Cờ đến tay ai người ấy phất nghĩa là gì

Trong cuốn 101 American English Proverbs, tác giả Harry Collis đã giải thích câu nói này có nghĩa là “act at the best possible time” (hành động vào lúc tốt nhất có thể được). Nếu như chọn một chủ đề để sắp xếp thì câu thành ngữ này sẽ thuộc mảng “Opportunity” tức “Cơ hội”.

“Strike while the iron is hot” (cờ đến tay ai người ấy phất) xuất phát từ hình ảnh trong xưởng làm việc của bác thợ rèn (black smith). Bác thợ chỉ có thể tạo ra hình dáng cho những thanh sắt của mình bằng cách dùng búa nện thật mạnh vào thanh sắt ngay khi nó còn đang nóng đỏ (“striking the iron bar with his hammer when it is red hot”).

Qua đó, người xưa muốn khuyên chúng ta hãy hành động ngay lập tức để có cơ hội thành công cao hơn. Tận dụng những tình huống có thể đem lại lợi ích cho bạn trước khi chúng kết thúc bỏ bạn mà ra đi. Có lẽ bạn sẽ khó mà có được cơ hội nào khác như thế này, nên hãy “phất khi cờ đến tay”.

Trong học tập, biết cách phất khi cờ đến tay có nghĩa là hãy học lấy bất cứ thứ gì có thể khi chúng tìm đến bạn. Cơ hội để bạn mở mang kiến thức đã ở ngay đó, bạn không còn phải chần chừ gì cả. Trong việc học ngoại ngữ nói riêng và tiếng Anh nói chung, việc vận dụng những câu nói này cũng không phải là ngoại lệ.

Trong kho tàng thành ngữ tục ngữ tiếng Anh còn có một nói nữa cũng mang nghĩa tương tự, đó là câu “Make hay while the sun shines”, nghĩa đen có thế hiểu là hãy phơi cỏ khi trời đang còn nắng, còn nghĩa bóng nghĩa là hãy tận dụng cơ hội làm việc gì đó (“take an advantage of an opportunity to do something”). Điều này không khác nhiều so với hãy nện búa rèn sắt khi nó còn đang nóng đỏ phải không bạn? Cho nên hãy biết tận dụng thời cơ, đặc biệt là khi học tiếng Anh và ngoại ngữ bạn nhé “act at the best possible time”. Chúc các bạn thành công!

2. Một người bạn mời mình đến nhà ăn cơm, trong buổi ăn có một ông chú là một đại gia thương mãi nào đó. Trong buổi ăn mình nói chuyện kiểu không lấy được cảm tình của ai cả, trong khi bạn mình cố tình giúp mình làm quen với ông chú của bạn.

3. Một người quen hỏi ‎ ý kiến mình về một vấn đề nào đó, và mình không cẩn thận trong việc trả lời—không nghiên cứu và suy nghĩ về vấn đề tử tế, không hỏi thêm thông tin cần thiết để có thể trả lời sâu sắc. Mình đã không biết là mình vừa làm mất một hợp đồng làm ăn rất lớn chỉ vì cách trả lời thiếu chiều sâu của mình.

4. Trong một buổi họp mặt của các chuyên gia, thấy một ông ăn mặc xập xệ, mình đứng nói chuyện với ông ta mà mắt cứ láo liên nhìn người khác, chẳng quan tâm gì đến điều ông ta nói. Và mình không biết đó là một tổng giám đốc một công ty rất lớn, luôn luôn mở mắt tìm nhân tài.

5. Trong một diễn đàn Internet có một số đại gia tham dự, mình đã không nói năng theo kiểu các đại gia đều muốn mình làm việc chung với họ. Ngược lại mình nói năng theo kiểu các đại gia đều nhủ thầm “Tên này thì không thể cho vào hãng mình được.”

6. Bố của bạn mình là tổng giám đốc của công ty lớn, nhưng bạn mình lại không dám tin mình cho nên không dám giới thiệu mình cho bố, dù là rất muốn giúp mình.

Các bạn, cờ đến tay ta rất nhiều cách, vì khi đến thì thường đến thầm lặng, không kèn không trống. Nếu ta không nhậy cảm với đời, ta chẳng bao giờ thấy cờ cả. Nếu ta nhậy cảm với đời, ta sẽ sống kiểu ai quanh ta cũng có thể là quý nhân trá hình, và điều gì quanh ta cũng có thể là ngọn cờ trá hình. Xử với mọi người như qu‎ý nhân, xử với mọi công việc như ngọn cờ, thì ta sẽ thấy ta có rất nhiều cờ, và ta sẽ chẳng mất cơ hội phất.

Cờ đến tay ai người ấy phất, đó là câu nói của người xưa. Câu nói ấy hàm ý rằng, người nào đã có cơ hội để làm một việc gì đó thì làm cho ra hồn. Đã được trao cờ thì cầm cho chắc, phất cho cao, cho hùng dũng, cho oai vệ.

Tiếc thay, có những người được trao cờ mà không dám phất ngọn cờ cho cao, hay không biết phất thế nào cho cao để dẫn dắt ngành mình, địa phương mình đi trên con đường sáng.

Sắp đến kỳ đại hội đảng CS lần thứ XIII rồi, không lẽ chỉ có bằng ấy ông, bà tuổi đã cao cứ mãi đứng ra gánh vác sự nghiệp? Vậy cho nên, ngay từ nhiệm kỳ thứ XII, người ta cũng đã đặt một số người trẻ vào những vị trí để sau này mà cậy mà nhờ.

Trong số những người trẻ, có nhiều người xứng đáng là tre già măng mọc, xứng đáng để kế tục sự nghiệp của những người cao tuổi. Song cũng có những vị, được trao cho cơ hội “ngàn năm một thuở”, nhưng loay hoay mãi, hết nửa nhiệm kỳ rồi mà không biết nên làm thế nào cho nổi bật vai trò của mình trước bàn dân thiên hạ.

Có anh cứ đưa ra một quyết định gì mới là y như rằng gây bão trong dư luận. Tôi chưa nói quyết định đó là đúng hay sai, riêng tôi thì đúng nhiều hơn sai, nhưng lại không biết giải thích cho dân hiểu nguồn cơn cũng như tính hợp lý của quyết định đó, hay nói theo thời thượng là không minh bạch hoặc không dám minh bạch. Có thể nói như vầy chăng? – Hoặc là sợ dư luận, hoặc là ông cứ nhắm mắt ký một khi cấp dưới trình lên mà không bắt chúng phải giải trình, không tính đến các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Tỷ như cái giá điện, chính phủ đã có nghị quyết sẽ tăng giá từ năm 2018, nếu như mỗi năm ông tăng một chút đến năm 2019 cộng lại đạt đủ 8,36%, sao không lo sớm đi? Yếu tố thiên thời cũng không có. Chẳng may năm nay trời trở chứng, đúng lúc sức nóng của ông trời đến 40 độ, nhà nhà tăng mức tiêu thụ điện, ông chơi tăng giá một phát. Thế là thiên hạ bị choáng, họ mới chửi ông. Đã không biết giải thích thế nào cho trúng, ông đành nói một câu lãng nhách: “bản tính giá điện là bí mật quốc gia!”. Thiên hạ càng chửi dữ. Không biết làm thế nào, ông đành vận đến an ninh mạng để đe nẹt!

Có ông trong lúc đang rơi vào tâm bão BOT, không đề ra được quốc sách làm thế nào để an lòng thiên hạ, thì ông lại loay hoay, tìm cách thay tên mấy cái trạm – lúc là ‘thu giá’, lúc thì ‘thu phí’, lúc lại ‘thu tiền’… mà bản chất của nó là xe nào đi trên cầu đường thì trả tiền. Gọi bằng cái tên gì thì bản chất của nó là thu hồi khoản vốn đã đầu tư cho người bỏ tiền ra xây dựng.

Là người đứng đầu một ngành, ông ra mặt bênh nhà thầu A, B, C thì ngay cả tôi, tôi cũng có sự nghi ngờ về tính vô tư, tính minh bạch, tính công bằng của ông. Lớn đầu rồi, lớn chức rồi, làm sao mà mỗi lời nói ra là một “lời vàng thước ngọc”, chứ ai lại nói như người thiếu hiểu biết thế?

Không biết có kẻ phá hoại nào phá các ông không? Dù không hay có thì cứ cái cách xử lý vấn đề như vậy là chưa xứng tầm. Lại có ông, chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Mới cầm cái chức thượng thư đã bắt lính tráng mang xe ra tận chân cầu thang máy bay đón vợ con. Hỏi ông, ông bảo tại văn phòng họ làm, chứ tôi không yêu cầu. Vậy là ông thiếu dũng khí của một người quân tử. Một ông khác, đã có vợ con đề huề, mới ngoài tam thập tuế, thế mà vướng vào chuyện trai gái lăng nhăng, phạm luật hôn nhân đó ông ạ. Đường đường là một anh đầu ngành ở một địa phương to đùng, quan trọng vãi, trung ương cách một cái, mất hết mọi chức. Đau chứ nhỉ?

Tôi nghĩ thương các ông, chẳng qua “cái trình” của các ông chưa đến độ, nên chưa biết nên làm cái gì và làm như thế nào. Có một điều, chính tư duy của những vị này đều thể hiện một “quyền lực cũ”. Theo như Jeremy Heimans và Henry Timms, các nhà khoa học cũ vẫn nghĩ “Phòng thí nghiệm là thế giới của tôi”. Đáng lý ra khi thực hành “quyền lực mới” các vị phải suy nghĩ khác, “thế giới là phòng thí nghiệm của tôi”. Từ đó suy ra, nhiều vị nhà ta vẫn khư khư với quan niệm “chiếc bàn giấy với chức vị là thế giới của tôi”, chứ không phải “thế giới của tôi là sự phát triển ngoài xã hội” (xem thêm bài “Quyên lực mới” đăng ngày 22/5 trên trang FB của tôi).

Này các chính khách trẻ tuổi, phải ráng mà “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn học nói cũng khó nhưng đã rõ rồi, còn học gói học mở phải hiểu theo nghĩa, biết khi nào thì ta giữ lại ở trong đầu và khi nào thì ta phải mở lòng với xã hội, chứ không phải gói hay mở bọc tiền nhé. Đừng có cứ bạ đâu nói đó, như vậy không phải là chính khách!

Chỉ còn một năm rưỡi nữa thôi, hãy ngồi suy nghĩ cho kỹ, tìm cách phất cho cao ngọn cờ người ta đã trao cho. Song song với việc giương cao ngọn cờ phải nhớ rèn đức cho tốt, cho sáng láng thì may ra mới có lần thứ hai đó các ông ạ./.