Chủ thể kinh tế là ai

– Nếu căn cứ vào chức năng hoạt động của chủ thể luật kinh tế gồm:

+ Cơ quan có chức năng quản lý kinh tế: Đây là những cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện chức năng quản lý kinh tế , gồm cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng.

+ Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh trong đó gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cả cá nhân được phép kinh doanh, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp

– Nếu căn cứ vào vị trí, vai trò và mức độ tham gia vào các quan hệ luật kinh tế thì có các chủ thể sau:

+ Chủ thể chủ yếu và thường xuyên của luật kinh tế. Đó là các doanh nghiệp bởi vì trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường của nước ta, các doanh nghiệp được thành lập với mục đích chủ yếu là tiến hành các hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại của chúng gắn liền với hoạt động kinh doanh, vì thế chúng thường xuyên tham gia vào các quan hệ kinh tế. Tức là sự tham gia vào các quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp thể hiện tính phổ biến, tính liên tục và phạm vi rộng rãi.

+ Chủ thể không thường xuyên của luật kinh tế. Đó là những cơ quan hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội trong quá trình hoạt động cũng ký kết hợp đồng kinh tế để phục vụ cho hoạt động chính của đơn vị. Sự tham gia vào các quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh của các tổ chức này là không thường xuyên liên tục do đó chúng không phải là chủ thể, thường xuyên chủ yếu của luật kinh tế.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • Chủ the cua luat kinh te
  • các loại chủ thể của luật kinh tế là gì
  • phân loại chủ thể của luật kinh tế
  • ,

    Doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác, thường xuyên tham gia vào các quan hệ thương mại, giữ vị trí trung tâm ở tất cả các quan hệ kinh tế và tham gia vào quan hệ pháp luật khác cần phải thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm quan hệ đầu tư góp vốn, hợp đồng thương mại, đăng ký kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại, giải thể, phá sản… Doanh nghiệp cũng chiếm vị trí chủ thể chủ yếu do số lượng đồng và ngày càng phát triển. Hiện nay, cả nước có khoảng 535.920 doanh nghiệp đang hoạt động’. Ngoài ra, còn có các chủ thể là hợp tác xã, người kinh doanh nhỏ. Doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế và thuộc nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, quyết định sự phát triển của nền kinh tế Doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của Luật Kinh tế còn vì nó xuất hiện phổ biến trong quan hệ kinh tế, bao gồm các quan hệ kinh tế cơ bản sau đây: 

    – Doanh nghiệp là chủ thể đầu tư, góp vốn 

    Trừ một số trường hợp bị hạn chế quyền tiếp tục đầu tư, góp vốn, các doanh nghiệp được quyền đầu tư, góp vốn để thành lập doanh nghiệp khác và trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp đó, được liên kết để thành lập tổng công ty, tập đoàn kinh tế [nhóm công ty]. 

    Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Hồng Hà có quyền đầu tư 100% vốn để thành lập một công ty con [Công ty TNHH Hồng Hà Miền Trung] và trở thành công ty mẹ của công ty này. Hoặc Công ty TNHH một thành viên Hồng Hà có quyền góp vốn cùng với các tổ chức, cá nhân khác để thành lập Công ty cổ phần Đông Đô và trở thành một cổ đông của công ty Đông Đô. 

    Trong trường hợp này, doanh nghiệp là chủ thể của quan hệ đầu tư, phải tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư. 

    – Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại và | tham gia vào các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch 

    vụ thương mại, xúc tiến thương mại… và 

    Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là hoạt động thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đó, doanh nghiệp hoạt động thương mại với tính chất nghề nghiệp, thường xuyên, liên tục và là chủ thể chủ yếu trong các quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại… 

    – Doanh nghiệp là chủ thể đầu tư, thực hiện các hoạt động gia nhập thị trường 

    Bên cạnh việc khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh, nhà nước cũng khẳng định vai trò của nhà nước trong quản lý về kinh tế và kiểm soát việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, theo đó, ai kinh doanh, kinh doanh cái gì, kinh doanh ở đâu, mức vốn bao nhiêu… đều phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp đang hoạt động nhưng có thay đổi những thông tin này. Thực hiện các thủ tục bắt buộc này là căn cứ để xác định tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi họ sử dụng quyền tự do kinh doanh mà hiến pháp đã quy định. 

    – Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp [hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp], là chủ thể thực hiện các hoạt động rút khỏi thị trường [giải thể, phá sản doanh nghiệp] và là chủ thể của tranh chấp thương mại và quan hệ giải quyết tranh chấp thương mại. 

    Thứ hai: Các chủ thể khác có quan hệ pháp lý với doanh nghiệp

    – Cơ quan đăng ký kinh doanh 

    Cơ quan đăng ký kinh doanh là đầu mối quan trọng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh là nơi tiến hành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh, đăng ký tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh.. 

    Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ở cấp tỉnh, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân’. Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh. Ở cấp huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã [gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện]. 

    – Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành

    Trong quá trình hoạt động thương mại, để đảm bảo quản lý nhà nước về kinh tế, thương nhân phải thực hiện một số nghĩa vụ cần thiết tại cơ quan quản lý chuyên ngành, tuỳ thuộc vào loại hoạt động thương mại mà họ thực hiện. Ví dụ: thực hiện các thủ tục về đảm bảo điều kiện kinh doanh tại Sở Y tế/Bộ Y tế khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các thủ tục về đảm bảo điều kiện kinh doanh tại cơ quan công an khi kinh doanh các ngành nghề phải đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện các thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu… 

    – Tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế

    Khi hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế tranh chấp thương mại], Toà án, tổ chức trọng tài, hoà giải viên [khi thực hiện hòa giải thương mại], trọng tài viên của hội đồng trọng tài vụ việc được coi là chủ thể của Luật Kinh tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tổ chức, cá nhân này với tư cách là chủ thể của Luật Kinh tế phụ thuộc vào việc: Có tranh chấp thương mại xảy ra hay không?; Số lượng vũ tranh chấp nhiều hay ít và các bên của vụ tranh chấp lựa chọn cách thức nào để giải quyết tranh chấp xảy ra. 

    – Tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh với tư cách là nhà đầu tư hoặc khách hàng của doanh nghiệp

    Tổ chức, cá nhân khi thực hiện đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp và trở thành chủ thể của quan hệ đầu tư vào tổ chức kinh tế. Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng mua bán hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hoá, môi giới… với doanh nghiệp và trở thành chủ thể quan hệ thương mại hỗn hợp [quan hệ thương mại có một bên là thương nhân, một bên không phải và thương nhân]. | Ví dụ: Các ông bà A, B, C thoả thuận góp vốn và thành lập ra Công ty cổ phần ABC. Trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty cổ phần ABC, các ông bà A, B, C đóng vai trò là chủ đầu tư, chủ sở hữu công ty và có các quyền và nghĩa vụ đối công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. 

    Nguồn của luật kinh tế

    Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý trong thực tế. Tiếp cận với ý nghĩa nguồn hình thức của pháp luật, nguồn của Luật Kinh tế bao gồm những phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật hay là nơi chứa đựng, nơi cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền  dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế – liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh doanh và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh giữa họ. Nguồn của Luật Kinh tế bao gồm:

    Hiến pháp 

    Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, là nguồn của nhiều ngành luật và chứa đựng nhiều quy định mang tính nguyên tắc về nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, quy định về chế độ kinh tế, chế độ văn hoá, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh… làm nền tảng thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Với tính chất là nguồn quan trọng của luật kinh tế, Hiến pháp [2013] quy định chế độ kinh tế, quy định quyền công dân trong lĩnh vực kinh tế, theo đó, “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây là quy định mang tính nền tảng, là cơ sở quan trọng để cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh trong các văn bản pháp luật kinh tế hiện hành.

    Các văn bản quy phạm pháp luật 

    Các văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành. Nguồn của Luật Kinh tế bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật xác định địa vị pháp lý cho thương nhân và điều chỉnh các hoạt động thương mại của thương nhân và giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của Luật Kinh tế gồm có: 

    – Luật Doanh nghiệp quy định về các loại hình doanh nghiệp, thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và chủ sở hữu của doanh nghiệp… 

    – Luật Đầu tư quy định về các hình thức và thủ tục đầu tư, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện, biện pháp đảm bảo, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư… 

    – Luật Phá sản quy định điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thủ tục phục hồi và thanh toán nợ trong điều kiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; 

    – Luật Thương mại điều chỉnh các hoạt động thương mại của thương nhân và các hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các vi phạm pháp luật về hợp đồng thương mại; 

    – Luật Trọng tài thương mại quy định thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài; 

    – Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự bằng Toà án; 

    – Bộ luật Dân sự quy định chủ thể của các quan hệ dân sự, quy định về sở hữu, về nghĩa vụ và hợp đồng… làm nền tảng cho các hoạt động thương mại; 

    – Các Pháp lệnh, Nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán..

    Điều ước quốc tế 

    Điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương là nguồn quan trọng, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài. Điều ước quốc tế không chỉ chi phối quan hệ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ có yếu tố nước ngoài mà còn chi phối quan hệ đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp của thương nhân trong trường hợp liên quan đến các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và hình thức hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài tạ Nam. Điều ước quốc tế có liên quan tác động đến việc sửa đổi, bổ sung pháp luật thương mại của quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu tương thích và được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác biệt với pháp luật quốc gia.

    Tập quán thương mại 

    Tập quán là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung và lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật”. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tập quán thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải thích và bổ sung các nghĩa vụ hợp đồng. Pháp luật thương mại Việt Nam quy định rõ việc cho phép áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài, nếu tập quán đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

    Án lệ 

    Án lệ là loại nguồn rất quan trọng của pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật. Ở Việt Nam, án lệ mới được chính thức công nhận. Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao [TANDTC], án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về một vụ việc cụ thể, được Hội đồng thẩn phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố là án lệ để các toà nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. 

    Video liên quan

    Chủ Đề