung. Cũng về con người, nhưng những con người chungchung đặt trong các sinh hoạt, hoạt động, công việc thì lại được xếp vào thể loại tranh sinhhoạt Khi phân loại người ta còn có thể căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức thể loại củabức tranh hay khuôn khổ. Với tiêu chí này, hội họa có thể được chia thành các thể loại như: tranhgiá vẽ, tranh tường, theo cách hiểu thông thường tranh giá vẽ là thể loại tranh được thực hiệntrên giá vẽ, còn tranh tường là tranh vẽ trên tường hay còn gọi là bích họa. Ngoài hai cách phân loại trên, chúng ta còn thấy có một số cách phân chia thể loại hộihọa khác. Cách phân loại này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, châu lục hoặc phươngĐông, phương Tây Với phương Tây, hội họa bao gồm năm thể loại chính: tranh chân dung,tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật. Đối với Trung Hoa, hội họa lại bao gồm tranh cuộn, tranh trục và tranh tường. Ngoài ra,căn cứ vào nội dung, đề tài, tranh Trung Hoa được chia thành các thể loại như: Tranh sơn thủy,tranh thảo trùng, tranh hoa điểu, tranh phong tục, tranh nhân vật, tranh tôn giáo [tranh Đạo -Thích] tranh yên mã và tranh lâu các và nhiều thể loại tranh khác. Mặc dù vậy, khi vẽ sơn dầu thìcác hoạ sĩ Trung Quốc lại theo các thể loại Châu Âu. Nhìn chung, cách phân chia nào cũngkhông hoàn toàn chính xác và hoàn thiện, có thể trùng lặp mà cũng có thể chưa kể hết các thểloại.2.2. Các thể loại hội họa châu Âu2.2.1. Tranh sinh hoạtSinh hoạt [Life; Activities] là cuộc sống, đời sống hàng ngày. Tranh sinh hoạt là thể loạitranh diễn tả về những hoạt động trong cuộc sống của con người. Đề tài sinh hoạt rất phong phú,đa dạng. Tất cả mọi khía cạnh, mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, tình cảm, vui chơi, lễ hội, củacon người trong đời sống hàng ngày đều được các họa sĩ khai thác và xây dựng thành các tácphẩm tranh sinh hoạt.Lịch sử phát triển và sự phân loại tranh sinh hoạtTranh sinh hoạt có lẽ là thể loại tranh ra đời sớm nhất. Ngay từ thời nguyên thủy đã có rấtnhiều tranh mô tả các hoạt động trong đời sống của con người như săn thú, đánh cá vẽ trên10vách hang động. Ở thời kỳ cổ đại, nhất là trong nghệ thuật Ai cập, tranh tường về đề tài sinh hoạtcàng được thể hiện nhiều hơn. Trong các lăng mộ, đền thờ thể loại tranh này thường làm nhiệmvụ minh họa, tả kể về cuộc sống lao động, các sinh hoạt tinh thần, tôn giáo gắn liền với cuộcsống của chủ nhân các ngôi mộ. Mặc dù đã có nhiều tác phẩm thành công về đề tài sinh hoạtsong ở thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, thậm chí cả trong đại khái về thể loại chưa hình thành. Mãiđến thế kỷ XVII việc phân định các thể loại tranh mới phát triển mạnh mẽ. Các họa gia Hà Lanthế kỷ XVII đã rất thành công trong những đề tài tranh sinh hoạt. Tuy vậy phải đến thế kỷ XIXvới họa sĩ người Pháp Gutstavơ Cuốc Bê, hội họa mới đề cập đến mọi mặt sinh hoạt đời thườngcủa mọi tầng lớp người lao động trong xã hội. Đó cũng là lúc tranh sinh hoạt hiện thực, đời th-ường xuất hiện và thắng thế. Từ thế kỷ XIX, tranh sinh hoạt hầu như diễn tả về những đề tài,hoạt động, sinh hoạt hiện thực, thường ngày và được coi là một thể loại cơ bản của hội họa. Bêncạnh các sinh hoạt, hoạt động trong đời sống của con ngời còn có các sinh hoạt thần thánh, sinhhoạt tôn giáo. Xuất phát từ những nội dung trên, tranh sinh hoạt có thể được chia thành các loạichính: - Tranh sinh hoạt hiện thực - Tranh sinh hoạt thần thánh- Tranh sinh hoạt tôn giáo- Tranh sinh hoạt lịch sửTrong loại tranh sinh hoạt hiện thực, có thể thấy bao gồm ba mảng đề tài: sinh hoạt cung đình -sinh hoạt thị dân và sinh hoạt hiện thực. Đặc điểm của tranh sinh hoạtTranh sinh hoạt thường mang tính chất mô tả, diễn tả hiện thực thẩm mĩ đã làm rungđộng cảm xúc của người họa sĩ. Đối tượng chính được diễn tả trong tác phẩm tranh sinh hoạt vẫnlà con người. Hình tượng nhân vật trong tranh mang tính chất điển hình, chắt lọc bản chất của sựviệc, của con người trong thực tế với những diễn biến tâm lý và mỗi quan hệ đa dạng của họ.Tranh sinh hoạt luôn thể hiện một tình yêu cuộc sống con người. Một đặc điểm nổi trội của tranhsinh hoạt là tính chân thực và sống động. Có thể có nhiều cách biểu hiện, nhiều bút pháp đa dạngsong với thể loại tranh sinh hoạt, tả thực vẫn là phong cách chủ yếu nhằm biểu hiện cuộc sốngchân thực, sâu sắc và sinh động nhất. 2.2.2. Tranh chân dung2.2.2.1. Khái niệmTranh chân dung là một thể loại căn bản của hội họa. Tranh chân dung vẽ một người haymột nhóm người nào đó. Đối tượng của tranh chân dung đó là các nhân vật quan trọng, các anhhùng, vĩ nhân, các nhà văn hóa, các nhà khoa học mà hình ảnh của họ được thể hiện và lưu giữlại cho đời sau. Tranh chân dung còn được vẽ về gia đình, người thân, bạn bè, những con ngườibình thường. Đối tượng của tranh chân dung là những hình mẫu thực, hay bắt nguồn từ hình mẫuthực. 2.2.2.2. Lịch sử phát triển và sự phân loại tranh chân dungTranh chân dung là một thể loại tranh có lịch sử lâu đời. Tuy vậy, có lẽ chậm hơn mộtchút so với tranh sinh hoạt. Trong thời kỳ cổ đại với những nền văn minh sớm như Ai Cập, L-ưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa đã để lại khá nhiều tranh chân dung.Ở thời kỳ La Mã cổ đại, để tôn vinh các hoàng đế La Mã nghệ thuật chân dung cũng rất pháttriển. Từ thế kỷ XV trở đi, tư tưởng nhân văn phát triển. Cùng với sự khám phá, nghiên cứu khoahọc, giá trị của con người cũng được phát hiện ra. Tranh chân dung cũng bắt đầu phát triển trởlại. Những con người của thời đại Phục Hưng như những giáo hoàng danh tiếng, chân dung phụnữ được thể hiện. Từ thế kỷ XVII đến nay, nghệ thuật tranh chân dung rất phát triển. Có những trường họachân dung nổi tiếng như trường họa Hác- Lem [Hà Lan] với đại diện như Phờ răng xhan. Mộttrong những họa gia chân dung nổi tiếng Hà- Lan là họa sĩ Rem- brăng [Rembzandt] với nhữngtranh chân dung cá nhân hay tập thể nổi tiếng. Ngoài ra còn có nhiều tên tuổi khác như Giắc- cơLui Đa-Vít [Jacques Louis David -1748-1825]], Đô- mi- ních-cơ- Anh- grơ [Dominique Ingres111780-1867] của trường phái Tân cổ điển. Nhiều họa sĩ ghi tên trong lịch sử thế giới với tranhchân dung tự họa như Rem- brăng, Van- gốc [Vincent Vangogh], Gô- Ganh [Gauguin] Tranh chân dung đặc tả tính cách nhân vậtTrong loại tranh chân dung hiện thực đặc tả tính cách nhân vật có hai đối tượng chính.Một là những con người đặc biệt gợi cảm xúc cho tác giả, hoặc có nhu cầu vẽ chân dung để lưugiữ cho nhân thế. Hai là chính tác giả, đó là thể loại chân dung tự họa.Trong nghệ thuật tranh chân dung, chân dung tự họa chiếm một vị trí quan trọng và hết sứcphong phú. Tranh chân dung đặc tả tính cách nhân vật là thể loại tranh diễn tả, biểu hiện một con ng-ười thực với tất cả những nét đặc điểm tâm lý, ngoại hình và tính cách nhân vật. Tranh chândung có thể diễn tả một hoặc một tập thể, một nhóm người. Tranh chân dung tập thể giống bứctranh sinh hoạt ở chỗ trong tranh có nhiều nhân vật được sắp xếp trong một bố cục với công viêccụ thể của nhóm người đó. Tuy vậy muốn được coi là một bức tranh chân dung tập thể thì cácnhân vật trong bức tranh đó phải mang những đặc điểm riêng về chân dung. Tranh chân dung lý tưởngTranh chân dung mang tính chất lý tưởng đó là một thể loại tranh được xây dựng dựa trênnhững đặc điểm tiêu biểu, tượng trưng, mẫu mực cho một kiểu, mẫu người nào đó trong xã hội.Những tác phẩm này hoặc mang tính chất ngợi ca hoặc phê phán một kiểu người tiêu biểu. Khivẽ chân dung của những nhân vật lịch sử mà không có mẫu thực, người họa sĩ phải dựa vàonhững tài liệu còn ghi trong sử sách để tạo ra chân dung lý tưởng cho những con người đó. Nếutìm được cách biểu hiện sát với đặc điểm nội tâm, tài năng, tính cách thì những đặc điểm ngoạihình lý tưởng kia sẽ được công nhận giá trị và được mọi người tôn vinh, mặc dù không có nhữngchân dung thực để làm cơ sở so sánh.Ngoài ra, khi vẽ chân dung dặc tả tính cách nhân vật cũng có thể bớt đi hoặc thêm vàonhững đặc điểm đặc trưng với mục đích tạo ra được một hình tượng điển hình, mẫu mực. Tranhchân dung có nhiều hình thức biểu đạt: Chân dung chỉ diễn tả gương mặt; Chân dung bán thân;Chân dung toàn thân. 2.2.3. Tranh lịch sử2.2.3.1. Khái niệmTranh lịch sử là một thể loại tranh phản ánh về lịch sử xã hội loài người. Tranh có thể đềcập tới một sự kiện lịch sử, một nhân vật trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng nhưlịch sử nhân loại, một giai đoạn cách mạng … Theo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, lịchsử được hiểu ở phạm vi rộng. Đó là lịch sử một dân tộc, lịch sử một cá nhân hay lịch sử một giaiđoạn cách mạng. 2.2.3.2. Lịch sử phát triển của tranh lịch sửThể loại tranh lịch sử có nguồn gốc từ thời phục hưng sơ kỳ thế kỷ XIII – XV. Tuy vậyvới nguồn gốc này tranh lịch sử còn mang tính chất thần bí, tôn giáo mà chưa phải là nhữngtrang sử của những con người. Đó là tranh lịch sử tôn giáo, lịch sử thần thoại. Từ thế kỷ XVII,khi mà ở Châu Âu xuất hiện tầng lớp thị dân giàu có, muốn vươn lên thay thế giai cấp phongkiến thì trong nghệ thuật tạo hình cũng nảy sinh thể loại tranh lịch sử diễn tả về những nhân vật,sự kiện lịch sử hoặc đã xảy ra trong quá khứ hoặc đang xảy ra trong hiện tại. Lịch sử được làmnên do những con người sống động thực sự. Từ đây đến thế kỷ XIX, tranh lịch sử thực sự đăngquang. Với quan niệm này, loại tranh lịch sử cách mạng, lịch sử chiến trận xuất hiện. Trong lịchsử có thể vẽ về các trận đánh lịch sử như trận Bô- rô- đi- nô, trận Oa- téc- lô, cuộc cách mạng tưsản Pháp… Bên cạnh đó có thể vẽ một người anh hùng, ca ngợi hình tượng các lãnh tụ cáchmạng như tranh “Mara bị ám sát”, “Lễ đăng quang của Napôlêôn” của họa sĩ Tân cổ điển Đavít .Trong quá trình phát triển của tranh lịch sử còn ghi nhận những tác phẩm tranh tường lịch sử củaMêhicô với những tên tuổi như Si-kêy-rốt, Ri-vê-ra… Một thể loại tranh lịch sử hoành tráng xuấthiện và phục vụ cho đông đảo quần chúng, cho cách mạng Mêhicô. Như vậy cùng với lịch sửphát triển của thể loại lịch sử, ta cũng có thể phân loại tranh lịch sử bao gồm:- Tranh lịch sử tôn giáo, thần thoại.- Tranh lịch sử cách mạng, chiến trận.12- Tranh vẽ một nhân vật lịch sử.2.2.3.3. Đặc điểm, tính chất của tranh lịch sửTranh lịch sử phải phản ánh một cách trung thành sự thật lịch sử. Lịch sử phải được nhìnnhận ở góc độ đúng đắn, dưới thế giới quan của giai cấp để phân tích, để tìm hiểu và để vẽ chothật đúng với lịch sử. Đã là tranh lịch sử thì các hình tượng nhân vật, cảnh quan, khônggian… cũng phải mang tính lịch sử. Phải chú ý đến cả những yếu tố nhỏ nhất như trang phục,đầu tóc, đồ trang sức [nếu có], cây cối, nhà cửa… để tác phẩm mang được tính lịch sử chân thựccủa nó vốn có. Những yếu tố này buộc người họa sĩ phải nghiên cứu và hiểu lịch sử một cáchthấu đáo, sâu sắc. Có như vậy bức tranh mới đáp ứng được yêu cầu lịch sử.Phải chọn lọc những sự kiện điển hình, nổi bật, nêu lên được tầm khái quát của lịch sử. Với haiđặc điểm trên, những tác phẩm thuộc thể loại lịch sử nhìn chung đều ý nghĩa lớn lao đối với lịchsử, cách mạng. Những bức tranh đó sẽ nhắc nhở mọi người nhớ về truyền thống, lịch sử. Trên cơsở đó khơi dậy niềm tin, lòng yêu nước, nuôi dưỡng nhiệt tình cách mạng, hiểu biết sâu hơn vềlịch sử của dân tộc cũng như thế giới. Với ý nghĩa đó, các tác giả cần tìm được một hình thức thểhiện chân thực, mạnh mẽ để biểu hiện đề tài lịch sử. Tranh lịch sử có thể ít hơn các thể loại tranh khác về số lượng. Song có một điều chắc chắn, nócũng không thua kém về chất lượng và giá trị nghệ thuật. Thể loại này luôn có mặt và đóng gópxứng đáng vào kho tàng chung của hội họa, những tác phẩm tồn tại vĩnh cửu cũng giống như sựtồn tại của lịch sử. Tranh lịch sử luôn luôn là một thể loại cơ bản của hội họa.2.2.4. Tranh phong cảnh2.2.4.1. Khái niệmPhong cảnh là những cảnh tượng tự nhiên. Vì vậy, theo lẽ đơn giản nhất, tranh phongcảnh là thể loại tranh lấy đối tượng miêu tả chính là những cảnh tượng trong thiên nhiên. Thiênnhiên hùng vĩ, bao la, ở đó chứa đựng tất cả mọi yếu tố tạo dựng nên vũ trụ như mây, trời, sông,núi, cây cối, nhà cửa, bản làng, thành phố… Cảnh đẹp của quê hương, đất nước đã từ lâu trởthành nguồn đề tài vô tận đối với các nghệ sĩ, trong đó có các họa sĩ.Thông qua những bức tranh vẽ về tự nhiên đó, người nghệ sĩ lại gửi gắm lòng mình; bộc lộ tìnhcảm, tình yêu của mình đối với thiên nhiên, đất nước. Tranh phong cảnh là thể loại tranh góptiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.2.2.4.2. Lịch sử phát triểnMặc dù là thể loại tranh rất quen thuộc, nhưng không phải ngay từ buổi đầu hình thànhcủa xã hội loài người đã có tranh phong cảnh. Đến thời kỳ Phục hưng, khi con người say mê vớiviệc diễn tả không gian. Chiều sâu của không gian được thể hiện tốt đẹp người ta cũng chưa vẽtranh phong cảnh với tư cách là một thể loại độc lập. Lúc đó “tranh phong cảnh” là một phần rấtnhỏ trong các bức tranh sinh hoạt tôn giáo, chân dung… Phong cảnh được tả kỹ, có bố cục, gầnxa, đậm nhạt làm nền cho các hoạt động của con người. Nếu tách riêng phần phong cảnh ta sẽđược một bức tranh phong cảnh khá hoàn thiện. Bức tranh “ phong cảnh hoàn thiện” đó chỉ làmột phần nhỏ của tác phẩm. Mãi đến tận thế kỷ XVII, khi người Hà Lan giành được độc lập,tách ra khỏi xứ Phờ- lăng- đrơ, thoát khỏi sự phụ thuộc vương triều Tây- Ban- Nha, vì muốn lưugiữ thể hiện những cảnh đẹp của đất nước mình, các họa sĩ Hà Lan mới vẽ tranh phong cảnh. Từđó, thể loại tranh phong cảnh mới xuất hiện và tồn tại đến ngày nay. 2.2.4.3. Đặc điểm và sự phân loại tranh phong cảnhĐặc điểmDù là tranh phong cảnh hiện thực, ấn tượng, lãng mạn hay lập thể… thì đặc điểm nổi bậtvà xuyên suốt vẫn là diễn tả, biểu hiện thiên nhiên ở mọi nơi, mọi lúc. Ở đó thiên nhiên đã gâynên ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ cho họa sĩ. Trước hết tranh phong cảnh là một thể loại tranhphản ánh chân thực các hiện tượng, cảnh tượng tự nhiên. Xem tranh phong cảnh, chúng ta có thểcảm nhận được những nơi, những địa điểm, địa danh của quê hương, đất nớc ta. Chỉ riêng thểloại phong cảnh lịch sử, do tâm hồn hoài cổ nêu trên nền của thiên nhiên thực, các họa sĩ có thểtạo nên những kiến trúc cổ đại, những con ngời và sự tích cổ… Do đó bên cạnh yếu tố phongcảnh, trong tranh loại này có thêm yếu tố lịch sử. Vì vậy khi xem tranh phong cảnh lịch sử củaPútsanh hay Lo-ranh chúng ta có cảm giác được trở về với lịch sử cổ đại. Ở đó vương vấn yếu tố13lãng mạn, yên bình, tĩnh lặng… trên nền của những cảnh thực mà bất kỳ ngời ý nào cũng dễdàng nhận ra. Người nghệ sĩ khi vẽ tranh phong cảnh, ngoài sự mô tả sự thật tự nhiên, họcòn “thổi” vào phong cảnh những hơi thở nồng ấm của cảm xúc vui buồn, cô đơn, hờn giận haycảm thông chia sẻ… Họ gửi gắm vào phong cảnh những tình cảm đó và thông qua tranh phongcảnh để bộc lộ lòng mình khi lời nói không thể hiện được. Qua tranh phong cảnh, chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được những tâm trạng tìnhcảm đó của nghệ sĩ. Phân loại tranh phong cảnhTranh vẽ về nội dung gì thì nó là thể loại ấy: Ví dụ tranh phong cảnh nông thôn, tranhphong cảnh đô thị, tranh phong cảnh điểm người, vật… Nếu dựa vào phong cách, bút pháp ta cónhững loại phong cảnh như: phong cảnh lịch sử, phong cảnh lãng mạn, phong cảnh ấn tượng,phong cảnh lập thể… Nhưng cho dù ở loại nào, tranh phong cảnh vẫn nhằm mục đích ca ngợi,tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp nhiều mặt: màu sắc, hình khối… của thiên nhiên, đất nước. Thôngqua đó bộc lộ tư tưởng, tình yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người.2.2.5. Tranh tĩnh vật 2.2.5.1. Khái niệmTheo nghĩa tiếng Anh cũng như tiếng Pháp thì tĩnh vật là cuộc sống, là thiên nhiên tĩnhlặng. Do đó xét đến cùng thì tranh tĩnh vật cũng là một thể loại tranh vẽ về tự nhiên. Nhưngkhông phải một thiên nhiên sống động như tranh phong cảnh, mà là một phần nhỏ của thiênnhiên đó như: các loại quả, cây cỏ, hoa lá, đồ vật như bình, lọ, cốc… và cả những con vật nhưchim, thỏ, cá… hoặc các con thú nhồi bông… Tất cả những thứ kể trên đều trong trạng thái tĩnhhoặc đã tách ra khỏi sự sống, được họa sĩ chọn lọc và sắp xếp trong một bố cục nhất định và làđối tượng diễn tả của một thể loại tranh, thường được gọi là tranh tĩnh vật. Đến đây ta có đượcmột khái niệm về thể loại tranh tĩnh vật. Tĩnh vật được diễn tả trong tranh có thể là một mẫu vậtđược bày sẵn hoặc những đồ vật được vẽ theo sự sắp xếp, tưởng tượng phục vụ cho một ý tưởngsáng tạo của họa sĩ.2.2.5.2. Lịch sử phát triển của tranh tĩnh vậtĐến tận thế kỷ XVII tranh tĩnh vật mới trở thành thể loại độc lập phát triển ở nghệ thuậtHà Lan và các nước Châu Âu khác.Trước đó, tĩnh vật là một phần nhỏ góp phần tạo nên bức tranh lớn. Khi nghệ thuật tôngiáo, thần thoại hoặc quan niệm coi trọng tôn giáo, thần thoại bị dần lu mờ bởi tư tưởng, nghệthuật hiện thực thì mọi đối tượng thẩm mĩ trong cuộc sống hiện thực được chú trọng như nhau.Con người cũng chỉ là một phần của tự nhiên, không phải là tất cả. Do đó bên cạnh việc diễn tảcon người với những hoạt động thờng ngày, người họa sĩ còn chú ý đến việc diễn tả những đồvật, bình hoa, cây đàn… Tự bản thân những vật quen thuộc đó làm nên giá trị nghệ thuật. Nócũng phản ánh hiện thực song rất thuần khiết, trong sáng và bộc lộ tài năng của họa sĩ mà khôngphải vay mượn các yếu tố khác. Như vậy ta thấy rằng sự phát triển của tranh tĩnh vật cùng songsong với sự phát triển của xu hướng nghệ thuật hiện thực. Từ thế kỷ XVII tới nay, tranh tĩnh vậtvẫn tiếp tục phát triển. 2.2.5.3. Đặc điểm của tranh tĩnh vậtTrong quá trình phát triển, hình thức thể hiện và cách chọn tĩnh vật để vẽ cũng có nhiềusự thay đổi. Lúc đầu, tranh tĩnh vật đề cập tới tất cả những gì mà con người có và sử dụng. Đặcbiệt tranh tĩnh vật thời kỳ này diễn tả nhiều thứ với bố cục dàn trải. Trong tranh với rất nhiều loạirau, quả, củ, xúc xích, bơ, bình rượu, bánh mì, thậm chí cả hai con vịt đã chết được treo bên cạnhcác đồ vật khác. Qua đó, tác giả cho ta thấy rõ đời sống thường ngày của những người dân thế kỷXVI, XVII. Tác phẩm được thể hiện nhằm mục đích ca ngợi cuộc sống vật chất ngày càng phongphú của con người.Trong các thế kỷ sau, tranh tĩnh vật đơn giản hơn về mẫu vật, đối tượng diễn tả, có khichỉ là một bình hoa hay một vài trái quả. Nhưng tranh diễn tả có khối, có chiều sâu không gian.Thế kỷ XIX, sự ra đời của khuynh hướng nghệ thuật ấn tượng kéo theo nhiều cuộc cách mạnglớn đối với nghệ thuật hội họa. Tranh tĩnh vật ở thời kỳ này dường như được gắn thêm một chứcnăng mới, các tác giả còn dùng nó để biểu hiện quan điểm nhìn nhận và sáng tác của mình. 14Tranh tĩnh vật còn cho ta thấy đặc điểm riêng, độc đáo, những đặc sản hoa, quả, chim muông,thú vật của từng địa phương, vùng miền đất nước. Người xem tranh sẽ thấy được vẻ đẹp, sự quígiá và lợi ích của hoa lá, đồ vật, con vật mà người họa sĩ đã chọn lọc, khắc họa và ngợi ca. Quađó truyền tình yêu quê hương, đất nước và ham muốn tham quan, khám phá những đất nướckhác trên thế giới cho mọi người.Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta.Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thểloại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống,“Ngũ quả” là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranhtứ bình [mai, lan, cúc, trúc] cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật nhưmột thể loại chỉ thực sự xuất hiện và phổ biến ở nền hội họa hiện đại. Trước khi Trường Mỹthuật Đông Dương ra đời một vài tác giả Việt Nam cũng đã vẽ tranh tĩnh vật, tuy điều này về mỹcảm khác với quan niệm truyền thống. Giai đoạn sau của nghệ thuật Việt Nam, nhất là từ năm 1954 đã phát triển một cách mạnhmẽ, trong đó có mảng tranh tĩnh vật. Tranh sơn mài “Tĩnh vật” của Lê Huy Hòa tuy là một bứctranh nhỏ nhưng có dấu ấn rất lớn cho thể loại này giai đọan thập niên 60 thế kỷ trước. Vớikhông gian chật và đơn giản, cái động và tĩnh trong tranh được thể hiện qua sự tinh tế và chắt lọccủa hình theo ngôn ngữ hội họa phương Đông. Những nét mảnh và rối của cánh hoa màu trắngchuyển động trong cái khung tĩnh của chiếc ghế tre, đường cong của chiếc bình ẩn trong hìnhvuông của ghế và thổ cẩm, tạo ra từng cặp đối xứng giữa tĩnh và động làm thành một không gianvừa lặng lẽ vừa vui tươi.Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh thường gửi gắm lòng mình vào tranh tĩnh vật như với bức“Hoa lan y” được khắc thạch cao, ông đã tạo nên một bức tranh tĩnh vật rất động, có hồn, vừađẹp về nghệ thuật, vừa gần gũi với tâm tình người Việt, đặc trưng trong tinh thần nghệ thuật ÁĐông. 2.3. Thể loại tranh Trung Quốc Người nghệ sĩ Trung Hoa coi tâm hồn của một người là tâm hồn của trời đất. Cái lý củamột vật là cái lý chung cho cả vạn vật. Vận chuyển của một hơi thở cũng như vận chuyển củamột ngày. Vì thế tranh sơn thuỷ không chỉ là cảnh sắc khách quan mà chính là tâm hồn, lối tưduy của tác giả. Xem tranh là qua hình tượng, cách biểu hiện khí chất khi biểu tả để thấu hiểuchính tác giả. Trong đó, nó chứa đựng cả sự gửi gắm tình cảm, tâm hồn, tư tưởng của người vẽ.Cũng chính vì vậy tranh sơn thuỷ không lấy lối vẽ phân tích theo cái nhìn tinh tế mô tảchi tiết cho giống với thực thu nhận qua thị giác làm trọng mà thiên về tả ý, lưu lại những hìnhảnh, giữ lại cái bóng của sự vật. Họ dường như không nhìn thấy cảnh thật để sao chép nó, họ vẽnhững cái tồn tại trong tình cảm của mình, do họ cảm nhận được gây cho người xem cảm giác rấtxa lạ mà lại như quen thuộc tự bao giờ. Những cảm xúc đó được chuyển vào nét bút sinh động,cái nồng ấm, sống động vào khí vận của đường bút, cái cao siêu, cái lưu chuyển qua sự tươngquan của thực hư, của ý tưởng trong biểu hiện. Các họa sĩ Trung Hoa vẽ tranh sơn thuỷ nhằm gửigắm tâm trạng trước cuộc đời của mình vào trong đó. Cảnh chỉ là một đối tượng để tác giả mượncớ nói về cái tâm hồn của mình một cách tế nhị. Giá trị của nó không chỉ ở cảnh sắc của tranhmà thông qua bức tranh còn thấy cả tâm hồn của tác giả.Ở nước ta nhất là thể loại tranh thuỷ mặc [đơn sắc] đã có nhiều hoạ sỹ sử dụng mực nhotrong tranh rất điêu luyện như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tiến Chung, Sỹ Ngọc … Các thế hệ hoạ sỹtrẻ cũng chịu ảnh hưởng và tiếp thu lối vẽ trong tranh lụa, giấy dó. Và trong sáng tác có cáchnhìn thiên về ý tưởng nội tâm, khai thác những tình cảm trong tâm hồn, từ đó xuất hiện nhữnghình ảnh cụ thể và hình ảnh trừu tượng gắn bó chặt chẽ. Người xem tranh sẽ thấy tác phẩm đãvượt qua tính chân thực của sự vật khách quan mà đạt đến một hàm nghĩa trừu tượng, đồng thờitạo một không gian cho người xem suy tư và liên tưởng. Ngay trong trường học sinh viên cũngđược học tập, vẽ mực nho, thuốc nước nhất là trong việc đi thực tập chuyên môn ghi chép tàiliệu.15Bước ngoặt quan trọng đã đưa thể loại tranh phong cảnh tách khỏi tranh nhân vật vào đờiHán tới đời Đường thì hoàn chỉnh cả về bút pháp lẫn ý tưởng sáng tạo. Lý Tư Huấn và VươngDuy là những người khái quát ra thể loại “tranh lục sơn thuỷ” và “thuỷ mặc sơn thuỷ”.Tranh sơn thuỷ không chỉ là một bức cảnh đẹp của thế giới vật chất mà chính là cái đẹp ởthái độ tâm lý của tác giả khi tiếp xúc với thế giới sự vật hiện tượng. Dù chỉ là sỏi đá, là nhữngbụi cây cằn cỗi, mộc mạc nhưng với một thái độ đẹp, một tâm lý đẹp người ta đã chuyển hoá nóthành những bức tranh đậm tình người. Chỉ với một tờ giấy, một mảnh lụa mỏng, một chút mựcvà một cây bút lông người nghệ sỹ Trung Hoa đã khéo dựng một nền nghệ thuật hội hoạ sơnthuỷ rất độc đáo mang tính chất dân tộc riêng của Trung Hoa có những thành tựu đóng góp tolớn dùng cái đẹp tượng trưng qua bức tranh đã làm cảm hoá lòng người. Tất nhiên mọi thứ đềucó những biến động nhưng tranh sơn thuỷ cũng có một thời của nó.2.3.1. Tranh phong tụcPhong tục theo nghĩa đen là những thói quen trong xã hội. Lúc mới xuất hiện tranh phongtục đề cập tới những đề tài mang tính giáo dục, giáo huấn, những lời răn dạy của bề trên với kẻdưới như tranh “ Nữ sử châm đồ quyển” của Cố Khải Chi. Nhưng về sau, nội dung của tranhphong tục là những sinh hoạt, hoạt động của con người trong xã hội. Tranh phong tục cũng cóthể coi như giống thể loại tranh sinh hoạt trong thể loại châu Âu.2.3.2. Tranh nhân vậtĐây là thể loại tranh cũng vẽ về con người, song khác tranh phong tục. Đôi khi cũng khóphân biệt hai thể loại này. Tuy vậy, tranh nhân vật manh tính chất đặc tả tính cách, ít đề cập tớibối cảnh. Tranh nhân vật gần với thể loại tranh chân dung của châu Âu. Cùng với tranh nhân vậtcòn có thể loại tiếu tượng. Đây cũng là thể loại tranh vẽ con người nhưng vẽ theo tưởng tượng,mang tính lý tưởng hoặc tượng trưng. Tranh nhân vật đề cập đến nhiều đối tượng con người nhưchân dung các nhà thơ, nhà sư, các vị tổ của Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo hoặc các nhân vậttrong cung đình, các bậc đại phu…2.3.3. Tranh sơn thủyTranh sơn thủy là một thể loại tranh diễn tả phong cảnh, trong đó hai đối tượng chínhđược chú trọng là núi và nước.Tranh sơn thủy được bắt đầu từ khoảng thế kỷ VII, từ thế kỷ XIII trở đi là thể loại pháttriển lấn át cả tranh nhân vật. Đời Đường với Ngô Đạo Tử là người sáng tạo ra thể loại sơn thủy,nhưng tranh sơn thủy thực sự phát triển phải kể đến Lý Tư Huấn [ 651- 716] cùng con là LýChiêu Đạo. Đến đây xuất hiện thể loại sơn thủy thanh lục. Bên cạnh sơn thủy thanh lục còn cóthể loại sơn thủy thủy mặc. Đây là thể loại tranh phát triển mạnh trong hội họa Trung Hoa cổ vớiVương Duy [699- 750] là người tiêu biểu. Đến đời Tống tranh sơn thủy phát triển mạnh vớinhiều tên tuổi nổi tiếng. Tùy theo từng thời kỳ, tranh sơn thủy mang những đặc điểm khác nhau.Cùng với kỹ thuật thể hiện, các quan niệm, tư tưởng triết học, mĩ học chi phối. Tất cả kết hợpnhuần nhuyễn đã tạo nên điểm đặc biệt cho tranh sơn thủy của Trung Quốc.2.3.4. Tranh hoa điểuHoa và chim luôn là đối tượng nghệ thuật khiến các họa sĩ Trung Quốc quan tâm. Hai đốitượng song song tồn tại trong tác phẩm. Vì vậy, hoa nào đi với loại chim ấy tất phải phù hợp vàmang ý nghĩa tượng trưng cho nhân cách, các mùa trong năm… và nhiều ý nghĩa khác.2.3.5. Tranh thảo trùngCũng giống tranh hoa điểu, tranh thảo trùng là thể loại tranh mang nhiều tính tượng trư-ng, ẩn dụ, diễn tả về các con vật nhỏ bé nhất và cây cỏ mềm. Nhiều tranh các họa sĩ diễn tả cảbốn đối tượng hoa, chim, côn trùng, cây cỏ. Đó là thể loại hoa điểu thảo trùng.2.4. Các chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắcTrong quá trình sáng tác hội họa việc chọn lựa chất liệu vẽ là một điều quan trọng gópphần quyết định thành công của tác phẩm. Mỗi chất liệu có một ưu thế riêng và những kỹ thuậtthể hiện khác biệt. Bên cạnh đó nó cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Chất liệu này có thể phùhợp với mảng đề tài này và không tạo được hiệu quả như vậy đối với mảng đề tài khác… Do đóviệc nghiên cứu và hiểu biết về chất liệu làm tranh là một trong những điều thiết yếu đối với hoạsĩ cũng như những người học vẽ tranh. Trong phạm vi hạn hẹp về thời gian và yêu cầu của ch-16ương trình, ở phần này chỉ giới thiệu một số chất liệu hội họa cơ bản như: sơn mài, sơn dầu, lụa,màu bột, màu nước.2.4.1. Sơn mài2.4.1.1. Khái niệmSơn mài là một trong những chất liệu hàng đầu của hội họa hiện đại Việt Nam. Sơn đượcnói đến ở đây là chất sơn ta được lấy từ cây sơn, một loài cây trồng nhiều ở vùng trung du BắcBộ Việt Nam. Điều tạo nên đặc điểm và vẻ đẹp riêng cho tranh sơn mài là ở kỹ thuật mài. Khimài chính là lúc họa sĩ tạo nên hiệu quả và thành công cho tác phẩm của mình. Vì vậy, từ khoảng1931- 1932 đến 1935 các họa sĩ Việt Nam đã nghiên cứu để đa chất liệu sơn ta trong sáng tạo mĩnghệ thành chất liệu sơn mài trong hội họa.2.4.1.2. Các nguyên liệu sử dụng trang trí Chất liệu sơn mài là nhựa của cây sơn trộn với màu vẽ ở dạng bột thành sơn vẽ. Cây sơncó nguồn gốc ở vùng trung du Phú Thọ.Trên thế giới, người Á châu đã sớm dùng nhựa cây này [Trung Quốc]. Thời kỳ nhà Chucác tầng lớp quý tộc có nhu cầu trang trí kiến trúc rất lớn, do đó sơn mài phát triển mạnh. Sựxuất hiện chất liệu kèm theo kỹ thuật pha chế và vẽ sơn. Thời kỳ này chưa có sự phát triển trongnghệ thuật tạo hình. Màu sắc chỉ dừng lại ở các màu cơ bản: Đỏ, đen, vàng, bạc. Đến thời kỳ nhàHán, nghệ thuật sơn ta phát triển mạnh, mở ra hành loạt xưởng sơn mài, mang tính chất thủ côngmỹ nghệ. Họ dừng lại ở 3 lối vẽ cơ bản:- Phẳng: Trên vật dụng chấm rất ít sơn, vẽ phẳng lên trên sản phẩm làm nền.- Vẽ nổi: Dùng nhựa sơn một cách thoải mái tạo trên bề mặt lồi, lõm như bức phù điêu.- Vẽ xong rồi mài bóng.Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệukhác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:Sơn: khai thác từ nhựa cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông, và nhựa dó Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là sơn cánh gián và sơn then, loại màu chế từ khoángchất vô cơ [ví dụ: son] nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.Các sản phẩm từ vàng, bạc như bạc thếp, bạc dán , bạc xay, bạc dầm Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế cácloại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thìvô cùng phong phú.2.4.1.3. Vài nét về sự hình thành và phát triển chất liệu sơn mài ở Việt Nam Dấu mốc quan trọng là năm thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Màu sắc cũng vẫnchỉ ở bảng màu cổ truyền: đỏ- đen - vàng được qui định cho từng hoạ tiết. Năm 1932 bắt đầu màibóng, bảng màu phong phú hơn. Việc lấy nhựa của cây sơn để pha chế và sử dụng trong trang trímĩ nghệ và đồ dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày đã được nghiên cứu biết đến từ rất sớm ởnhiều nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ Ở Việt Nam, qua tài liệu, thư tịch cổ và truyền miệng cũng cho biết nghề sơn mĩ nghệcũng đã có truyền thống rất lâu đời. Mặc dù nghề sơn mĩ nghệ và thực dụng đã có truyền thốnglâu đời và phát triển ở nhiều nước Châu Á và Việt Nam, nhưng dùng sơn ta để làm tranh sơn màithì phải đến những năm 1930-1931, với các sinh viên của trường Mĩ thuật Đông Dương nhưTrần Quang Trân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Mai Trung Thứ…mới xuất hiện. Một chấtliệu mới của hội họa Việt Nam chính thức được ghi danh. Thời kỳ đầu của sự phát triển chất liệu sơn mài, ta gặp những tác phẩm với gam màutruyền thống, cổ truyền gồm các màu đen, đỏ, vàng, trắng… với hiệu quả vàng son lộng lẫy. Từ1954 đến nay nghệ thuật sơn mài phát triển và nhiều tác phẩm thành công còn được lưu giữtrong bảo tàng mĩ thuật.2.4.1.4. Đặc điểm của chất liệu sơn màiNền vóc sơn màiChất liệu sơn mài không chỉ đặc biệt về kỹ thuật nó còn đặc biệt cả từ nền tranh đến màusắc. Sơn mài được vẽ trên nền vóc. Vóc sơn là cốt gỗ được bọc giấy hoặc vải, bó sơn và mài. Từ17cốt gỗ trải qua 8 đến 10 lượt nước sơn mới được tấm vóc để làm tranh sơn mài. Cuối cùng phảiquét vài nước sơn sống để ngâm chất [vóc chay] hoặc pha thêm đất [vóc hom đất thổ] hoặc đấtphù sa [và hom đất phù sa]. Cũng vì quá trình đó nền vóc thường có màu đen bóng nhẵn và chắcchắn.Màu sắcNguyên liệu để làm tranh sơn mài không giống với các chất liệu khác như sơn dầu, thuốcnước, lụa … Bảng màu sơn mài cổ truyền bao gồm:+ Màu vàng của vàng ta. + Màu trắng của bạc, vỏ trứng, bột nhôm, bột thiếc.+ Màu đen của sơn then, của nền vóc+ Màu nâu của sơn cánh gián.+ Màu đỏ: Chất bột son chế biến từ “thần sa” gồm son trai, son tươi, son thắm, son nhì.Đến nay, bảng màu sơn mài đã phong phú hơn rất nhiều. Bên cạnh bảng màu truyền thống gồmcác màu đen, đỏ, vàng, trắng còn có thêm nhiều màu lạnh, xanh tạo cho khả năng biểu đạt củasơn mài ngày càng đa dạng và sâu sắc.Kỹ thuật thể hiệnMuốn có một bức tranh sơn mài, người họa sĩ phải trải qua một quá trình lâu dài với kỹthuật phức tạp bao gồm các khâu:+ Phác thảo, làm bản vẽ nét, hình chi tiết – can hình lên vóc, vẽ chi tiết, mảng dát vàng, bạc, vỏtrứng phủ sơn và ủ cho sơn khô, mài bằng đá màu [đá gan gà] than uran hoặc giấy ráp với nướctrong, sạch, đánh bóng.Khả năng biểu đạt của chất liệu sơn màiTranh sơn mài giầu hiệu quả trang trí, sang trọng, lộng lẫy mà sâu thẳm, lung linh. Khônggian trong tranh sơn mài thường là ước lệ. Có khi chỉ là nền vóc đen, đỏ. Tuy vậy bằng cách sắpxếp các mảng màu nhân vật chi tiết gợi cho người xem cảm giác về không gian sống động, xathẳm mà rất tinh giảm. Ánh sáng trong tranh sơn mài cũng là ánh sáng mang tính ước lệ, tượngtrưng bằng cách sử dụng các mảng sáng, tối phẳng ít diễn khối. Khả năng biểu đạt cao của sơnmài đã dẫn đến thành công trong nhiều thể loại như: “Chiều vàng” của họa sĩ Dương BíchLiên “Tĩnh vật” của Lê Huy Hòa; “ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng; “Lò nồithủ công” của Nguyễn Kim Đồng, “Em Liên” của Huỳnh Văn Gấm. Sơn mài có thể biểu hiệnthành công nhiều mảng đề tài: Nông nghiệp, công nghiệp, đấu tranh, lịch sử, chân dung thiếunữ… Bút pháp tả thực kết hợp với cách dùng mảng phẳng trang trí đã tạo nên vẻ đẹp riêng chotranh sơn mài.Sơn mài với cách làm vóc, chất liệu sơn ta và kỹ thuật đa dạng đã trở thành một chất liệukhá bền chắc. Tranh sơn mài có thể giữ được lâu, màu sắc ít bị đổi thay do thời gian. Mặc dù córất nhiều ưu thế, song với sự độc đáo về nguyên liệu làm tranh, kỹ thuật phức tạp, đôi khi còn lệthuộc vào thời tiết đã phần nào hạn chế đến sự phổ biến rộng rãi chất liệu trong công chúng. Hạn chế- Chất liệu đắt, kỹ thuật khá phức tạp.- Khả năng tả thực bị hạn chế, không phong phú, đa dạng như các chất liệu khác, nhất là trong tảkhối và tả chất.2.4.2. Sơn dầu2.4.2.1. Khái niệmNếu như sơn mài đặc biệt là ở kỹ thuật, thì cái tạo nên đặc điểm cho chất liệu sơn dầuchính ở loại dầu để trộn màu. Sơn dầu là một chất liệu vẽ tranh rất quen thuộc của các họa sĩchâu Âu, khởi đầu ở một số nước Bắc Âu. Theo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông thì sơndầu là một loại hoạ phẩm được làm từ bột màu nghiền kỹ với dầu lanh. Từ khi tìm được chất dầuđể trộn màu, sơn dầu trở thành một chất liệu hàng đầu trong hội họa Châu Âu. Từ Bỉ, kỹ thuật vẽsơn dầu dần được phổ biến rộng rãi sang ý và các nước Châu Âu khác. Đến nay sơn dầu là mộtchất liệu hội họa được mọi người biết đến và có nhiều thành công lớn.2.4.2.2. Vài nét về lịch sử phát triển của chất liệu18Trước khi phát minh ra kỹ thuật sơn dầu, các nghệ sĩ đã dùng nhiều loại nguyên liệu đểlàm chất keo pha trộn màu. Người ta có thể vẽ tranh nề, hay màu Tempera. Ngoài ra, các hoạ sĩcòn vẽ bằng cách trộn màu với lòng trắng trứng. Thật khó để có thể xác định ai là người đầu tiênphát minh ra sơn dầu. Tuy nhiên, trong rất nhiều tài liệu đều nhắc đến hai anh em hoạ sĩ họ VanÊch đó là Uy –Be- Van Ech [Hubert VanEyck] và Giăng Van ếch [Jean Van Eyck] và coi như họđã hoàn thiện kỹ thuật sơn dầu hoặc chính họ đã phát minh ra chất liệu đó. Từ thế kỷ XIV, chấtliệu sơn dầu được các họa sĩ trên thế giới yêu thích và sử dụng thành công. Ở Việt Nam, mãi đếntận cuối thế kỷ XIX, có một số hoạ sĩ được học ở Pháp trở về nước như ông Lê Văn Miến cùngmột số khác như Thang Trần Phềnh… hội họa Việt Nam mới biết đến chất liệu sơn dầu. Năm1925, cùng với việc trường Mĩ thuật Đông Dương được thành lập, các họa sĩ Việt Nam như TôNgọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn… đã chinh phục được kỹ thuật sơndầu và có nhiều tác phẩm thành công còn giá trị đến tận ngày nay.2.4.2.3. Những ưu thế của chất liệu sơn dầuSơn dầu là một chất liệu rất phong phú về bảng màu. Nếu bảng màu sơn mài đặc biệt, ítvà không phổ biến thì ngược lại với sơn dầu đây là chất liệu phổ biến. Kỹ thuật pha trộn màucũng như kỹ thuật vẽ không cầu kỳ như với sơn mài. Vì là một chất liệu quánh, dẻo, trong vàmịn màng, bền chắc, do đó có thể vẽ dầy, vẽ mỏng đều đạt hiệu quả và sử dụng dễ dàng. Không những phong phú về bảng màu, mà nền tranh sơn dầu cũng rất phong phú. Ngàynay sơn dầu chủ yếu được vẽ trên nền vải [toan]. Tuy vậy, còn có thể vẽ sơn dầu trên gỗ. Thời kỳPhục Hưng, phần lớn các bức tranh sơn dầu đều được thực hiện trên ván gỗ như gỗ sồi, gỗtùng… Sau năm 1450, nhất là từ thế kỷ XVI sơn dầu vẽ trên vải trở nên được sử dụng nhiều vàđến tận ngày nay. Đặc biệt có những bức tranh sơn dầu được vẽ trên da thuộc, trong là gỗ. Ngoàira cũng có thể vẽ sơn dầu trên bìa cát tông…Khả năng biểu đạt cảm xúc cũng như khả năng tả chất, tả khối, ánh sáng của sơn dầu cóthể nói là hàng đầu trong các chất liệu vẽ tranh. Sơn dầu cũng là chất liệu bền, chắc với thời gian.Những tác phẩm của các hoạ sĩ thời Phục Hưng đến nay vẫn còn nguyên màu sắc ban đầu. Tuyvậy, muốn tranh bền lâu không bị xỉn, xuống màu người vẽ cần nắm chắc kỹ thuật vẽ sơn dầu.Sơn dầu là chất liệu thích hợp với nhiều đề tài, nội dung, không bị hạn chế như một sốchất liệu khác. Mặt khác do đặc tính của sơn dầu nên cũng có thể tạo nên nhiều bút pháp phongphú. Có thể vẽ dày như trát vữa, vẽ nét tút tát nhưng cũng có thể vẽ mỏng, mịn màng, vờn khốinhẹ nhàng…Tuy có nhiều ưu thế, song sơn dầu cũng có một số hạn chế. Màu vẽ là hóa chất, do đó khipha trộn với nhau có thể tạo ra các phản ứng, tạo thành hợp chất mới có màu khác. Vì vậy tranhsơn dầu để lâu cũng không tránh khỏi bị xỉn, xạm màu hay phai, bạc. Nền tranh là gỗ, vải… rấtphong phú và dễ tìm kiếm. Song cũng có hạn chế do ẩm thấp, mối mọt gỗ dễ bị hỏng. Nền vải thìlại khó cố định, do đó khi di chuyển, mang vác cần giữ gìn để tránh cho nền tranh bị rạn, nứt.2.4.3. Lụa2.4.3.1. Tranh lụa Tranh lụa là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Việt Nam, TrungQuốc, Nhật Bản. Khác với các loại tranh khác, ở đây, họa tiết được thể hiện trên tấm vải lụa. ỞViệt Nam ngày nay còn lưu lại một bức chân dung Nguyễn Trãi và một bức chân dung PhùngKhắc Khoan từ đời nhà Lê. Tranh lụa hiện đại Việt Nam mới ra đời từ thập niên 1930. Điểmkhác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổthường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộmđi nhuộm lại màu lên mặt lụa; lụa được căng trên khung gỗ và trong quá trình vẽ họa sĩ có thểrửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp tới khi như ý. Nguyễn Phan Chánh [1892-1984] được coi là họa sỹđã khai phá loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Những bức vẽ thành công của ông có mộtphong vị đặc biệt Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảngmàu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị, những đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ.Ngoài ra, nhân vật và bối cảnh Việt Nam được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. Thànhcông của ông đã lôi cuốn các bạn cùng lứa và các họa sỹ thuộc lớp sau, mỗi người đã đóng góplàm phong phú thêm kỹ thuật vẽ tranh lụa. Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu là những người19sống ở Paris, trung tâm hội họa thế giới với đủ trường phái tân kỳ, nhưng họ vẫn vẽ tranh lụa,góp phần cất lên một tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, số họa sỹ vẽ tranh lụa đông hơn. Họ mở rộng hơn đề tài, kỹthuật và đã có những thành công mới. Nguyễn Thụ là một họa sỹ chuyên nhất về tranh lụa, cómột phong cách riêng biệt. Bố cục tranh của ông đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc mát mẻ êm dịu;bút pháp phóng khoáng, nhẹ nhàng; không gian mờ ảo thơ mộng với những nhân vật bình dị,thân quen Một số nữ họa sỹ khác như Vũ Giáng Hương, Lê Kim Mỹ, Đặng Thu Hương cũngđã có nhiều thành công với những sáng tác trên tranh lụa.2.4.3.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam còn rất trẻ. Nó chỉ được phát triển từ những năm 30 củathế kỷ XX, cùng với việc thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Trước đó, người làm mỹthuật ở Việt Nam không được đào tạo ở một trường lớp nào, mà chỉ là sự truyền nghề. Tuynhiên, các nghệ nhân xưa để lại một di sản nghệ thuật rất phong phú, mang tính dân tộc đậm đà,và đó là một yếu tố cho sự phát triển nghệ thuật sau này. Do nhiều nguyên nhân: ở miền Bắcnước ta thời tiết rất khắc nghiệt, độ ẩm cao, nhiều mối, mọt, bão lụt, rồi chiến tranh liên miênnên nhiều di sản nghệ thuật đã bị phá huỷ. Những gì còn lại chủ yếu là những tác phẩm có chấtliệu bền vững như đá, gỗ, trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Các hoạ sĩ Việt Nam thời trường Mỹ thuật Đông Dương đã nghiên cứu vẽ sơn dầu và tiếpthu những phương pháp đã được đúc kết của phương Tây. Ảnh hưởng của các trường phái hộihoạ Châu âu vào Việt Nam lúc ấy cũng là tất nhiên. Song kết hợp tính dân tộc với tính hiện đại, giữa tinh hoa nghệ thuật phương Đông vớiphương Tây đã bắt đầu từ đây, đã đem lại một sắc thái mới trong sáng tác và là bước đầu của sựphát triển tranh lụa. Thời kỳ trường Mỹ thuật Đông Dương mới chỉ có một số ít hoạ sĩ vẽ lụa,như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tiến Chung, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân,Lưu Văn Sìn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ…Khuynh hướng của thời kỳ này thiên về tìm tòi những mảng màu đơn giản, tìm phối sắctrong mảng hình, thường dùng màu nâu, đen, màu sáng là màu của lụa. Bố cục chặt chẽ, nhân vậtlớn, nền ít. Có thể nhận thấy rõ đặc điểm này trong các tranh của Nguyễn Phan Chánh. Sau Cáchmạng tháng 8-1945, nhiều hoạ sĩ đã đi vào cuộc sống chiến đấu của nhân dân ta trong cuộckháng chiến chống thực dân Pháp. Vào cuối giai đoạn kháng chiến này, đã xuất hiện một số hoạsĩ vẽ lụa mới: Lê Vinh, Phan Thông, Trọng Kiệm… Tranh lụa của thời kỳ này có thêm những yếu tố mới. Các hoạ sĩ đi sâu vào nhiều đề tàicủa cuộc kháng chiến. Năm 1955, sau hoà bình lập lại, trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Namđược mở cửa tại Hà Nội với khoá trung cấp mang tên Tô Ngọc Vân. Năm 1957, trường mở khoáđại học đầu tiên sau hoà bình. Từ đó chuyên khoa lụa được chính thức đưa vào chương trình đàotạo. Cho đến nay, có nhiều hoạ sĩ vẽ lụa. Khuynh hướng của thời kỳ sau này mang nhiều vẻ, rấtphong phú. Có những hoạ sĩ cố tìm cách đơn giản, cô đọng, có những hoạ sĩ lại dùng những hoàsắc mạnh mẽ hơn, không chỉ dừng lại ở các hoà sắc êm dịu.2.4.3.3. Nghệ thuật và đặc tính của tranh lụaVấn đề tạo hình Khi xây dựng hình bao giờ hoạ sĩ cũng tìm mảng hình khái quát của sự vật ở toàn bộ hìnhmảng chung của sự vật ấy một cách gạn lọc. Trong sự gạn lọc này, người hoạ sĩ phải có mỹ cảmđể nhìn nhận sự vật, phải đứng ở góc độ nào để thấy được vẻ đẹp điển hình. Qua sự xây dựnghình, còn cần chú ý đến cấu tạo của nét. Nét được cấu tạo trong sự vật có nhịp điệu, thường đượchoạ sĩ phương Đông khai thác, nhưng nét cũng phải được chọn lọc để thống nhất với hình. Sự sinh động trong tạo hình của tranh lụa là một yêu cầu quan trọng vì không gian trongtranh lụa đã giản lược, góc độ ánh sáng chiếu vào từng sự vật đã gạn lọc đi rồi. Vì vậy, việc xâydựng hình trong tranh lụa cần có một phương pháp nhận xét linh hoạt, tế nhị, làm sao để hình cósức sống, có thần. Nhân vật trong tranh dù ngồi yên lặng cũng phải thấy được sự sinh động. Vẻ đẹp của tranh lụa cho ta một cảm giác tươi mát, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh thoát.Đi vào nghệ thuật vẽ tranh lụa, hoạ sĩ phải có khả năng nhận xét nhạy bén và thấu đáo về bảnchất của sự vật, không những chỉ về hình thức của sự vật, mà cả về tinh thần cốt cách của đối20tượng. Sự vật được thể hiện thông qua người hoạ sĩ vẽ lụa phải gạn lọc và nâng lên để thấy hiệnthực hơn. Do đó, tranh lụa không cho phép sao chép thực tế. Hoạ sĩ vẽ lụa cảm xúc và thể hiện sự vật không bằng bề mặt phiến diện của nó, họ đi vàobề sâu để tìm một sự thực bản chất của sự vật và đều tìm được đúng vẻ đẹp điển hình. Đặc tính nghệ thuật của tranh lụa là do sự cấu tạo trong tạo hình, trong bố cục của mỗihoạ sĩ. Do cảm xúc khác nhau, phong cách khác nhau của mỗi hoạ sĩ, mà tranh lụa cũng phongphú đa dạng. Tranh lụa cho ta nhìn gần để thưởng thức vẻ đẹp từng phần của từng chi tiết nhưngkhi nhìn xa toàn bộ vẫn thống nhất. Ta xem tranh “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh, ở đó có bốn nhân vật em gáiđang chăm chú chơi, nhưng đều rất tĩnh. Hình của các nhân vật được gạn lọc đến mức ta khôngthấy thiếu gì ở những nét mặt, ở quần áo, và cũng không thấy thừa ở chỗ nào. Toàn bộ bức tranhtoát lên một tình cảm rất trong sáng và rất Việt Nam. Chắc chắn Nguyễn Phan Chánh phải cótình yêu quê hương mãnh liệt đến nhường nào, ông mới có một cách nhìn tinh tế đến như vậy.Để vẽ được bức tranh “Mùa gặt” [1957], hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung đã sống, quan sát và ghichép từ đầu vụ đến cuối vụ gặt. Bức tranh có nhiều nhân vật khác nhau, từ ông bà già ham côngviệc đến những chàng trai vạm vỡ, những cô gái nông thôn son trẻ. Tác giả đã xây dựng hình cácnhân vật từ hàng chồng ký hoạ nghiên cứu của mình. Thực tế và thiên nhiên chứa đựng những vẻ đẹp muôn hình. Cuộc săn bắt những hình đẹplà một việc thật công phu.Bố cục Tranh lụa cũng như mọi chất liệu khác như sơn dầu, sơn mài, đồ hoạ, đều tuân theo nhữngqui luật đã được đúc kết. Tuy nhiên, mỗi chất liệu lại có đặc tính riêng, và mỗi hoạ sĩ lại có cảmxúc và cách nhìn riêng, tạo ra những cách bố cục riêng. Tranh lụa, bản thân chất lụa rất mỏng manh, mịn màng. Thông thường, các hoạ sĩ ít dùngnhững khối nổi không gian tự nhiên, ít sử dụng đến ánh sáng như cách vẽ của sơn dầu. Ngườihoạ sĩ sáng tạo theo một không gian của mình, có khi không nhờ đến một phối cảnh nào, hoặcchỉ gợi lên bằng cách sử dụng những bộ phận của phối cảnh. Trong tương quan giữa người và phối cảnh, có khi hoạ sĩ dùng sắc độ mạnh để nhấn vàongười, còn cảnh vẫn để ở sắc độ trung bình, hoặc còn làm nhẹ đi để tôn các nhân vật, nhưng vẫntạo ra sự thống nhất. Có khi vật ở tiền cảnh được thể hiện mờ đi để tôn vật ở xa hơn, mà vẫn không gây xáotrộn về không gian. Sự vẽ rõ nét hoặc làm mờ nhoè đi trong tranh lụa được xử lý theo chủ ý của hoạ sĩ bằngmột tương quan hợp lý mà hoạ sĩ đã đặt ra. Tranh lụa cho ta xem gần hay xa cũng được. Không gian trong tranh lụa phần nhiều được sáng tạo ra. Nhiều tranh phương Đông nhưcủa Trung Quốc, hoạ sĩ đã bỏ trống những mảng lụa lớn. Điều sáng tạo này chúng ta gặp nhiều ởcác bố cục của Việt Nam xưa như trong tranh dân gian, tranh thờ và các phù điêu cổ, mà ngàynay các hoạ sĩ Việt Nam đã khai thác và phát triển trong nhu cầu muốn cô đọng và tập trung vàochủ đề. Trong trường hợp hoạ sĩ không dùng phối cảnh, các mảng trống trong tranh trở thành yếutố, là thành phần của bố cục. Hoạ sĩ phải làm cho những mảng hình và mảng bỏ trống ăn ý, hoàhợp với nhau. Mảng trống làm tôn ý chính của toàn bộ bức tranh. Vai trò của các mảng trống là tạo nên nhịp điệu cho bố cục. Vì vậy khi tìm bố cục tức làsự phân bố giữa các mảng hình và các mảng trống.Màu sắc và hiệu quả ánh sáng trong tranh lụa Từ bố cục đến xây dựng hình cho tranh lụa đã là một sự gạn lọc cô đọng thì màu sắc cũngvậy. Hoạ sĩ vẽ lụa cũng lấy màu sắc thiên nhiên làm tài liệu. Nhưng khi đã được sự gạn lọc củacảm xúc, thì vẻ đẹp của màu sắc cũng do hoạ sĩ sáng tạo để rút ra vẻ đẹp của màu sắc tập trungcho cảm xúc ấy. Sự hài hoà trong màu sắc của mỗi hoạ sĩ, cũng là tiếng nói cảm xúc và phong cách của mỗihoạ sĩ. Sự hình thành màu sắc trong một tranh lụa cho phép hoạ sĩ hoàn toàn chủ động. Vì trongkhi thể hiện không bao giờ trực tiếp diễn tả sự vật, mà người hoạ sĩ đã phải hiểu sự vật từ trước21rồi, vả lại sự diễn tả đã không còn là sự sao chép tự nhiên nữa. Nhưng màu sắc lại đi đôi với độnhư bóng với hình. Màu không có độ thì màu bị nhợt nhạt. Các tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh trước năm 1945 gần như chỉ dùng một hoà sắc nâuđen. Những mảng màu đen, nâu chín đến độ nhìn không biết chán mắt. Nhìn kỹ những màu nâucủa Nguyễn Phan Chánh ta thấy nó sâu óng ánh có cả lục, vàng, đỏ trong đó.Ánh sáng trong tranh lụa do nhịp điệu và sắc độ của mỗi sự vật, do sự sắp xếp cung bậc của hoạsĩ tạo ra. Bức tranh có nhịp điệu sinh động cho cảm giác như có sáng tối. Sáng, tối do sắc độ củacác sự vật mà thành chứ không phải do ánh sáng ở đâu chiếu vào từng sự vật. Không diễn tả trựctiếp ánh sáng, nhưng màu sắc và độ của toàn bộ bức tranh đã cho cảm giác về ánh sáng. Đó làmột đặc điểm của tranh lụa. Sự trong trẻo và mềm mại của mặt lụa đã cho cảm giác dễ chịu. Có khi toàn bộ bức tranhsáng sủa cũng cho cảm giác đầy ánh sáng. Việc sử dụng chất nước trong khi pha màu làm choranh giới màu sắc nhuyễn với nhau khiến ta không phân biệt sự sắc cạnh của từng mảng màu.Nhờ vẽ màu pha nước mà sự chuyển từ đậm đến nhạt, từ tối đến sáng hoặc ngược lại, không bịvấp váp, nó từ tốn dịu dàng, và khi nơi sáng tối gặp nhau đột ngột cũng vẫn êm dịu. Đó là đặctính chung của nghệ thuật vẽ lụa, nhưng qua phong cách riêng của từng hoạ sĩ, tuỳ theo tình cảmmỗi người mà cách sáng tạo không giống nhau. Có người tả nhiều về sắc độ, người lại chú ý vềnét, khi diễn tả sôi nổi, có khi trầm lắng sâu sắc. Việc tìm tòi cho tranh lụa rất rộng, và khả năngcủa lụa cũng rất lớn, sẵn sàng chờ đợi những sáng tạo mới của hoạ sĩ.2.4.3.4. Kỹ thuật vẽ tranh lụaCác kỹ thuật khi vẽ tranh Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng,người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút nhiều nước nhưlụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha lẫn một ít phèn chua đểchống mốc. Điểm mạnh của tranh lụa là ở sự trong trẻo và êm dịu của màu sắc, vì vậy phần lớn ngườivẽ tranh lụa thường xây dựng phác thảo [hình, mảng] hết sức kỹ càng trước khi thể hiện lên lụa.Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một cách chính xác.Tuy nhiên cũng có thể vẽ lụa một cách thoải mái. Khi vẽ lụa, người ta thường vẽ từ nhạt đếnđậm, màu nhạt chồng lên nhau nhiều lần sẽ thành đậm nhưng vẫn nhìn thấy thớ lụa tạo nên vẻđẹp của chất lụa. Vẽ chồng lên nhau bằng các màu khác nhau cũng là một cách pha màu. Thỉnhthoảng, khi màu đã khô, phải rửa nhẹ cho sạch những chất bẩn nổi lên mặt lụa và để cho màungấm vào từng thớ lụa. Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn ranh giới tách bạch, tạora một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.Có thể sử dụng bột điệp và bạc thêm vào tranh lụa [dán ở mặt sau]. Tranh lụa vẽ xong thườngđược bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn toàn, họa sĩ có thể rạch phần tranh ra khỏi khung lụađể đưa vào khung. Tranh lụa tăng hiệu quả thẩm mỹ nhiều khi với khung kính.Kỹ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam không giống kỹ thuật của hoạ sĩ láng giềng Trung Quốcvà Nhật Bản. Trung Quốc: Từ trước Công Nguyên, người ta đã biết chế tạo mực nho và bút lông,nhưng đến đời Đường [thế kỷ 7-9] mới hoàn toàn chỉnh cách làm mực và bút vẽ ấy. Tranh lụaTrung Quốc ra đời trước đây, có lẽ vì người ta coi lụa là chất liệu quí và bền, cách vẽ trên lụa vàtrên giấy không khác nhau bao nhiêu. Hoạ sĩ Trung Quốc vẽ lụa không căng lên khung, mà trảira bàn để vẽ như vẽ trên giấy. Hoạ sĩ Trung Quốc thường vẽ nét, chủ yếu là mực đen, điểm màu,nét vẽ rất phong phú và sinh động, lúc đậm lúc nhạt, lúc nét khô, lúc nét nhoè.- Tính chất của tranh phương Bắc Trung Quốc: tranh phương Bắc Trung Quốc thường vẽ tranhnhân vật là chính, bố cục chặt chẽ, nét vẽ trau chuốt, màu sắc nhẹ.- Tính chất của tranh phương Nam Trung Quốc: khuynh hướng vẽ tranh phong cảnh là thịnhhành. Đời Tống có Mã Viễn và Hạ Khuê là những người khởi xướng lối vẽ thuỷ mặc. Mã Viễndùng mảng nhiều, có chỗ bỏ lửng làm thấp thoáng những mỏm núi khóm cây, gợi không gian xaxa. Đến nay tranh đời Đường còn lại rất ít, một số tranh được vẽ lại ở đời Tống. Tranh Đường và22Tống có nhiều nét hiện thực, về phương pháp người ta nghiên cứu sâu bằng cách quan sát vànhập tâm.Thời cổ, nhiều hoạ sĩ Nhật Bản sang học ở Trung Quốc. Một số khi về nước rồi tìm ra lốivẽ có tính chất dân tộc. Thời kỳ đầu tranh phong cảnh Nhật giống tranh lụa Trung Quốc. Thời kỳsau người ta dùng mảng đơn giản, không diễn tả chiều sâu. Những đường thẳng thường vẽ bằngthước kẻ, và hầu như không diễn rả không gian. Người Nhật còn vẽ thếp vàng, dùng nhiều màuxanh của ngọc thạch tán ra pha với keo da hươu, dùng trắng của vỏ sò giã mịn. Người vẽ thuỷmặc đầu tiên của Nhật là Sesshu [1420-1506]. ông là người đã từng sang tìm hiểu hội hoạ củaTrung Quốc [1467]. Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam còn rất trẻ. Nó là sự tiếp thu những phương pháp khoa họccủa châu Âu, kết hợp với sự thừa kế những di sản nghệ thuật dân tộc, mà có được phương phápsáng tác và phương pháp xử lý kỹ thuật riêng. Ở Việt Nam đã có rất nhiều hoạ sĩ vẽ lụa. Kỹ thuậtvẽ tranh lụa cũng phát triển qua quá trình sáng tác của nhiều thế hệ hoạ sĩ. 2.4.3.5. Chất liệu, dụng cụ dùng cho vẽ tranh lụaLụa để vẽ Lụa vẽ thường là lụa tơ tằm, không lỗi, mịn hoặc hơi thô, dệt thủ công hay dệt bằng máy.Gần đây, do yêu cầu của ngành mỹ thuật, các nhà máy dệt đã sản xuất loại lụa chuyên dùng đểvẽ tranh, mỏng và hơi thưa, nhìn rõ thớ lụa.Màu vẽ trên lụa Hoạ sĩ Trung Quốc trước đây hay dùng mực tàu và các màu chế biến từ đá, đất son đánhthành thỏi, khi vẽ mài vào từng bát hay nghiên mực. Tranh cổ còn dùng cả vàng thếp. Thôngthường, các hoạ sĩ Việt Nam vẽ bằng màu nước. Màu nước có nhiều loại. Có loại đóng trong ốngnhỏ, có loại đóng thành viên tròn hoặc vuông đựng trong những khay nhỏ.Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Sau này, người ta còndùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột, phấn màu Nhiều loại lụa vẽ,mỗi loại lụa do cách dệt thưa, mau khác nhau, hoặc sợi lụa to nhỏ thay đổi tạo ra các thớ lụakhác nhau, mịn màng óng ả, hoặc thô khoẻ. Từng loại lụa khi vẽ cho những hiệu quả khônggiống nhau, hoạ sĩ cần nắm được tính chất của từng loại để có cách xử lý linh hoạt. Loại lụa dệtmau, sợi nhỏ mịn có khả năng tạo hiệu quả mượt mà, những chỗ chuyển từ đậm đến nhạt dễ êm,dễ diễn tả những chất như nhung, do sợi được dệt mau nên hoạ sĩ có thể vẽ những mảng rất đậmnhư ý muốn. Loại lụa dệt thưa cho những thớ ngang dọc rõ nét, nhưng do dệt thưa nên khó vẽnhững mảng đậm vì những khe hở của lụa và do giấy biểu ánh lên. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lụa vẽ khác nhau. Có loại rất mỏng, dệt mau, sợi nhỏ,trắng mịn. Có loại màu ngà, hồ sẵn, sau khi hồ người ta quấn vào trục, rồi lấy vồ đập đều cho thớbẹt ra. Lụa hồ Trung Quốc nhiều khi vẽ theo phương pháp Việt Nam dễ bị lầy, có thể rửa lụabăng bút to trước khi vẽ [hoạ sĩ Trung Quốc thường vẽ đâu được đấy, nên hồ dày cũng khôngảnh hưởng gì]. Trung Quốc cũng như Việt Nam có loại lụa không hồ sẵn, vẽ dễ nhoè, loang. Cónhững hoạ sĩ thích vẽ trên loại lụa này, nhưng do lụa dễ nhoè loang, nên hoạ sĩ phaỉ rất chắc tayvà làm chủ được mặt lụa, để thuận lợi khi vẽ, có thể hồ lụa sau khi căng lên khung, bằng cáchquét lên mặt lụa một lớp nước cơm, cũng có thể cho thêm một chút phèn chua đã hoà tan trongnước. Việt Nam có nhiều vùng sản xuất lụa như lụa Hà Đông, Thái Bình, Đà Nẵng, thành phốHồ Chí Minh. Hà Đông đã có những cơ sở chuyên sản xuất lụa vẽ cho hoạ sĩ. Lụa tơ tằm thấmmàu rất tốt, dễ sử dụng hơn là lụa có trộn tơ nhân tạo. Hoạ sĩ có thể tận dụng màu vàng tơ tựnhiên của lụa. Cũng có hoạ sĩ đã dùng cả sồi. Sồi là loại dệt tơ tằm thủ công, sợi thô, khổ khôngrộng. Sồi cũng cho một hiệu qủa lạ. Lụa, cái nền để vẽ này rất phong phú, hoạ sĩ cần có cách xửlý thích hợp với từng loại, để tạo sự phong phú cho tranh lụa.Khung căng lụa Phương pháp vẽ lụa của hoạ sĩ Việt Nam là phương pháp điều khiển chất nước trên mặtlụa. Có khi hoạ sĩ làm ướt cả mặt lụa bằng nước trong rồi vẽ màu lên. Hoạ sĩ Nguyễn PhanChánh sau khi vẽ nhiều lớp màu, ông còn mang tranh ra xối nước nhằm làm cho cặn màu trôi đi,23rồi lại tiếp tục vẽ. Nhiều hoạ sĩ khác cũng đã dùng phương pháp này. Do đó nhất thiết phải cókhung căng lụa, không thể trải lụa ra vẽ như các hoạ sĩ Trung Quốc. - Khung căng lụa không cần dày quá như khung căng vải vẽ sơn dầu vì lụa mỏng manh khôngcần căng mạnh.- Gỗ làm khung căng lụa cần hơi mềm để có thể cắm đinh dễ dàng.- Mặt gỗ của khung phía giáp với mặt lụa cần bào nghiêng vát đi 45 độ để tránh khi lụa gặpnước, chùng xuống không bị dính vào mặt khung quá nhiều. Cách căng lụa: Căng lụa lên khung có thể dùng hồ dính dán lụa vào thành khung hoặc dùngđinh rệp.Cách 1: Căng lụa bằng hồ dán Hồ phải thật dính, dùng hồ nếp quấy chín đặc, cũng có thể dùng sợi bún. Hồ bôi kín bốncạnh ngoài của khung, dính tạm lụa lên bốn cạnh khung dùng bút lông rộng bản quét nước tronglên mặt lụa để lụa giãn chùng ra sau đó lần lượt dán chặt một cạnh, vừa căng vừa miết mạnhcạnh đối diện sao cho lụa bám chắc vào khung, chú ý sao cho thớ lụa thẳng.Cách 2: Căng lụa bằng đinh rệp [punaises] Dùng đinh dính tạm thời lên 4 cạnh khung, lấy bút to bản quét nước đều kín mặt lụa cholụa dãn ra, sau đó lần lượt dùng đinh căng từng cạnh đối diện nhau. Khi kéo lụa để cắm đinh cầngiữ cho thớ lụa thẳng, không bị vặn vẹo Hồ lụa Với loại lụa chưa hồ dễ nhòe loang khi vẽ màu, muốn dễ vẽ cần phải hồ.Cách hồ lụa Sau khi lụa đã căng và khô, dùng nước cơm chắt lúc cơm sôi, hơi sánh hoặc có thể dùngbột tẻ [bột lọc] quấy loãng, một cục phèn chua nhỏ bằng hạt ngô cho vào chén nhỏ, đổ một chútnước sôi cho phèn tan ra rồi đổ nước phèn lẫn vào nước cơm, dùng bút sạch khuấy đều cho nướcphèn tan đều trong nước cơm [trên lưng bát cơm cho một khuôn khổ lụa 80 x 60]. Chú ý: Không nên cho nhiều phèn chua, mặt lụa sẽ bị đanh lại khó bắt màu. Dùng bút lông rộng bản quét đều nước cơm lên mặt lụa bằng cách quét ngang rồi quét dọcsao cho nước cơm được dàn đều trên mặt lụa. Quét xong để mặt lụa nằm ngang để tránh hồ dồnđọng về một phía. Chú ý không để ruồi đậu hay gián bò lên mặt lụa hồ ướt. Vết chân của chúnglàm cho mặt lụa bị những vết mất hồ, khi vẽ lụa sẽ bị chỗ ăn nhiều màu chỗ ăn ít màu. Khi hồkhô hẳn, lấy bút lông sạch rỏ một giọt nước trong xuống mặt lụa. Nếu thấy nước thấm hút gọnvào lụa mà không nhoè bò loang ra là vẽ được. Đối với loại lụa đã hồ sẵn, nhiều khi do ngườisản xuất hồ quá nhiều bột, khi vẽ dễ bị lầy và màu không thấm được vào thớ lụa thì phải rửa chobớt hồ đi.Cách rửa Không nên cho lụa vò giặt trong nước, vì như vậy sẽ bị rập thành những nếp gấp nhàu,khi căng ra cũng không mất đi được. Căng lụa lên khung rồi hay mang dội nhiều nước và dùngbút to lông cứng cọ lên cả hai mặt lụa.Bảng pha màu Để pha màu, đã có nhiều loại bảng pha màu làm bằng nhựa trắng có những ô tròn lõm sâuđể chứa màu được pha, hoặc có những hộp màu nước bằng sơn trắng hoặc hộp nhựa. Với nhữngmảng màu lớn có thể pha vào bát, chén hoặc đĩa sứ.Bút vẽ Bút để vẽ lụa có nhiều loại. Tuỳ theo thói quen, họa sĩ có thể dùng các bút khác nhau vàtận dụng khả năng của chúng. Loại bút tròn, bút lông dài và nhọn đầu thường là loại lông mềmchứa lượng màu nước nhiều hơn loại bút lông dẹt. Loại bút lông tròn thường dùng để vẽ nét, vàcũng có thể vẽ những mảng màu. Với loại bút này, có hoạ sĩ đã vẽ bằng cách chấm bút vào nước,sau đó chấm phần đầu nhọn của bút lông vào màu đậm, đặt bút hơi nghiêng và đi nét, nét vẽ chohiệu quả đậm nhạt rất tự nhiên. Có hoạ sĩ đã tả những mớ tóc dài, hoặc chòm lông đuôi của ngựabằng cách chấm bút vào mực hơi đặc, rồi chống bút xuống một tờ giấy nháp, ấn bút nhè nhẹ vàxoáy một vòng. Lông bút toé ra tự nhiên và bằng đầu bút lông toé ấy vẽ tóc hoặc đuôi ngựa. Khicầm bút, hoạ sĩ cần phát huy khả năng của nó, khi ướt khi khô, có khi lại dùng cả xơ bút nhằmdiễn tả linh hoạt làm cho hình và nét trên tranh phong phú sinh động. Hoạ sĩ có thể dùng cả bút24vẽ sơn dầu hoặc bột màu, thậm chí cả những bút đã mòn lông. Loại bút này không chưa nhiềumàu nước, dùng để vẽ những điểm nhỏ không cần ướt lụa, màu không bị sũng lại và không đónglại thành cạnh sắc cứng. Cũng có thể dùng bút cùn để cọ những đoạn nhỏ cần sửa chữa làm chomềm đi2.4.3.6. Vẽ tranh lụaPhác thảo bố cục Thông thường, ý định sáng tác của hoạ sĩ chuẩn bị qua các bước phác thảo. Đối với ngườimới vào nghề thì bước chuẩn bị này rất quan trọng. Chỗ dựa của ý định bố cục là các tư liệu,những ký hoạ đã ghi chép từ trước. Cũng như các chất liệu khác, bố cục tranh lụa cũng tuân theocác qui luật bố cục đã được đúc kết. Chỗ khác là hoạ sĩ cần tìm tòi gạn lọc để bố cục đáp ứngđược cảm xúc của mình và phù hợp với chất lụa vốn mỏng manh, nhẹ, trong trẻo và óng ả.Nhiều khi, ý định sáng tác nảy ra tử tiếp xúc với thực tế, có lúc những ghi chép nhanh, bấtchợt lại gợi cho hoạ sĩ ý định bố cục. Nhưng khi ý định hình thành rồi, nghĩa là được phác ra trêngiấy rồi, thì cần có những nghiên cứu bổ sung vì những ghi chép nhanh thường không đầy đủ.Việc nghiên cứu bổ sung lại giúp nảy sinh ra những ý mới và làm cho bố cục hoàn chỉnh.Nhiều người ít quan tâm đến việc chuẩn bị này. Họ thường thiếu kiên nhẫn trong việcnghiên cứu sâu, và cứ yên trí với những tư liệu sơ lược. Việc tìm hoà sắc cho bố cục cũng vậy,cần tìm ra hoà sắc cho thích hợp và việc này cũng đòi hỏi kiên nhẫn.Phóng to phác thảo bố cục Phác thảo thường được tìm ở khuôn khổ nhỏ, dễ quán xuyến toàn bộ bố cục và có thể điềuphối các mảng hình nhanh chóng. Khi phác thảo đã ổn định thì phóng to bằng khuôn khổ lụađịnh vẽ. Khi phóng to lên, lại có thể nảy sinh những vấn đề mới về tỉ lệ các mảng và cả chi tiết,có thể nảy sinh ý mới làm hoàn chỉnh thêm bố cục. Từ lúc bắt đầu đến lúc phóng to phác thảo làmột quá trình tiếp diễn của sự tìm tòi. Không nên đóng đinh vào ý định ban đầu và sao chép nôlệ cái ý phác thảo ban đầu. Bước này các hình trong bố cục đã được phóng to, rất có thể cần đếnnghững nghiên cứu bổ sung cho hình, và cũng là lúc cần tìm tòi xây dựng những hình đẹp. Khiphác thảo đã phóng to và hoàn chỉnh việc xây dựng hình, phân phối mảng, có thể dùng giấy canđặt lên can lại, lúc này vẵn có thể điều chỉnh tiếp nếu thấy cần thiết. Nên dùng mực đen, hoặc bútchì đen đậm can hình lên giấy can để khi bản hình đặt dưới lụa, các nét hằn lên dễ nhìn. Chú ý: Không nên phóng to bản hình bằng đúng khuôn khổ lụa đã căng vì khi vẽ xong thếnào lụa cũng bị xén lẹm ở các cạnh, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến bố cục. Vì vậy khi phóng bảnhình cần trừ hao mỗi cạnh ít nhất la từ nửa đến một phân so với khổ lụa đã căng hình.Can hình lên mặt lụa Đặt một tấm ván mỏng [gỗ dán hoặc carton] nhỏ hơn lòng khung căng lụa. Kê cao tấm vánlên bằng hoặc cao hơn một chút chiều dày của khung căng lụa. Nửa tấm ván co màu đậm, thì cầndính lên một tờ giấy trắng và đặt ngay ngắn bản hình bằng giấy can lên. Việc này nhằm làm chocác nét vẽ của bản hình trên giấy can được nhìn rõ hơn. Đặt khung lụa lên trên bản sao cho bảnhình nằm đúng vị trí, rồi can hình lên lụa. Nên dùng bút chì mềm để can phòng khi cần tẩy xoá.Vết chì mềm dễ tẩy đi hơn.Vẽ tranh lụa Khi vẽ, lụa cần để ngang lên bàn, có thể kê cho lụa nghiêng dốc về phía người vẽ để tầmmắt dễ nhìn. Lót dưới khung lụa một tờ giấy trắng sạch để dễ nhìn hình và màu. Có những ngườicoi thường việc chuẩn bị này, giấy bản cũng đem lót dưới lụa, ảnh hưởng xấu trong khi vẽ. Cũngcó thể để lụa trên giá vẽ hoặc đặt lụa trên bàn có độ dốc lớn, đằng sau khung căng lụa bao giờcũng kê một tấm ván mỏng có lót giấy trắng sạch. Vẽ lụa trên giá vẽ có thuận lợi là hoạ sĩ luôn luôn có thể lùi để quan sát mặt lụa, nhưng cónhược điểm là khi vẽ trên mặt lụa ướt, màu dễ bị chảy dọc xuống. Muốn tránh màu bị chảy bútvẽ phải đựng ít màu nước thậm chí gần như bút khô, nhằm cho mặt lụa không bị nhồi thêm nướcmàu dễ bị chảy, hoặc chờ cho mặt lụa se lại chỉ còn hơi ẩm hãy vẽ. Đặc điểm của lụa là mỏng, trong và óng. Cần giữ sạch khi vẽ, luôn luôn cần hai ống đựngnước, một để rửa bút, một đựng nước sạch để quét làm lụa ẩm. Khi nước rửa bút bị bẩn cần thayngay.25

Video liên quan

Chủ Đề