Chuyen gia đánh giá kinh tế việt nam

GDP 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam tăng 3,72%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều khó khăn, theo đánh giá của một số chuyên gia, con số này không hề nhỏ. Chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên duy trì môi trường kinh tế ổn định, tránh biến động lớn để thúc đẩy doanh nghiệp quốc nội mạnh dạn dành vốn đầu tư và người dân yên tâm đầu tư vào kênh trái phiếu, cổ phiếu, từ đó khơi thông thị trường vốn cho nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn lép vế với FDI. Ảnh: Hải Nguyễn

Còn nhiều chông gai

Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS-TSKH. Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài [VAFIE] đánh giá: “GDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng 3,72%. Theo tôi, đây không phải mức tăng trưởng thấp nếu so với thế giới và cả chính Việt Nam. Nhưng với mức dự kiến 6,5% cho cả năm, thì rõ ràng 6 tháng cuối năm phải nỗ lực mới đạt được mục tiêu. Trong tình hình hiện nay là khó”.

"Rõ ràng, có những ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là ở trong nước. Nếu nhìn vào quý III/2022 đã tăng trưởng mạnh so với 2 quý trước đó, nhưng quý IV/2022 thì lại tăng trưởng quá thấp, nên dẫn đến tăng trưởng bình quân cả năm 2022 chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt. Trong khi đó, trái phiếu lại là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp" - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói thêm.

Tình hình đó kéo dài cho đến quý I/2023, làm nợ xấu ngân hàng tăng lên. Doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó vay để trang trải chi phí, thậm chí bị ngừng sản xuất hoặc chờ phá sản.

Xuất khẩu có mặt sáng như một số mặt hàng nông sản như sầu riêng, rau quả, gạo... nhưng các mặt hàng công nghiệp bị chậm lại.

“Chúng ta cần phải có những giải pháp căn cơ, thực tế hơn. Quan trọng nhất kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp - đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ - bằng các gói tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại bằng tín chấp. UBND các tỉnh, thành phố phải kết hợp các hiệp hội, ngân hàng để cùng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn. Nếu được vậy, may ra chúng ta sẽ đạt được khoảng 5-5,5% trong nửa cuối năm 2023” - GS-TSKH Nguyễn Mại bày tỏ.

Cần phát triển sức mạnh nội tại

PGS.TS Bùi Văn Vần [nguyên Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính] đánh giá, mức tăng trưởng trong nửa năm vừa qua đã phản ánh đúng thực tế và cũng là lẽ tất yếu vì nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ nguồn lực.

Hiện tại, dịch COVID-19 về cơ bản đã được kiểm soát, Chính phủ cũng đã đưa ra khá nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh như giảm thuế, hạ lãi suất, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí kinh doanh và chi phí vốn, tăng thêm phần tích lũy.

“Ở Việt Nam, tăng trưởng có phần đóng góp không nhỏ từ FDI khi hiệu quả sử dụng vốn cao, còn tỉ trọng đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn khiêm tốn. Chính phủ nên tiếp tục nhất quán với chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, mặt khác đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước” - vị chuyên gia phân tích.

Theo PGS.TS Bùi Văn Vần, Chính phủ cũng nên tạo cho môi trường kinh tế ổn định, tránh biến động lớn để thúc đẩy doanh nghiệp quốc nội mạnh dạn dành vốn đầu tư và người dân yên tâm để mua trái phiếu, cổ phiếu.

“Hiện nay chúng ta chỉ mới tăng trưởng về lượng, chưa phải về chất. Đầu tư nước ngoài làm chúng ta phải trả giá nhiều khi phải tạo ra rất nhiều ưu đãi, nghĩa là mình chấp nhận giảm thuế hoặc kéo dài thời gian miễn thuế, kéo theo Nhà nước đang thiệt nguồn thu. Tất nhiên, FDI vẫn cần được coi trọng, nhưng về lâu dài, vẫn cần doanh nghiệp trong nước” - PGS.TS Bùi Văn Vần cho biết.

Diễn đàn được tổ chức vào ngày 19/9, với sự tham gia đồng chủ trì của 4 cơ quan gồm: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 được tổ chức với sự tham gia đồng chủ trì của 04 cơ quan gồm: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 400 đại biểu tham dự trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Diễn đàn còn kết nối với một số điểm cầu của các học viện, trường đại học, diễn giả, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Diễn đàn diễn ra trong cả ngày 19/9/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội.

Về nội dung, Diễn đàn sẽ tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ bối cảnh quốc tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi, phát triển của kinh tế thế giới; chính sách kinh tế của các nước lớn, các đối tác thương mại chính của Việt Nam và tác động đến Việt Nam.

Diễn đàn cũng sẽ đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và giai đoạn 3 năm 2021-2023. Nhận diện các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các vấn đề của thị trường đầu vào - đầu ra, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng của nền kinh tế, rào cản đối với doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường tài chính - tiền tệ; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, lao động việc làm, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp trước mắt và dài hạn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn thông tin về Chương trình Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023.

Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng tập trung rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và một số nghị quyết liên quan khác…; trong đó làm rõ các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm.

Các đại biểu cũng phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong nguyên tắc, phương thức, cách thức điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn, các ý kiến, tham luận tại Diễn đàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra các nội dung thuộc chức năng; là nguồn thông tin đầu vào quan trọng để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sắp tới.

Ngoài phiên khai mạc và phiên bế mạc, Diễn đàn gồm một phiên toàn thể và 2 phiên chuyên đề. Trong đó, chuyên đề 1 với chủ đề: “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”. Chuyên đề 2 với chủ đề: “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”.

Phiên toàn thể và Tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết lý do chọn chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” cho Diễn đàn năm 2023 là do thành công của Diễn đàn Kinh tế năm 2021 và Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022 đã để lại nhiều bài học quý, nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn, cung cấp các thông tin, định hướng hữu ích, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều gợi ý chính sách tại Diễn đàn đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để xây dựng, ban hành các chính sách ứng phó kịp thời, phù hợp với bối cảnh và điều kiện tình hình mới.

Năm 2023, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong nước, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số động lực tăng trưởng suy giảm. Thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn.

Bối cảnh đó, đòi hỏi phải sớm có giải pháp ứng phó trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài; giải pháp để tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực tăng trưởng để giúp đất nước tận dụng thời cơ, ứng phó, vượt qua thách thức, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững. Tăng cường, phát huy nội lực, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tận dụng ngoại lực hiệu quả, kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng đang là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước.

Xuất phát từ quan điểm đó, được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" đã được lựa chọn làm chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023.

Diễn đàn kinh tế - xã hội là hoạt động thường niên của Quốc hội. Qua hai lần tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức trong nước và quốc tế, của Trung ương và địa phương.

Chủ Đề