Chủ tịch nước năm 2011 là ai

Chính trị

Write: 2021-01-22 16:37:38Update: 2021-07-05 17:41:22

Photo : YONHAP News

Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản lần thứ XIII tại thủ đô Hà Nội từ ngày 25/1-2/2, bầu ra đội ngũ lãnh đạo quốc gia trong 5 năm tới. Trước tiên, gần 1.600 đại biểu trên toàn quốc sẽ bầu ra 200 ủy viên trung ương đảng, trong đó có 19 ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định chính sách cao nhất, sau đó đề cử Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Là quốc gia một đảng duy nhất, Việt Nam chọn thể chế lãnh đạo tập thể gồm "tứ trụ" theo thứ tự quyền lực là Tổng bí thư, Chủ tịch nước [phụ trách ngoại giao, quốc phòng], Thủ tướng [phụ trách hành chính], Chủ tịch Quốc hội [lập pháp]. Trong cuộc họp Ban chấp hành trung ương khóa XII được tổ chức kín gần đây, gương mặt "tứ trụ" nhiệm kỳ tới đã được hé lộ. Theo một số nguồn tin địa phương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng [76 tuổi] và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc [66 tuổi] được đề cử là "trường hợp đặc biệt”, bất chấp giới hạn độ tuổi tái cử Ủy viên Bộ Chính trị là 65 tuổi. Nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức Tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Chủ tịch nước. Nếu như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đảng Cộng sản sang nhiệm kỳ thứ ba tính từ năm 2011, là Tổng bí thư có nhiệm kỳ dài nhất sau cố Tổng bí thư Lê Duẩn [tạ thế năm 1986]. Kể từ sau khi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm cả chức vụ Chủ tịch nước, là người thứ hai nắm giữ cả hai chức vụ này cùng một lúc sau cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Ban đầu, nhiều ý kiến phỏng đoán ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rút lui do vấn đề sức khỏe, tuổi tác. Tuy nhiên, cuộc vận động quét sạch tham nhũng một cách quyết liệt và sự ổn định về chính trị trong nhiệm kỳ qua đã giúp ông tiếp tục được ủng hộ. Thay vào đó, nhiều ý kiến phỏng đoán chức Chủ tịch nước sẽ được trao cho ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong năm ngoái, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khống chế hiệu quả dịch COVID-9, đưa Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế gần 3%. Người kế nhiệm ông có thể là Trưởng Ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính [62 tuổi]. Ứng cử viên thay thế Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang được nhắc tới nhiều nhất là Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Chức Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội sẽ chính thức được bầu ra tại Quốc hội khóa mới sau khi Tổng tuyển cử tháng 5 kết thúc. Trong trường hợp hai chức vụ đứng đầu là Tổng bí thư và Chủ tịch nước được bầu ra đúng như phỏng đoán trên thì dự kiến đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam sẽ không có sự thay đổi lớn.

Hiện tại, Seoul và Hà Nội đều đồng tình phải nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược như hiện nay vào năm sau, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương.

Lựa chọn của ban biên tập

Vì một bán đảo thống nhất

Bánh kẹo của Bắc Triều Tiên

2022-01-26

Hiệu sách Radio

Nắng chang chang [Kim Yoo-jeong]

2022-01-25

Hot Track

WHEE [Whee-in]

2022-01-24

prev next
  • Facebook
  • Twitter
  • Youtube
  • Xem tất cả

KBS WORLD

KBS WORLD Radio On-Air

Podcasts

Tin tức đọc nhiều Cộng đồng người Hàn Quốc bức xúc về quyết định loại Việt Nam khỏi danh sách nước miễn cách ly sau nhập cảnh Du khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh sau quy định miễn cách ly người nhập cảnh Thủ tướng Hàn Quốc: “Một đến hai tuần tới là bước ngoặt quan trọng để vượt qua dịch COVID-19”
Tin nổi bật trong ngày Việt Nam thua Oman 0-1 ở trận cuối trên sân nhà tại vòng loại World Cup 2022 Tổng thống Moon Jae-in: "Tình hình bán đảo Hàn Quốc đang rất nghiêm trọng" Ngoại trưởng Hàn-Nhật hối thúc Bắc Triều Tiên dừng ngay các hành động đẩy cao căng thẳng
Nội dung được quan tâm WHEE [Whee-in] YOUNG-LUV.COM [STAYC] Obsession [Wonho]

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, Chủ tịch nước đã thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nhiệm vụ quyền hạn mà Hiến pháp và pháp luật quy định, cũng như các các nhiệm vụ được Bộ Chính trị và Ban Bí thư phân công. 

Chủ tịch nước đã giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, ký quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ; tham gia đầy đủ các kỳ họp Quốc hội; quyết định đàm phán điều ước quốc tế nhân danh nhà nước, thận trọng, xem xét các văn bản ký kết quốc tế, nhất là các Hiệp định vay vốn ODA, yêu cầu Chính phủ quản lý vốn vay có hiệu quả, đúng pháp luật.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp công tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hằng năm, đều có hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn cơ chế phối hợp này.

Mỗi khi đi công tác địa phương và cơ sở, tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước luôn dành thời gian tìm hiểu tình hình đời sống, sản xuất của nhân dân, lắng nghe và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, động viên đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước, thăm và tặng quà cho những người nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công, các đồng chí lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, các chức sắc tôn giáo tiêu biểu.

Khi đi công tác nước ngoài, Chủ tịch nước đều dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi tình hình đời sống, học tập, lao động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, động viên và kêu gọi kiều bào phát huy truyền thống đoàn kết, tự hào và tự tôn dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống, tích cực tham gia xây dựng đất nước.

Đặc biệt, Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ vừa qua đã có nhiều ý kiến với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng các chính sách đoàn kết dân tộc, nhất là giải quyết, củng cố các vấn dề về dân tộc và tôn giáo.

“Chủ tịch nước cũng có ý kiến đóng góp xác đáng với Đảng, Chính phủ và các địa phương về phong trào xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo đổi mới công tác chữ thập đỏ, góp phần ổn định an sinh xã hội”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết.

Trong công tác đối ngoại, Chủ tịch nước đã triển khai tích cực và hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần xác lập mối quan hệ với một số nước lớn, củng cố quan hệ với các quốc gia là bạn bè truyền thống và mở ra quan hệ hợp tác với các đối tác tiềm năng.

Chủ tịch nước đã tranh thủ ủng hộ quốc tế để nâng cao vị thế đất nước, mở ra giai đoạn quan hệ, hợp tác mới với các nước trên thế giới và trong khu vực, trong đó luôn coi trọng thúc đẩy đối ngoại nhân dân.

Nhiệm kỳ vừa qua, Chủ tịch nước đã luôn giản dị, gần dân, phục vụ nhân dân. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm và xử lý hiệu quả các vấn đề quốc kế dân sinh, các vấn đề bức xúc trong xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển đảo; phát triển quan hệ quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình cho đất nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thẳng thắn cho biết Chủ tịch nước có phần trách nhiệm trước những hạn chế, yếu kém của đất nước hiện nay, là Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước có trách nhiệm trước thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của một số cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu; vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực.

Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay nước ngoài để bảo đảm khả năng trả nợ còn hạn chế. Trước các vấn đề quốc kế dân sinh bức xúc thì Chủ tịch nước chưa yêu cầu Chính phủ họp bàn.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do thiếu cơ chế cụ thể hoạt động và tổ chức hội đồng quốc phòng, an ninh, việc thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân chưa thể hiện rõ trong các luật chuyên ngành. Chưa hoàn thiện rõ cơ chế trong luật chuyên ngành để tăng cường kiểm tra giám sát, công tác vốn vay nước ngoài, lập danh mục vốn vay ODA hằng năm và trung hạn.

Để Chủ tịch nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng phải thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm là Chủ tịch nước phải phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ, tích cực xây dựng thể chế, kiến nghị hoàn thiện văn bản luật liên quan đến quyền hạn của Chủ tịch nước.

Tiếp tục triển khai chương trình cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2020, trong đó tổ chức xây dựng pháp luật, kiện toàn bộ máy, hoạt động bổ trợ tư pháp, hoàn thiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp tới 2020.

Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp gỡ, lắng nghe góp ý của các tầng lớp nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chủ tịch nước tham gia chỉ đạo hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước, thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển, đa phương hóa đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế, không ngừng nâng cao vị thế của đất nước.

Chủ tịch nước chỉ đạo mọi mặt công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cụ thể hóa quyền hạn thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

Thành Chung


Video liên quan

Chủ Đề