Có bầu bị đau dạ dày làm thế nào

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tốt nhất là mẹ nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc các biện pháp cổ truyền sẽ rất an toàn.

Vì sao bà bầu dễ bị đau dạ dày?

Khi thai nhi ngày càng phát triển, cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo.Vì vậy bà bầu phải có chế độ ăn uống hợp lý để không gây cảm giác khó chịu song vẫn đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho cả mẹ và bé.

Chú ý tuyệt đối không điều trị bằng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào hay dạng thuốc tây vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

Chữa đau dạ dày cho bà bầu cần chú ý an toàn và hiệu quả

Ngoài ra những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở bà bầu phải kể tới như:

  • Buồn nôn, ốm nghén khiến dạ dày phải co bóp gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn tới hiện tượng bị đau dạ dày khi mang thai.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu thường gặp.
  • Ốm nghén ăn quá nhiều đồ chua cũng khiến mẹ bầu bị đau dạ dày, do hàm lượng axit làm bào mòn, gây tổn thương cho dạ dày.
  • Khi mang thai, mẹ bầu thường bị đói đêm, mà việc ăn đêm xong đi ngủ luôn cũng rất dễ bị đau dạ dày.

Bà bầu bị đau bao tử khi mang thai có bình thường?

Tình trạng đau bao tử khi mang thai rất phổ biến ở các bà bầu. Điều này là do ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ gây ra các cơn buồn nôn, nôn và nóng trong. Những yếu tố này đều góp phần vào việc hình thành cơn đau bao tử khi mang thai.

Chứng bệnh đau bao tử [dạ dày] sẽ thường tự biến mất vào khoảng tuần thai thứ 20 mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi đến tam cá nguyệt thứ 3, tình trạng này sẽ quay trở lại gây ra chứng ợ nóng, đầy hơi ở bà bầu.

Mẹ bầu bị đau bao tử là điều bình thường và không đáng lo ngại. Song nếu các cơn đau đi kèm với những yếu tố sau đây cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.

Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và có cách chữa đau dạ dày cho bà bầu sớm.

  • Đau bao tử kèm ngứa
  • Cơn đau bất ngờ và dữ dội
  • Đau ở một vị trí cụ thể
  • Cơn đau xuất hiện cùng với sốt, buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bao tử với chảy máu âm đạo
  • Đau bao tử, vàng da, vàng mắt
    Đau bao tử khi mang thai

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bao tử

Mẹ bầu bị đau bao tử có thể do các nguyên nhân phổ biến sau:

1. Táo bón

Chứng bệnh táo bón rất phổ biến trong thai kỳ. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị táo bón là do sự thay đổi nội tiết tố. Ở tam cá nguyệt thứ 3 thì do tử cung gây áp lực lên ruột khiến bà bầu khó tiêu và mắc phải chứng bệnh này.

Bà bầu có thể nhận biết các triệu chứng táo bón như đầy bụng, nóng ruột, nhu động ruột rất cứng, khi đi đại tiện phải rặn lâu, đau, tức vùng hậu môn, phân tỏn bỏn và khô như phân dê.

Bạn có thể ăn rau xanh, chất xơ, thức ăn lỏng và uống nước nhiều hơn để giảm bớt các triệu chứng của táo bón.

2. Trào ngược axit

Chứng ợ nóng rất phổ biến ở các bà bầu do axit trong dạ dày bị trào ngược. Một hormone thai kỳ có tên progesterone có thể gây tình trạng này.

Tử cung phát triển lớn gây áp lực lên đường tiêu hóa, có thể khiến tình trạng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều bà bầu dễ bị trào ngược axit dạ dày trong lúc nằm.

Trào ngược axit có thể khiến bà bầu cảm thấy đau ở bụng trên với các triệu chứng như cơn đau kéo dài lên ngực, dịch dạ dày trào lên cổ họng gây cảm giác nóng rát và ợ.

Bà bầu có thể chia nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày, đồng thời lựa chọn chế độ ăn ít axit.

Đau bao tử khi mang thai dẫn đến chứng ợ nóng

3. Căng da

Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng bị căng da quá mức. Khi tử cung mở rộng, cảm giác đau có thể kéo dài đến bụng trên.

Video liên quan

Chủ Đề