Cho bé bú bao lâu một lần

Bạn băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú? Hay trẻ sơ sinh bú bao nhiêu phút 1 lần....Thì trong bài viết này mình sẽ giúp bạn nhận biết các tín hiệu khi nào trẻ sơ sinh đói để bạn có thể cho bé ăn kịp thời và đủ no. 

Ở bài kinh nghiệm cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mình có nhắc rất nhiều tới việc cho trẻ ăn no và ngủ đủ. Ăn và ngủ là hai nhu cầu cơ bản nhất mà trẻ cần được đáp ứng. Vì thế đừng đi tìm cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm, hay cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Bạn cần phải đi tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ quấy khóc như vậy thì mới xử lý được. Một trong số đó có thể là do bé ăn chưa đủ .

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đói cần cho bú ngay

Tín hiệu đói của trẻ sơ sinh được chia làm 3 cấp độ, cấp độ sớm mà bạn hiểu và đáp ứng cho con ngay thì bé sẽ ngoan và không cáu gắt. Cụ thể 3 cấp độ như sau:

1/ Tín hiệu sớm là khi bạn có thể nhẩn nha vắt sữa, rửa sạch đầu ti, hâm sữa trước khi cho con bú. Hoặc có thể cho bé bú luôn nếu muốn. 

Dấu hiệu:

  • Bé ngọ nguậy không chịu nằm yên, miệng há hoặc ngớp ngớp tìm ti, đầu liên tục quay sang trái rồi phải. 
  • Bé há miệng, hoặc ngớp ngớp tìm ti
  • Bé thè lưỡi
  • Bé quay đầu từ bên này sang bên khác. 

2/ Tín hiệu giữa: là tín hiệu mà lúc này bạn cần cho bé bú ngay lập tức vì lúc ấy đã rất đói rồi, chậm 1 vài nhịp thôi là có thể sang mức tín hiệu muộn, hay còn gọi là gắt bú. 

Dấu hiệu:

  • Cho tay vào miệng mút ngon lành
  •  Bé cố gắng tìm ngực mẹ hoặc rúc rúc đầu vào ngực mẹ.
  • Bé cử động chân, tay nhiều hơn, lăn lộn, cựa quậy không chịu năm yên một chỗ
  • Bé thở nhanh hoặc quấy khóc.
  • Bé khó chịu, rên rỉ.

3/ Tín hiệu muộn đây là tín hiệu cho thấy các bé rất đói, hoặc một số bé được cho ăn luôn nhưng do sữa chưa về kịp hoặc ngực mẹ ít sữa thì cũng sẽ có trạng thái gắt bú, tức là cứ nhét ti vào thì lại khóc lóc, đẩy ra và ưỡn người lên. Rất nhiều mẹ khi thấy con ở mức này cứ nghĩ là con buồn ngủ nên lại dỗ cho con đi ngủ và không cho con ăn nữa, các bé khóc mệt có thể sẽ chịu ngủ 1 lúc nhưng sau khi cơn gắt qua đi, không còn buồn ngủ nữa thì lại dậy và khóc loạn lên vì đói. Mẹ lại tưởng con gắt ngủ và vòng luẩn quẩn bắt đầu. Nên mẹ cần đọc đúng tín hiệu đói cho con từ mức Sớm và giữa, nếu vì lý do nào đó con rơi vào tín hiệu muộn, hãy trấn an con bằng cách bế đu đưa nhè nhẹ, thấy bé thả lỏng thì mới cho bé bú lại.

Dấu hiệu:

  • Bé khóc thậm chí là khóc to, mặt đỏ và cáu
  • Bé không chịu nằm yên mà lăn lộn từ bên này sang bên kia.

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ

Với mỗi trẻ sẽ có 1 thể trạng khác nhau nên sẽ có mức ăn khác nhau. Vì thế sẽ khó có thể nói chính xác trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ. Bạn chỉ có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để biết là bé đã bú đủ hay chưa.

Khi ăn đủ no trẻ sẽ nhả ti hoặc không mút nữa, mím môi lại và quay đầu ra hướng khác. Có dấu hiệu thui thiu buồn ngủ. Quan trọng nhất là bé ăn thời gian đủ lâu từ 20-40 phút 1 lần ăn. Ăn xong trẻ vui vẻ lại bình thường và có giấc ngủ sâu sau đó.

Mỗi 1 trẻ sẽ có một biểu hiện khác nhau vì thế mẹ hãy dành thời gian quan sát để hiểu con nhiều hơn. Đáp ứng được những gì con mong muốn nhất là nhu cầu ăn uống thì con sẽ trở nên ngoan ngoãn và rất dễ chịu. Mẹ cũng sẽ bớt stress hay áp lực đó nha

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu phút 1 lần

Với mẹ có nhiều sữa hay ít sữa, sữa về nhiều hay về ít một mà thời gian trẻ ăn sẽ khác nhau. Tuy nhiên thời gian trung bình trẻ sơ sinh bú sẽ rơi vào khoảng 20- 40 phút/lần. Vì vậy nếu trẻ ăn chưa đủ thời gian này hoặc ăn quá ăn từ 5-10 phút thì tức là trẻ ăn chưa no bạn cần cho trẻ ăn thêm. Trẻ buồn ngủ thì gọi trẻ dậy ăn tiếp hoặc nếu trẻ không muốn ăn thì cho trẻ ợ hơi rồi cho bé bú lại.

Vậy làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú? Ngoài quan tâm đến chế độ ăn uống, không nhất thiết phải ăn nhiều cơm mà bạn có thể ăn nhiều hoa quả rau xanh, các loai thịt cá. Thì tinh thần còn là điều vô cùng quan trọng. Nếu tinh thần bạn không thỏa mái, thiếu ngủ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa mẹ. Vì vậy nếu có thể hãy san sẻ công việc chăm con cùng chồng hoặc người thân để có thêm thời gian nghỉ ngơi bạn nhé.

Cách đọc vị và nhận biết nhu cầu qua tiếng khóc của con

Con vừa mắt nhắm, mắt mở vừa khóc

Đây là dấu hiệu khi con buồn ngủ, tiếng khóc của con vừa phải chỉ e e vài tiếng ngắt quãng không liên tục mà không chảy nước mắt. Kèm theo đó là bduij mắt, ngáp. Khi này bạn nên chuẩn bị cho con không gian yên tính, giảm bớt ánh sáng đặt con vào giường và vỗ nhẹ cho con ngủ.

Con mở to mắt, há miệng và khóc:

Tiếng khóc của bé to, cường độ ngày càng tăng và lặp đi lặp lại nhiều lần thậm chí là gào thét gắt gỏng. Đây là tín hiệu cho thấy bé đang rất đói. Mẹ đừng nên vội cho con ăn ngya mà nên trấn tĩnh con để con bình tĩnh lại rồi mới cho ăn. Như vậy bé ăn mới hiệu quả được.

Con khóc to, dữ dội sau khi ăn

Là dấu hiệu bé bị tức bụng đầy hơi hoặc đâu bụng. Mẹ hãy làm các thao tác ợi hơi cho con con sẽ dễ chịu trở lại.

Con khóc to nhưng không có nước mắt

Con gào lên nhưng không liên tục. Lúc này bé đang cần muốn“mẹ bế con đi”, “con muốn chơi nữa”. Lúc này mẹ hãy dành thời gian an ủi vỗ về và chơi cùng con nhé.

Con đang vui vẻ chơi đùa tự nhiên khóc

Bé không chịu nằm yên thì mẹ hãy kiểm tra bỉm trước của con. nếu bỉm bẩn thì thay cho con luôn. Còn không thì hãy kiểm tra người con xem có gì đó dinh ở quần áo lèm bé khó chịu hay không.

Hội chứng Colic - khóc dạ đề

Là hiện tượng con quấy khóc không ngừng từ tầm chập tối 18h cho đến nửa đêm. Mẹ dù có làm cách nào bé cũng không nín. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý, trong ngày sẽ vẫn có những lúc con ăn ngoan ngủ ngoan và những lúc khóc dạ đề. Hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ mà nó sẽ giảm đi theo thời gian con lớn.

Tuy nhiên nếu bé quấy khóc liên tục kèm theo các hiện tượng khác như bỏ ăn, nôn trớ nhiều hoặc ra nhiều mồ hôi thì bạn nên cho bé đến bác sỹ để kiểm tra.

Trên đây mình vừa đi tìm câu trả lời  trẻ sơ sinh bú bao nhiêu phút 1 lần, làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú...Và những kinh nghiệm để nhận biết nhu cầu cảu trẻ thông qua tiếng khóc. Bố mẹ nếu có gì còn băn khoăn cần thì để lại bình luận chúng ta cùng trao đổi với nhau nhé. Chúc bố mẹ nuôi con khỏe!

Mẹ không biết mỗi cữ bú nên cho con bú bao lâu và sau bao lâu lại cho con bú 1 lần để con không bị đói bởi trẻ sơ sinh thường chỉ biết ăn và ngủ. Bởi vậy, nắm rõ những vấn đề cho con bú bao lâu và sau bao lâu cho con bú 1 lần là điều các mẹ cần nắm được.

Nội dung bài chia sẻ sẽ giúp các mẹ trả lời được những câu hỏi sau:

1. Mỗi cữ bú cho con bú bao lâu?

Bé cần được bú ít nhất là 10 phút với mỗi bên [tổng sẽ là 20 phút bú/cữ bú]

2. Sau bao lâu thì cho con bú 1 lần?

Mỗi cữ bú của bé nên cách nhau 2-3 giờ

3. Bé bú lâu quá có tốt không?

Không mẹ nhé. Thông thường bé sẽ bú đủ lượng sữa cần thiết chỉ trong vòng 45 phút mà thôi.

4. Dấu hiệu nhận biết bé đòi bú?

Có khá nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé đòi bú như bé quấy khóc, bé mở – đóng miệng liên tục….

5. Dấu hiệu nhận biết bé đã bú no?

Khi bé bú đủ nó, bé sẽ tình táo, nhanh nhẹn đồng thời tiếng khóc sẽ to hơn…

Cho con bú mỗi cữ bú khoảng bao lâu?

Thực tế thì mỗi khi con bú thì mẹ nên đế cho bé bú tới khi nào mà bé muốn dừng lại thì thôi. Khi bé dừng việc bú hay khi bé ngủ thiếp đi thì mẹ cần nhẹ nhàng đỡ bé ra và vỗ nhẹ lưng cho bé ợ, thay tã cho bé hoặc tiếp tục cho bé bú tiếp bên ti còn lại.

Thông thường thì trẻ sơ sinh cần được mẹ cho bú ít nhất là 2-3 giờ/cữ bú.

Với ngưỡng thời gian 2/3 giờ/cữ bú thì bé cần được bú ít nhất là 10 phút với mỗi bên [tổng sẽ là 20 phút bú/cữ bú]. Điều này là để đảm bảo bé được ăn đủ sữa, đảm bảo dinh dưỡng cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc này cũng giúp cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa cho cữ bú tiếp theo của bé.

Cho con bú mỗi cữ bú khoảng bao lâu?

Khi mà bé đã lớn hơn, hành động bú của bé đã trở nên thuần thục hơn thì việc bú mẹ sẽ trở nên nhanh hơn. Mẹ chỉ cần cho bé 5-10 phút cho mỗi lần bú đã là quá đủ rồi. Chỉ trong phút chốc, bé đã ti hết lượng sữa trong bầu ngực của mẹ hay trong bình sữa trẻ em.

Chú ý tới những lần bú ngắn

Tình trạng bú ngắn không phải làm hiếm gặp nó ảnh hưởng tới cả nguồn dinh dưỡng bổ sung cho bé đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đối với mẹ. Cụ thể:

– Đối với bé:

Sẽ phải mất vài phút để lượng sữa chất lượng từ ngục mẹ xuất hiện và chảy ra đều đặn. Bởi vậy, nếu chẳng may mà bé ngủ thiếp đi hay bé ngừng việc bú mẹ quá sớm sẽ khiến bé không thể nào nhận đủ được nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, để bé có thể tiếp nhận được đủ lượng chất béo và calorie giúp bé tăng cân tốt thì mẹ nên cho bé bú đều cả 2 bên ngực một khoảng thời gian đủ lâu. Việc này cũng làm bé cảm thấy dễ chịu và thích thú với việc bú mẹ hơn.

– Đối với mẹ:

Tình trạng bú ngắn sẽ khiến ngực mẹ gặp tình trạng căng sữa, đau nhức và làm giảm lượng sữa của mẹ. Do đó, mẹ cần giữ cho bé bú đủ giờ, đủ số bữa. Giữ cho bé đủ tỉnh táo để bé chủ động mút vú mẹ càng lâu càng tốt.

Mẹ sẽ bị căng sữa nếu bé không chịu bú

Còn trong trường hợp bé chỉ bú trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 5 phút thì mẹ sẽ cần đến những tư vấn của bác sỹ để có thể cải thiện được tình hình này.

Cho con bú quá lâu có tốt không?

Những ngày đầu đời, tình trạng bé bú trong một khoảng thời gian dài và cần thường xuyên chăm sóc là rất bình thường. Kể từ ngày thứ 5 trở đi, khi mà nguồn sữa mẹ bắt đầu tăng lên thì bé thường sẽ bú đủ lượng sữa cần thiết chỉ trong vòng 45 phút mà thôi.

Cho con bú quá lâu có tốt không?

Bởi vậy, nếu mẹ nhận thấy bé ti mẹ vượt quá mức thời gian 45 phút mỗi lần thì điều này chứng tỏ rằng bé không bú đủ sữa.

Khi đó, mẹ sẽ cần tới những tư vấn từ các bác sỹ để cải thiện tình hình càng sớm càng tốt, tránh để đến khi mà bé cảm thấy chán ghét việc ty sữa và chuyển qua ti bình mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh bao lâu bú 1 lần?

Sau sinh khoảng 1 tuần, dạ dày của trẻ sơ sinh đã có thể chứa được 60ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ sẽ chỉ sản xuất ra được một lượng sữa nhỏ. Từ ngày thứ 5 trở đi, lượng sữa mẹ sản xuất ra bắt đầu nhiều hơn. Theo các chuyên gia thì trẻ sơ sinh chỉ nên bú 8 – 12 cữ bú mỗi ngày mà thôi.

Thêm nữa, mỗi cữ bú của bé nên cách nhau 2-3 giờ. Khi các bé lớn hơn, khoảng cách giữa các cữ bú có thể dài hơn những cũng không được quá 4 giờ. Đối với các bé khoảng 1 – 2 tháng tuổi, bé sẽ cần bú 7 – 8 lần mỗi ngày. Đây cũng là một khoảng thời gian hợp lý để cơ thể mẹ bầu có thể tiếp tục sản xuất sữa cho các cỡ bú tiếp theo của bé.

Dấu hiệu nhận biết bé muốn bú?

Khi nhận thấy bé có những dậu hiệu này, mẹ nên cho bé bú nhé

  • Khi bé ngọ nguậy đầu
  • Bé thè lưỡi hay miệng bé tóp tép [đóng mở] thường xuyên
  • Khi bé cho tay [ngón tay hay cả bàn tay] vào miệng
  • Khi bé chụm môi như đang bú mẹ
  • Khi bé ruc vào ti mẹ
  • Khi bé có các phản xạ tìm kiểm [miệng bé sẽ ngay lập tưc quay về hướng khi có vật chạm vào má bé]
  • Khi bé quấy khóc

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ no?

Vậy, dấu hiệu nào để nhận biết bé đã bú đủ no?

  • Khi bé đang bú, các mẹ sẽ nhìn thấy và cảm nhận được tiếng bé nút ti rõ ràng. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ quan sát thấy sữa vẫn còn có trong miệng của bé.
  • Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, tiếng khóc to.
  • Khi bé tè nhiều, nước tiểu có màu nhạt và không mùi
  • Môi bé hồng hào và ẩm ướt
  • Làn da căng khoẻ, đàn hồi tốt.
  • Bé có thể ngủ đủ giấc trong 2-3 giờ đồng hồ. Đói bé sẽ tự thức dậy và đòi bú.
  • Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.

Vậy là Blog Chăm Con đã cùng mẹ tìm hiểu về cách cho con bú đúng và đủ, giúp bổ sung đầy đủ nguồn sữa mẹ cho bé. Chúc bé hay ăn chóng lớn, phát triển toàn diện.

Video liên quan

Chủ Đề