Chứng quyền sbt của kis khi nào niên yết

Xin cho tôi hỏi khi nào chứng quyền bị hủy niêm yết, tạm ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán? - Công Ninh [Đà Nẵng]

Khi nào chứng quyền bị hủy niêm yết, tạm ngừng giao dịch? [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Chứng quyền là gì?

Theo khoản 5 Điều 4 , chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.

2. Khi nào chứng quyền bị hủy niêm yết, tạm ngừng giao dịch?

2.1. Các trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết

Cụ thể tại khoản 1 Điều 9 , chứng quyền bị hủy niêm yết trong các trường hợp sau:

- Tổ chức phát hành đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;

- Chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết; hoặc không thể xác định được chỉ số chứng khoán vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định tại bộ nguyên tắc về xác định chỉ số;

- Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày chào bán, số lượng chứng quyền đang lưu hành ít hơn 50% số lượng chứng quyền đã phát hành. Tổ chức phát hành phải hủy niêm yết một phần chứng quyền chưa lưu hành tương đương 40% số lượng chứng quyền đã phát hành;

- Tổng số lượng chứng khoán cơ sở được quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành thuộc tất cả các tổ chức phát hành so với tổng số lượng chứng khoán cơ sở tự do chuyển nhượng vượt quá một tỷ lệ phần trăm theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trong trường hợp này tổ chức phát hành phải hủy niêm yết một phần chứng quyền chưa lưu hành có thời gian tính từ ngày phát sinh tỷ lệ vượt đến ngày đáo hạn còn ít hơn hai 02 tháng theo nguyên tắc:

+ Hủy niêm yết 80% số lượng chứng quyền đã phát hành trong trường hợp số lượng chứng quyền đang lưu hành ít hơn 5% số lượng đã phát hành;

+ Hủy niêm yết 70% số chứng quyền đã phát hành trong trường hợp số lượng chứng quyền đang lưu hành từ 5% đến 10% số lượng đã phát hành;

- Các chứng quyền đã được hoàn tất việc thực hiện quyền hoặc đã đáo hạn.

Trường hợp này chứng quyền được tự động bị hủy niêm yết.

- Trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

2.2. Các trường hợp chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch

Chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 9 , cụ thể như sau:

- Chỉ số cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng tính toán;

- Chứng khoán cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch;

- Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán;

- Các trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trường hợp có sự cố hệ thống thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời gửi thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngay sau khi có quyết định tạm ngừng giao dịch.

3. Chính sách phát triển thị trường chứng khoán

Theo Điều 6 , các chính sách phát triển thị trường chứng khoán bao gồm:

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.

- Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

- Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Theo tổ chức Lương thực Quốc tế [FAO], chỉ số giá lương thực toàn cầu tăng 2,1% trong tháng 3/2021 và ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2014. Giá các mặt hàng gồm: Gạo, đường, dầu thực vật, lúa mì, ngô, bơ, sữa bột…đều tăng cao trong suốt gần một năm qua.

CỔ PHIẾU NGÀNH GẠO GẶP THỜI

Đối với riêng mặt hàng gạo, đại dịch Covid 19 đã buộc nhiều quốc gia phải tăng cường dự trữ lương thực, đặc biệt là gạo. Do đó, nguồn cung đang có dấu hiệu thắt chặt ở các nước xuất khẩu gạo và các nước nhập khẩu cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu để dự phòng, từ đó, đẩy giá gạo lên cao.

Tại thị trường trong nước, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá gạo xuất khẩu tăng 1,16% so với quý 4/2020 chủ yếu do Gạo thơm 5% tấm [bao 50kg] giá trung bình ở mức 549 USD/tấn-FOB, tăng 19 USD/tấn so với quý IV/2020; gạo 5% tấm [bao 50kg] giá trung bình 472 USD/tấnFOB, tăng 18 USD/tấn.

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2021 cao hơn năm 2020 cả về số lượng và giá trị do dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia có nhu cầu dự trữ lương thực, thị trường xuất khẩu gạo của nước ta được mở rộng và hướng tới các thị trường cao cấp; ngành nông nghiệp đang tái cơ cấu toàn diện, chất lượng gạo không ngừng nâng lên, chuyển mạnh mẽ từ xuất khẩu gạo có phẩm cấp thấp sang gạo có phẩm cấp cao, đáp ứng các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, châu Âu, Australia…

Cổ phiếu ngành gạo như LTG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang [AFX] được đánh giá triển vọng nhờ giá gạo tăng cao.

Tại LTG, trong năm 2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 7.142 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 317 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020. Trong đó, riêng mảng gạo doanh thu tăng nhẹ 6% đạt 1.783 tỷ đồng nhờ quý 4 công ty đẩy mạnh bán hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Các công ty chứng khoán đều nhận định triển vọng tích cực với LTG. Cụ thể, Chứng khoán VnDirect cho rằng, LTG đã có các đơn hàng cố định trong nước và quốc tế vào tháng 2, 6 và 9 hàng năm, do đó kỳ vọng giá gạo thế giới tăng sẽ hỗ trợ cho doanh thu xuất khẩu của công ty và cải thiện biên lợi nhuận mảng gạo. Bên cạnh đó, trong năm 2021, LTG sẽ tập trung vào các đơn hàng xuất khẩu sang EU với mặt hàng gạo thơm Jasmine 85 để được hưởng ưu đãi thuế 0% trong khuôn khổ hiệp định EVFTA.

Còn Chứng khoán Rồng Việt nhìn nhận: Diễn biến thời tiết thuận lợi, cùng với chiến lược đẩy mạnh bán hàng qua kênh dịch vụ nông nghiệp đã giúp hoạt động kinh doanh của LTG khởi sắc từ quý 4/2020. Kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2021. Các mảng kinh doanh chính của LTG, đặc biệt ở mảng thuốc bảo vệ thực vật và gạo, sẽ hồi phục khả quan hơn dự báo trước đây.

Kết quả kinh doanh mảng gạo của LTG.

Tương tự, tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang [AFX], năm 2020, doanh thu thực hiện của AFX giảm 20%, đạt 761 tỷ đồng so với kế hoạch tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại tăng gấp đôi đạt 18,8 tỷ đồng. Bước sang năm 2021, AFX đặt mục tiêu doanh thu 984,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 49 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2020.

Kế hoạch được xây dựng dựa trên sản lượng nhập khẩu lương thực toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020, trong đó thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vào các quốc gia có như cầu tăng như Philippines tăng 13%, Cote d’Ivoire [9%], Glaua tăng 5,6%. Mặc dù dịch bệnh được kiểm soát nhưng các quốc gia nhập khẩu gạo vẫn được kỳ vọng có nhu cầu tiêu thụ và dự trữ gạo vẫn ở mức cao từ đó tạo thuận lợi cho xuất khẩu tiêu thụ gạo của AFX.

Trong năm 2020, AFX cũng đã hoàn thành dự án Hệ thống chế biến gạo cao cấp tại kho Mỹ Thới với tổng giá trị 2,6 tỷ đồng.

THIÊN THỜI ĐỊA LỢI CỦA NGÀNH ĐƯỜNG

Tổ chức Đường quốc tế [ISO] dự báo thị trường đường thế giới trong niên vụ 2020-2021 sẽ chuyển từ tình trạng cung vượt cầu sang cung không đủ cầu với mức thiếu hụt là 3,5 triệu tấn. Do vậy, giá đường thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2021.

Các doanh nghiệp sản xuất đường như QNS, SBT, SLS được hưởng lợi nhờ giá đường tăng cao trong thời gian tới. Theo VnDirect, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi [QNS] này có thể tận dụng xu hướng tăng giá đường và mở rộng biên lợi nhuận gộp mảng kinh doanh này do QNS có quy mô lớn thứ hai về vùng nguyên liệu mía để sản xuất đường.

Đặc biệt, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành quyết định số 477 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với đường tinh luyện và đương thô xuất xứ Thái Lan. Những chính sách này sẽ mang đến tín hiệu tích cực cho QNS cũng như các doanh nghiệp khác nhờ giảm áp lực cạnh tranh cũng như tăng giá bán đường trong nước.

Tuy nhiên, mảng kinh doanh sữa đậu nành của QNS sẽ bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu đang tăng cao trong thời gian gần đây, từ đó sẽ ảnh hưởng đến biên LNG của mảng sữa đậu nành do chi phí nguyên liệu tăng không thể được chuyển hoàn toàn vào giá bán.

Năm 2021, QNS đặt mục tiêu doanh thu 8.000 tỷ đồng, tăng 19%, lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng.

Diễn biến cổ phiếu Đường Quảng Ngãi.

Đối với Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hoà [SBT], quý 2 niên độ tài chính 2020 - 2021, đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu đạt 7.322 tỷ đồng, chiếm gần 98% và tăng 26% so với cùng kỳ. SBT đã tiêu thụ 650.000 tấn đường, tăng 37%. Doanh thu phân bón vi sinh cũng tăng mạnh 62% so với cùng kỳ.

Biên lợi nhuận gộp mảng đường lũy kế 6 tháng đầu niên độ cũng là điểm sáng khi đã có những cải thiện vượt bậc đạt 12,8%, tăng mạnh 114% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng ghi nhận tăng trưởng tốt đạt 302 tỷ đồng tăng hơn 173% so với cùng kỳ.

Cơ cấu doanh thu của SBT.

Mục tiêu niên độ 2020/2021 năng suất mía được cải thiện từ bình quân 55-60 tấn/ha trong niên độ 2019/2020 lên 65-70 tấn/ha. Công ty cũng đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ tại Lào và Campuchia với mục tiêu của Công ty là hướng đến top 5 nhà sản xuất Đường hữu cơ hàng đầu thế giới. Dự kiến tổng sản lượng Đường Organic từ diện tích trồng ở đây trong niên độ 2020/2021 có thể lên đến 42,000 tấn, tăng hơn 3 lần so với niên độ trước.

PHÂN BÓN CŨNG HƯỞNG LỢI

Xu hướng giá lương thực dự kiến sẽ tiếp tục tăng do triển vọng mùa vụ năm 2021 bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi và sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng tại Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu về lương thực tăng cao. Giá lương thực trên đà tăng mạnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp gạo, đường ở Việt Nam hưởng lợi trực tiếp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành phân bón như DCM, DPM cũng được hưởng lợi khi giá khí đốt toàn cầu tăng mạnh làm tăng giá vốn hàng bán của phân bón, dẫn đến giá phân bón tăng đột biến gần đây tăng 30%. Tuy nhiên, giá lương thực cao hơn giúp nông dân có đủ khả năng chi trả khi giá phân bón tăng.

Chủ Đề