Có bao nhiêu tiền được coi là giàu ở việt nam

Skip to content

Khi Ngọ ở Thác Bản Giốc – Có 1 em trai ở Ninh Thuận, kinh doanh ốp lưng điện thoại. Mong muốn của em ấy như bao người khác là giàu có.

Ngọ hỏi: Em định nghĩa thế nào là giàu?

Em ấy trả lời khá thú vị: Đó là không cần phải nhiều tiền, mà nếu một người ngã xuống thì người kia vẫn gánh vác được cơ nghiệp. Tức là khi ta chết đi vẫn có 1 lớp kế cận kế thừa.

Khi đó, Ngọ đặt tên cho việc ấy đảm bảo sự giàu có bền vững.

Những nếp nhà sàn ở Phù Luông

Bao nhiêu tiền là giàu? 10 tỷ – 20 tỷ – 50 tỷ – 100 tỷ. Bỏ qua tất cả Ngọ lấy số nhỏ là 10 tỷ hoặc 1 triệu USD.

Nhiều người sẽ phản biện là ở Hà Nội, hay Sài Gòn thì quá nhỏ! Chúng ta thấy mặt bằng phố cổ có thể 100 tỷ – nhưng nếu rộng ra toàn Hà Nội, thì tỷ lệ như vậy quá bé.

Ngọ đã từng đọc tài liệu ở Mỹ là chỉ 5% dân số là 15 triệu/300 triệu dân là triệu phú [2021]. Trong khi GDP/người Mỹ = 63.000 USD/năm.

GDP Việt Nam – theo tính toán điều chỉnh là 3.500 USD/năm – có thể tài sản ngầm abc gì đó. Thì tỷ lệ đạt số tiền 1 triệu USD sẽ bé hơn rất nhiều.

Vì Việt Nam có 100 triệu dân, nên về số lượng sẽ có kha khá người giàu. Nhưng tỷ lệ giàu trên toàn cõi Việt Nam là bé.

Theo tính toán của Knight Frank, để có thể gia nhập nhóm 1% người giàu nhất Việt Nam, người này cần sở hữu ít nhất 160.000 USD [khoảng 3,7 tỷ đồng] – 2021

1 người = 3,7 tỷ. 2 người được 7.4 tỷ. 3 người được 11.1 tỷ. 4 người = 14.8 tỷ. 5 người = 18.5 tỷ!

Như vậy [tương đối] ở mức 1% dân Việt Nam.

Tuy nhiên, để có góc nhìn tương đối hơn – Trong 1 mô thức chung – có 1 triệu đô ở Mỹ không bằng có 10 tỷ ở Việt Nam – dựa vào GDP sức mua [PPP].

Rộng ra theo tỉnh thành là mức sống – bạn có 10 tỷ ở Hà Nội, Sài Gòn – thì ít có giá trị hơn là 10 tỷ ở Đà Nẵng, miền Tây.

Tính trong từng gia đình nó lại là 1 câu chuyện khác nữa. Có người nắm 20 tỷ sống bươn trải, có người 10 tỷ lại thảnh thơi.

Trong nghiên cứu về phong trào FIRE, theo William Bengen 1994 – trong cuốn sách của ông. Một người được xem là tự do khi sở hữu số tiền >= 25 lần chi tiêu hàng năm của gia đình. [Chi tiêu 4% tài sản – năm. Vì bản thân số tài sản này vẫn sinh ra tiền nhé]

Nếu bạn e ngại vấn đề khác, bạn có thể chọn là số tiền có >= 33 lần chi tiêu hàng năm. [Chi tiêu 3%].

Mỗi người cần lượng hóa, bao nhiêu tiền là đủ. Đừng để đủ là 1 con số khơi khơi cảm tính. Bởi “được voi đòi tiên” – được 10 muốn 100, được 100 muốn 1000!

Thay vì so sánh 1 con số bao nhiêu tiền – có lẽ sẽ thích hợp và may mắn hơn, ta nhìn nhận bằng con số tương đối: Bạn thuộc top mấy %, hoặc bạn có bao nhiêu năm tự do – bởi nói sẽ tính theo PPP

Ngoài vấn đề tài chính, còn là tâm lý nữa. Cảm thấy bản thân giàu có nhiều khi quan trọng hơn cả số tiền giàu có.

error: Content is protected !!

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo số liệu của Dữ liệu từ tổ chức World Inequality Database [WID], để lọt vào top 1% người giàu nhất Việt Nam trong năm 2021 chỉ cần có 814.776 USD [tương đương hơn 18,5 tỷ đồng], để lọt top 10% người giàu nhất là 181.132 USD [tương đương hơn 4,1 tỷ đồng]. Tài sản trung bình của nhóm 50% người nghèo nhất chỉ đạt 3.429 USD [tương đương gần 78 triệu đồng].

10% người giàu nhất đã nắm giữ hơn một nửa lượng tài sản tại Việt Nam, trong khi nhóm 50% nghèo nhất chỉ nắm trong tay khoảng 5,6% tài sản.

Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2021, tỷ lệ nắm giữ tài sản của ba nhóm trên đều không biến động nhiều. Theo đó, 25,5% đối với top 1%, 58,6% đối với top 10% người giàu nhất và gần 5,6% đối với nhóm 50% người nghèo nhất.

Dù đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp và nghèo đói, nhưng nó vẫn không thể làm sa sút khối tài sản của những người giàu.

Trong năm qua, số lượng tỷ phú USD của Việt Nam nhiều nhất lịch sử. Theo thống kê của Forbes đến cuối tháng 12/2021, Việt Nam có 6 tỷ phú USD với tổng tài sản đạt gần 20 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với số liệu công bố đầu năm. Trước đó trong tháng 4, danh sách của Forbes cho thấy tổng tài sản của các tỷ phú Việt đạt 16,7 tỷ USD.

Chỉ cần khoảng 4,1 tỷ đồng là bạn có thể lọt vào top 10% giàu có của Việt Nam

6 tỷ phú USD hiện tại của Việt Nam được Forbes nhắc tới gồm: Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng có khối tài sản ròng 7,4 tỷ USD; Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long với khối tài sản ròng đạt 2,2 tỷ USD. Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh có tài sản ròng 2,6 tỷ USD. Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khối tài sản ròng 2,8 tỷ USD. Và người giàu thứ 5 tại Việt Nam là Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang khi có khối tài sản ròng đạt 2,2 tỷ USD. Trong khi chủ tịch HĐQT CTCP Trường Hải Trần Bá Dương và gia đình hiện có 1,6 tỷ USD tài sản ròng, theo Forbes.

Nguồn: //danviet.vn/can-co-bao-nhieu-tien-de-lot-vao-top-1-nguoi-giau-nhat-viet-nam-nam-qua-502022...Nguồn: //danviet.vn/can-co-bao-nhieu-tien-de-lot-vao-top-1-nguoi-giau-nhat-viet-nam-nam-qua-502022172133210561.htm

Theo Xuyến Chi [Dân Việt]

Ai cũng muốn trở thành người giàu, nhưng định nghĩa "người có tiền" của mọi người thường không giống nhau. Ví dụ, ở những vùng thôn quê hoặc thành phố nhỏ, người có vài tỷ có thể coi là giàu, nhưng ở các thành phố lớn, người ta cần vài chục hoặc vài trăm tỷ để được xem như một người giàu có. Các yếu tố như mức tiêu dùng sinh hoạt và mức phát triển đô thị ở môi trường sống cũng như hoàn cảnh xuất thân tạo nên sự khác biệt trong khái niệm giàu có của mỗi người.

Vì vậy, để có một câu trả lời khách quan nhất cho việc mình đã giàu hay chưa, bạn nên tham khảo bốn tiêu chuẩn dưới đây:

1. Tỷ lệ nợ trên thu nhập [Số tiền trả nợ hàng tháng/Thu nhập hàng tháng]

Tỷ lệ nợ trên thu nhập, một thước đo quan trọng về sức khỏe tài chính của mỗi cá nhân, được sử dụng để so sánh các khoản trả nợ hàng tháng của một cá nhân với tổng thu nhập hàng tháng của họ. Chỉ tiêu này cũng thường được người cho vay sử dụng như một trong những tiêu chí lựa chọn khách hàng, người cho vay sẽ dựa vào tỷ lệ nợ trên thu nhập và lịch sử tín dụng cá nhân để đánh giá xem người đi vay có khả năng trả nợ hay không.

Đồng thời, mỗi bên cho vay, chẳng hạn như ngân hàng và các tổ chức khác, cũng đặt ra các yêu cầu về tỷ lệ nợ trên thu nhập của riêng mình. Thông thường, tỷ lệ nợ trên thu nhập nên được giữ ở mức dưới 40%, nếu vượt quá sẽ dễ rơi vào tình trạng "khủng hoảng nợ".

2. Tỷ lệ thanh khoản [Tài sản lưu động/Chi tiêu hàng tháng]

Dữ liệu này được ngành ngân hàng Anh chấp nhận rộng rãi ngay từ những năm 1950. Thông thường, trong kế hoạch tài chính gia đình, tỷ lệ này sẽ là trên 3. Đây là một con số quan trọng, nó cho thấy khoản tiền gia đình có thể nhanh chóng giải ngân khi cần mà không gây nên tổn thất nặng nề về mặt tài chính. Những khi cần tiền gấp, khoản này sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn.

Tuy nhiên, tỷ lệ này không nên quá cao, vì nếu cao quá sẽ ảnh hưởng đến phần thu nhập thụ động và quá trình tăng tổng tài sản tích lũy của gia đình bạn. Nói một cách đơn giản, bạn càng có nhiều tiền sẵn sàng chi ra cho việc gấp, thì càng có ít tiền đầu tư/tiền nhàn rỗi để ăn lãi ngân hàng.

3. Tỷ lệ cân đối [Số dư hàng năm [tiền tiết kiệm + tiền đầu tư]/Thu nhập sau thuế]

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ giữa số dư của một gia đình trên thu nhập trong một thời kỳ nhất định [chẳng hạn như trong một năm], và là chỉ số quan trọng để đánh giá tài sản. Nó có thể phản ánh khả năng kiểm soát chi tiêu và ý thức tiết kiệm của gia đình, đồng thời cũng là cơ sở để đầu tư quản lý tài chính trong tương lai.

Nói một cách dễ hiểu, tỷ lệ này cho thấy thu nhập của bạn mang lại một khoản tiền dư chưa tiêu đến, bạn có khả năng tích lũy và tiếp tục đầu tư, khiến tiền đẻ ra thêm tiền. Ngược lại với tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ cân đối càng cao càng tốt, tỷ lệ cân đối càng cao nghĩa là tình hình tài chính của bạn càng tốt, bạn có nhiều tài sản để đầu tư sinh lời.

4. Tỷ lệ bảo hiểm

Trên thực tế, chỉ lệ này thường bị mọi người bỏ qua. Tỷ lệ bảo hiểm ở đây có nghĩa là mỗi gia đình nên bỏ ra ít nhất 10% thu nhập năm để mua bảo hiểm.

Nếu chỉ số này đáp ứng tiêu chuẩn, ít nhất có thể đảm bảo nếu các thành viên trong gia đình gặp tai nạn, ngoài các quyền lợi được nhận từ gói bảo hiểm, kinh tế gia đình sẽ không chịu ảnh hưởng quá nặng nề.

Nếu bốn tỷ lệ trên của một gia đình/cá nhân đều ở mức tiêu chuẩn hoặc khả quan hơn,thì dù bạn chưa giàu đến mức triệu phú, tỷ phú, tài phiệt… tình hình tài chính của bạn cũng không thể bị đánh giá là tệ. Lạc quan một chút, có của ăn của để, gặp chuyện gấp rút, chuyện ngoài ý muốn gì cũng không sợ bị ảnh hưởng quá lớn, đấy không phải chính là định nghĩa "người giàu" hay sao?

Phương Anh

Video liên quan

Chủ Đề