Chuyên đề 8: đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

CHUYÊN ĐỀ 7 KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRƯỜNG MẦM NON ThS. Hồ Đắc Thụy Thiên Thi

MỤC TIÊU - Kiến thức: Nắm được khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, minh chứng... - Kỹ năng: Vận dụng được quy trình kiểm định chất lượng trường trong triển khai tự đánh giá, đánh giá ngoài trường. - Thái độ: Tích cực và tự giác triển khai, tham gia vào hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng trường đang công tác.

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Cơ sở GDMN Theo luật giáo dục năm 2005, cơ sở giáo dục được định nghĩa là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục theo hình thức chính quy, không chính quy. Trường học là đơn vị chính của cơ sở giáo dục. Cơ sở gồm: - Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi - Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi - Trường nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục - Chất lượng: Theo từ điển bách khoa Việt Nam, chất lượng được hiểu là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng, chỉ rõ nó là cái gì, phản ánh tính tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục Chất lượng được coi là thuộc tính khách quan của sự vật, hiện tượng. Chất lượng của sự vật, hiện tượng luôn được biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính vốn có của nó. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật, hiện tượng lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách rời khỏi sự vật.

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục - Chất lượng giáo dục: là sự phù hợp với các mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với con người, đối với chất lượng nguồn nhân lực. - Đánh giá chất lượng giáo dục: Đánh giá chất lượng bằng đầu ra. Theo cách đánh giá này, điều cốt lõi nhất là nhà trường phải tạo ra được các sản

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục phẩm có chất lượng đáp ứng được với kỳ vọng, với chuẩn đề ra. Theo quan niệm này, kết quả đầu ra quan trọng hơn rất nhiều so với yếu tố đầu vào, mặc dù yếu tố đầu vào có những ảnh hưởng nhất định tới kết quả đầu ra. - Chất lượng giáo dục : Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu của riêng mình.

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục Xét về toàn hệ thống thì giáo dục là giai đoạn khởi đầu của quá trình giáo dục, là bậc học nền tảng đầu tiên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục của hệ thống cần phải bắt đầu ngay từ bậc học này. Hiện nay, người ta thường đánh giá chất lượng giáo dục dựa vào các thành tố: ngữ cảnh, đầu vào, quản lý hệ thống, đầu ra.

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục + Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường là các yêu cầu đối với trường để đảm bảo chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục được kí hiệu bằng các chữ số Ả-rập. + Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là các yêu cầu đối với trường ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

1. Những vấn đề chung về chất lượng GDMN 1.1. Chất lượng- Chất lượng giáo dục- Chất lượng GDMN- Đánh giá chất lượng giáo dục Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục được kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c. + Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là các yêu cầu đối với trường ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí. - Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng trường : Dựa theo thông tư 19/2018/TT- BGDĐT [ phân tích theo file đính kèm]

2. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non 2.1. Chất lượng cơ sở giáo dục theo UNESCO Trong chương trình hành động Dakar [ 2000] của UNESCO chất lượng một nhà trường được hiểu qua 10 yếu tố cơ bản: 1. Học sinh khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng tốt và có động cơ học tập tốt. 2. Giáo viên dạy học tận tụy, yêu nghề và có năng lực nghề nghiệp.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non 2.1. Chất lượng cơ sở giáo dục theo UNESCO 3. Các phương pháp học tập tích cực. 4. Chương trình giáo dục phù hợp. 5. Các phương tiện dạy và học đầy đủ, thân thiện với môi trường và dễ tiếp cận. 6. Môi trường học tập an toàn, lành mạnh và bảo vệ trẻ - Có đủ các công trình nước và vệ sinh; - Tiếp cận được hay có quan hệ với các dịch vụ y tế và dinh dưỡng;

2. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non 2.1. Chất lượng cơ sở giáo dục theo UNESCO - Có các chính sách và quy tắc ứng xử thúc đẩy sức khoẻ thể chất, tâm lý-xã hội và tình cảm của giáo viên và học sinh; - Nội dung và phương pháp giáo dục đem lại kiến thức, hành vi và giá trị liên quan đến sức khoẻ, và các kỹ năng sống. 7. Đánh giá đầy đủ về mặt môi trường học tập, quá trình và kết quả học tập.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non 2.1. Chất lượng cơ sở giáo dục theo UNESCO 8. Có sự tham gia tích cực của các thành phần trong nhà trường và cộng đồng vào công tác quản lý nhà trường. 9. Tôn trọng cộng đồng, văn hoá địa phương và cùng tham gia góp phần vào sự phát triển cộng đồng. 10. Các tổ chức và chương trình giáo dục nhận được các nguồn lực đầy đủ và bình đẳng.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN - Giới thiệu chung: + Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định đối với các cơ sở giáo dục. + Kiểm định chất lượng giáo dục là yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục, là phương thức xác định mức độ đáp ứng của đơn vị đối với các mục tiêu và chuẩn mực chất lượng giáo dục,

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của cơ sở giáo dục. + Muốn tồn tại và phát triển, các cơ sở giáo dục phải không ngừng vận động, sáng tạo, nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN - Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục: Giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN - Vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục: + Giúp các nhà quản lý giáo dục nhìn lại toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chuẩn mực nhất định. + Giúp nhà trường định hướng và xác định chuẩn chất lượng nhất định. + Kiểm định chất lượng giáo dục tạo ra cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt vừa chặt chẽ bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN - Minh chứng đánh giá: Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. + Minh chứng được thu thập từ các nguồn: Hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN động giáo dục của cơ sở giáo dục...minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác. + Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh họa cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN 2.2. Kiểm định chất lượng cơ sở GDMN + Mỗi minh chứng chỉ cần một bản [ kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn], không nhân thêm bản để tránh lãng phí. Trong trường hợp có nhiều minh chứng thì chỉ cần một bản có giá trị pháp lý cao nhất, phù hợp nhất. + Minh chứng để trong các hộp [cặp] theo thứ tự mã hóa để thuận tiện cho việc tra cứu. Minh chứng hết giá trị được thay thế bằng minh chứng đang còn hiệu lực và phù hợp. Minh chứng thay thế được ghi kí hiệu của minh chứng bị thay thế và ghi rõ ngày, tháng, năm thay thế.

- Kiểm định chất lượng giáo dục trường là hoạt động đánh giá [ bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài] để xác định mức độ trường mầm non đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước.

- Kiểm định chất lượng giáo dục là yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục, là phương thức xác định mức độ đáp ứng của đơn vị đối với các mục tiêu và chuẩn mực chất lượng giáo dục, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Quy trình, chu kỳ, mục đích và các cấp độ kiểm định chất lượng giáo dục trường * Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường được thực hiện theo các bước: 1. Tự đánh giá. 2. Đánh giá ngoài. 3. Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

** Quy trình tự đánh giá 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 2. Lập kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

** Hội đồng tự đánh giá 1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá. Hội đồng có ít nhất 07 [bảy] thành viên. 2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá: a] Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng; b] Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;

c] Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường; d] Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường [Hội đồng quản trị đối với trường tư thục]; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.

** Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá: a] Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;

b] Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền; c] Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

** Quyền hạn của hội đồng a] Tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; b] Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý

trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường; c] Được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật tự đánh giá.

** Hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài: 1. Công văn đăng ký đánh giá ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường để được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia. 2. Báo cáo tự đánh giá: 02 [hai] bản.

** Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài 1. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm: a] Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, thông tin cho trường biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; b] Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non đã được chấp nhận về sở giáo dục và đào tạo.

2. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm: a] Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các phòng giáo dục và đào tạo; thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; b] Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các trường trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, thông tin cho trường biết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

c] Thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi tắt là cấp tỉnh] thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định này trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo hoặc trường biết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.

** Quy trình đánh giá ngoài 1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá. 2. Khảo sát sơ bộ tại trường. 3. Khảo sát chính thức tại trường. 4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. 6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

** Thành lập đoàn đánh giá ngoài 1. Trong trường hợp trường đề nghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài gồm các thành viên trong ngành giáo dục. Đoàn đánh giá ngoài có từ 05 [năm] đến 07 [bảy] thành viên, bao gồm: a] Trưởng đoàn là lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo; hoặc trưởng khoa, phó

trưởng khoa của cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc hiệu trưởng trường. b] Thư ký là lãnh đạo hoặc chuyên viên các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; hoặc đại diện công đoàn ngành giáo dục; hoặc trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên, giáo viên của cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trường.

c] Các thành viên là đại diện công đoàn ngành giáo dục; những người đã hoặc đang là: lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; đại diện công đoàn ngành giáo dục; trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên, giáo viên của cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường.

2. Trong trường hợp trường đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời đề nghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo được ủy quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài. Đoàn đánh giá ngoài có ít nhất 07 [bảy] thành viên, bao gồm: a] Trưởng đoàn là lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng

chức năng của sở giáo dục và đào tạo; hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo; b] Thư ký là lãnh đạo hoặc chuyên viên các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo; hoặc lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo; hoặc hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng tổ chuyên môn trường ;

c] Các thành viên khác là đại diện một số sở, ban, ngành có liên quan; đại diện công đoàn ngành giáo dục; những người đã hoặc đang là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; trưởng khoa, phó trưởng khoa, giảng viên, giáo viên của cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường.

** Tiêu chuẩn của các thành viên đoàn đánh giá ngoài 1. Đối với các thành viên đã hoặc đang công tác trong ngành giáo dục: chưa từng làm việc tại trường được đánh giá ngoài; có ít nhất 05 năm công tác trong ngành giáo dục; đã hoàn thành chương trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và được bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ liên quan. 2. Đối với các thành viên thuộc các sở, ban, ngành có liên quan: đang phụ trách lĩnh vực công tác liên quan đến giáo dục và đào tạo.

** Nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài 1. Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá để xác định mức đạt tiêu chuẩn đánh giá trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tư vấn, khuyến nghị các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường; đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.

2. Trưởng đoàn điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài theo quy trình đánh giá ngoài. 3. Thư ký và các thành viên còn lại thực hiện nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao. 4. Đoàn đánh giá ngoài phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho trường.

** Thông báo kết quả đánh giá ngoài 1. Sau khi thống nhất trong đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho trường để lấy ý kiến phản hồi. 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường có trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường, đoàn đánh giá ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường.

3. Trường hợp quá thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường.

* Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non 1. Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non là 05 năm. 2. Trường được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Quy định này, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày

được công nhận, được đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp độ cao hơn. 3. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được công nhận, được đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.

* Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường 1. Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường ; để cơ quan quản lý nhà nước

đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định Chất lượng giáo dục. 2. Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

* Các mức đánh giá trường : a] Mức 1: Đáp ứng quy định tại Mục 1 Chương II của TT 19/2018/TT-BGDĐT b] Mức 2: Đáp ứng quy định tại Mục 2 Chương II của TT 19/2018/TT-BGDĐT c] Mức 3: Đáp ứng quy định tại Mục 3 Chương II của TT 19/2018/TT-BGDĐT

d] Mức 4: Đáp ứng quy định tại Mục 4 Chương II của Quy định này. Tiêu chí đánh giá trường được công nhận đạt khi tất cả các chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Chỉ báo được công nhận đạt khi tất cả các nội hàm của chỉ báo đạt yêu cầu.

** Cấp Chứng nhận chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục 1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo cấp độ trường đạt được.

2. Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục có giá trị 05 năm. Ít nhất 05 tháng trước thời hạn hết giá trị của Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, trường phải thực hiện xong quy trình tự đánh giá theo quy định tại Điều 23 và đăng ký đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 26 của TT 19/2018/TT-BGDĐT để được công nhận lại.

Việc công nhận lại thực hiện theo quy định tại Điều 34 của TT 19/2018/TT-BGDĐT. 3. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo.

** Thu hồi Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục 1. Trường hợp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục còn thời hạn mà trường mầm non không còn đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá thì Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục bị thu hồi.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của sở giáo dục và đào tạo về việc trường mầm non không còn đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá trường, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thu hồi Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. 3. Quyết định thu hồi Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục của trường được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề