Chương trình chi tiết festival huế 2023

Đêm gala giã bạn với chủ đề “Chào Huế!", diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/6/2022, tại Cồn Dã Viên, đã khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022. Được dàn dựng như một liên hoan âm nhạc và nghệ thuật, với một sân khấu mở và tương tác, trong không khí náo nức, tưng bừng và tràn đầy sức trẻ, đêm gala là lời chào tạm biệt và lời cảm ơn dành cho những người bạn gần xa đã đến với mảnh đất Cố đô để cùng nhau sống trong những khoảnh khắc trọn vẹn, hoà cùng vào không khí sôi động của Festival Huế mùa hè năm nay.

Góp mặt trong chương trình là những gương mặt nổi tiếng trong làng nhạc Việt cùng các nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia như: Các Ban nhạc Da Lab, Chillies, nhóm nhảy Lyricist, nhà hát ca kịch Huế, đoàn nghệ thuật dân ca Việt Bắc, đoàn múa Nga Belogorie, nhóm Nine Family, nhóm nhảy Unity Crew, nhóm nhạc Tây Ban Nha Espana te quiero…

Đặc biệt, chương trình còn được kết nối bằng những bản phối ngẫu hứng từ bàn tay “phù thuỷ” của DJ Trí Minh, và câu chuyện kể bằng hình thể và vũ đạo của hai nghệ sĩ múa Tạ Xuân Chiến và Mai Như Quỳnh. Những tiết mục bốc cháy sân khấu của ban nhạc quốc tế The Tribe, đưa các bạn trẻ vào những vũ điệu sôi động của đêm gala. 

Ban tổ chức Festival Huế 2022, cho biết với chuỗi các hoạt động văn hóa, lễ hội sẽ diễn ra quanh năm, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội mới được phân bố theo chủ đề từng mùa, tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ du khách và công chúng trong suốt năm 2022.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho hay chương trình đêm giã bạn tạm gác lại tuần cao điểm [từ ngày 25 - 30/6], để tiếp tục các chương trình lễ hội Festival Huế 2022 chủ điểm mùa thu và mùa đông. Qua đánh giá chung những tín hiệu thu được là rất khả quan. Thành công của tuần cao điểm Festival là đã kéo được đông đảo lượng du khách, cộng đồng cùng tham gia các hoạt động lễ hội, công chúng giới trẻ yêu thích đón nhận kỳ Festival này trong trạng thái tích cực.

Trong 5 ngày qua, Festival Huế đã đón hơn 120 nghìn khách, doanh thu hơn 110 tỷ đồng; đem đến thu nhập khá cao cho người dân trong lĩnh vực kinh doanh du lịch dịch vụ. “Chúng tôi đã thành công trong định hướng ngay từ khi xác lập tổ chức festival 2022 theo định hướng 4 mùa, đây là một thành công hết sức quan trọng,” ông Bình khẳng định.

Ngoài ý nghĩa về kinh tế, Festival Huế 2022 chính là cơ hội để du khách thưởng thức sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, trải nghiệm những sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đắm mình trong không gian cổ kính của một Cố đô giàu bản sắc truyền thống, nhưng vẫn sáng bừng sức sống của một đô thị xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

“Festival Huế 2022 được tổ chức trong bối cảnh thành phố Huế mở rộng địa giới hành chính, phấn đấu đến 2025 xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thành phố thông minh. Đây cũng là năm gắn với kỷ niệm 335 năm chúa Nguyễn Phúc Thái chọn Phú Xuân làm thủ phủ Xứ Đàng Trong, từ đó trở thành Kinh đô của nhà Tây Sơn và Kinh đô nước Việt Nam thời nhà Nguyễn,” ông Bình cho biết thêm.

Các vũ công diễu hành trên các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc vào chiều 26/6.

Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân đón xem màn biểu diễn của hàng trăm nghệ sỹ từ các đoàn nghệ thuật đường phố trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức Festival Huế 2022 Huỳnh Tiến Đạt cho biết, lễ hội đường phố là một trong những sự kiện chính, được công chúng chờ đón, góp phần tạo nên nét đặc trưng của Festival Huế, khẳng định và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Các hoạt động trình diễn trên đường phố với sự đa dạng sắc màu văn hóa, cộng hưởng với sự cổ vũ đầy hào hứng, nhiệt tình của người dân và du khách đã tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế trong những ngày diễn ra Festival.

[Thừa Thiên-Huế: Phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2022]

Diễn ra trong ba ngày liên tiếp từ 26 đến 28/6, Lễ hội đường phố năm nay, giới thiệu đến công chúng những nét đặc sắc trong âm nhạc vũ điệu của các đoàn nghệ thuật đến từ các vùng miền trong nước và trên thế giới.

Cùng với hoạt động trình diễn ca múa nhạc, tạp kỹ đường phố, phô diễn vẻ đẹp của áo dài và diều Huế, còn có hoạt động diễu hành xe cổ “Huế bốn mùa hoa;” chương trình quảng diễn nghệ thuật dân gian được chọn lọc, trích dẫn từ các lễ hội và trò diễn dân gian tiêu biểu của một số địa phương trong tỉnh như lễ hội cầu ngư [huyện Phú Vang], lễ hội AzaKoonh [huyện A Lưới], hát bả trạo [huyện Quảng Điền]…

Đến với lễ hội người xem được thưởng thức “bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật” đặc sắc với chuỗi các tiết mục đến từ các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế như: đoàn múa Lân Sư Rồng Huế, đoàn nghệ thuật dân tộc Lào Cai, đoàn ca múa nhạc dân gian Belogorie [Nga], ban nhạc Viet Bambas [Brazil], đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk, liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhà hát Ca múa Nhạc dân gian Việt Bắc, nhóm nhảy Unity Crew…

Ngay sau lễ khai mạc, các đoàn nghệ thuật diễu hành và biểu diễn tại những không gian rộng qua các tuyến phố lớn của thành phố Huế như đường Hùng Vương hướng đến cầu Trường Tiền; đường Lê Lợi đến bia Quốc Học.

Những nơi mà đoàn diễu hành đi qua, người dân Huế và du khách như cùng hòa quyện, tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế.

Chị Lê Ngọc Như Phương, đến từ Quảng Trị chia sẻ, lễ hội đường phố luôn là hoạt động được người dân chào đón trong mỗi kỳ Festival Huế.

Các đoàn nghệ thuật đã góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. Không khí lễ hội hiện rõ, người xem cũng hòa theo những điệu nhảy, nhịp điệu của những bài hát, nhất là những vũ điệu sôi động của các vũ công đến từ đoàn ca múa nhạc dân gian đến từ Liên bang Nga hay những điệu múa, làn điệu thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc ở nước ta.

Lễ hội đường phố đã tạo nên không gian đa dạng sắc màu văn hóa các quốc gia, vùng miền, phô diễn sức sống của các dân tộc, góp phần cùng nhau chung tay vì tương lai hòa bình, hợp tác và hữu nghị./.

  • Các vũ công diễu hành trên các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Tà áo dài Việt Nam trên các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Các nghệ sỹ trình diễn trang phục và văn hóa các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Các nghệ sỹ trình diễn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Không khí Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Các nghệ sỹ trình diễn áo dài. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Không khí Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Tiết mục biểu diễn của các nghệ sỹ xiếc tại Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Các nghệ sỹ Nga biểu diễn tại Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Du khách giao lưu với các nghệ sỹ tại Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Các nghệ sỹ xiếc mang lại không khí sôi động trên các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Không khí Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Các nghệ sỹ người Nga biểu diễn tại Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

  • Không khí Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” ở các tuyến phố chính của thành phố Huế. [Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN]

Chủ Đề