Stuck pixel là gì

Điểm chết màn hình là gì? Có tự sửa được không?

diem-chet-man-hinh-la-gi-co-tu-sua-duoc-khong

  1. Khoa học - Công nghệ

Thứ Hai, 21/11/2022 04:10 [GMT +7]

Điểm chết màn hình là gì? Có tự sửa được không?

Thứ 6, 31/12/2021 | 15:45:47 [GMT +7] A  A

Một chấm đen kỳ lạ có lẽ là điều khiến bạn khó chịu nhất khi mua 1 chiếc màn hình mới. Đó chính là điểm chết màn hình [hay còn gọi là dead pixel]. Vậy tại sao chúng lại xảy ra? Và chúng ta có thể làm gì không?

Điều gì gây ra điểm chết màn hình?

Trước khi bắt đầu vào việc sửa chữa các điểm chết màn hình, điều quan trọng trước tiên là phải hiểu cách những pixel hoạt động trong màn hình. Công nghệ chính được sử dụng trong hầu hết mọi màn hình là Tinh thể Lỏng [còn gọi tắt là LCD].

Cách thức hoạt động của nó cũng khá dễ hiểu: 2 bộ lọc phân cực sẽ kẹp 1 lớp tinh thể lỏng – tên gọi của một loại chất lỏng vốn cũng có những đặc tính tương tự tinh tế. Đằng sau phần kẹp đó chính là đèn nền, cung cấp nguồn sáng mà bạn nhìn thấy từ màn hình của mình. Khi ánh sáng đi qua phần kẹp, mỗi lớp được biến đổi bằng cách sử dụng các electron nhằm tạo ra ánh sáng, không có ánh sáng hoặc một số gradient giữa 2 lớp. Ở cấp độ cá nhân, chúng được gọi là điện cực và là khối cấu tạo của những màn hình LCD.

Nếu muốn lấy màu ra khỏi màn hình LCD, chúng ta sẽ thêm 3 lớp bộ lọc khác, thường là đỏ, lục và lam [RGB]. Bằng cách điều chỉnh số lượng electron đi vào mỗi màu của bộ lọc, chúng ta có thể tăng hoặc giảm màu sắc và cường độ, từ đó cung cấp cho chúng ta 1 giá trị RGB cụ thể mà mắt sẽ diễn giải là màu sắc. Thế nên, mỗi màu sắc được cấu tạo từ 3 điện cực khác nhau, mỗi điện cực dành cho một màu.

Khi gặp sự cố với một pixel, vấn đề này thường xuất phát từ việc một hoặc nhiều điện cực cho pixel đó bằng một cách nào đó đã gặp trục trặc, không thể hoạt động như bình thường.

Các loại lỗi pixel: Stuck, Hot và Dead

Vậy làm sao để chúng ta biết được màn hình có bị một điểm chết hay không? Có nhiều vấn đề về pixel mà bạn có thể gặp phải. Nếu may mắn, bạn sẽ không gặp phải dead pixel.

Chẳng hạn, một trong những lỗi phổ biến nhất là “stuck pixel” [điểm ảnh bị kẹt]. May mắn, chúng ta vẫn có một vài cách để khắc phục stuck pixel.

Một lỗi khác đó chính là “hot pixel”, mô tả một điểm ảnh [pixel] luôn sáng. Đó là bởi các điện cực đằng sau nó cho phép mọi ánh sáng đi qua, bất kể những gì có trên màn hình. Ngược lại được gọi là lỗi chấm tối, vốn không có ánh sáng đi qua, dù vấn đề này hiếm gặp hơn một chút.

Cuối cùng, chúng ta có “dead pixel” và nó thực sự đã chết, bởi những điện cực đằng sau pixel đã bị hỏng hoàn toàn.

Liệu chúng ta có thể sửa chữa dead pixel?

Rất tiếc, trên phương diện người dùng, không có cách nào trực tiếp để bạn sửa chữa 1 dead pixel khi 99% trường hợp đó là lỗi sản xuất hoặc vấn đề vận chuyển. Khi đó, lựa chọn duy nhất mà bạn nên làm đó là tìm hiểu chính sách bảo hành đi kèm màn hình và xem xét liệu những dead pixel đó có được bảo hành hay không.

Điều đó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và loại màn hình bạn sử dụng. Chẳng hạn, các màn hình Class I không được phép có bất kỳ dead pixel nào, thế nên, nhà sản xuất sẽ thay thế chúng bằng 1 sản phẩm hoặc tấm nền khác nhằm giúp màn hình hoạt động hoàn hảo.

Mặt khác, các màn hình Class III cho phép tối đa 15 dead pixel và 3 cụm stuck pixel. Nếu vấn đề dead pixel của bạn không đủ lớn, nó sẽ không được nhà sản xuất bảo hành.

Điều thú vị là đôi khi các nhà sản xuất sẽ lấy những màn hình bị lỗi này và bán ra với mức giá thấp hơn đáng kể. Đó là một cách tuyệt vời để tái chế sản phẩm trong trường hợp các dead pixel hay stuck pixel không gây ra bất kỳ vấn đề lớn nào đối với quá trình sử dụng, chẳng hạn như trong các quy trình công nghiệp hoặc phòng máy chủ, vốn không yêu cầu khắt khe về chất lượng đồ họa.

  • Máy tính trên khuôn mặt - xu hướng công nghệ tiếp theo
  • Web 3.0 là gì mà đang sốt xình xịch sau khi NFT và Metaverse nổi tiếng?

Ý kiến []

Chủ Đề