Chính sách cây gậy và củ cà rốt của mckinsey

Hướng dẫn tìm hiểu Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì chính xác nhất. Cùng Top lời giải trang bị thêm kiến thức về Ứng dụng của chiến lược cây gậy và củ cà rốt trong quản lý doanh nghiệp các bạn nhé!

Chiến lược cây gậy và củ cà rốt là gì?

Câu chuyện về cây gậy và củ cà rốt [tiếng Anh: carrot and stick] thực tế nó là một loại chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, yêu cầu, đòi hỏi… của những nước lớn, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng mà những nước lớn hứa sẽ đáp ứng.

Khi muốn tạo động lực cho người khác, chúng ta phải làm họ thấy được “củ cà rốt”, tức sự sung sướng đi kèm, thông qua việc hứa hẹn ban phát phần thưởng. Ví dụ như tiền thưởng, sự thăng chức, lời khen, sự công nhận trước đám đông v.v… Và, khi muốn tạo áp lực lên người khác, chúng ta phải cho họ thấy được “cây gậy”, tức sự đau đớn sẽ lãnh nhận, thông qua những hình thức cảnh báo hoặc trừng phạt. Ví dụ như giảm lương, cách chức, phê bình, khiển trách trước tập thể v.v…

Nói chính xác hơn, câu chuyện cái gậy và củ cà rốt xuất phát từ “Chính sách cái gậy lớn” của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đề xuất rằng: nói chuyện với đối thủ thì ôn hòa, nhưng trong tay luôn phải có một cây gậy to làm áp lực. Đường lối ngoại giao này chú trọng đến chính trị quốc tế, duy trì sức mạnh và khống chế của Mỹ, không ngại dùng vũ lực để can thiệp quân sự. Cây gậy là vũ lực là yêu cầu, đòi hỏi của Mỹ đối với các quốc gia khác trên thế giới. Còn “củ cà rốt” là dùng tiền bạc, quyền lợi… làm miếng mồi nhử. Chính sách này dựa trên cơ sở hai chính sách: “Ngoại giao đô la” [Dollar Diplomacy] của William Howard Taft – Tổng thống thứ 27 và “Cây gậy lớn” của Theodore Roosevelt – Tổng thống thứ 26 của Mỹ.

Kiến thức mở rộng về Chiến lược cây gậy và củ cà rốt

1. Ứng dụng của chiến lược cây gậy và củ cà rốt trong quản lý doanh nghiệp

- Đưa ra vấn đề:Nếu muốn thuyết phục một ai đó làm điều gì theochính sách cây gậy và củ cà-rốt,bạn phải khi đó bạn phải đưa ra một vấn đề và yêu cầu giải quyết vấn đề đó ngay. Mặc dù vậy thì cách nào cũng có tác động hai chiều và 2 hướng, có thể tạo động lực và thúc đẩy một số người, nhưng cũng có thể khiến người khác tê liệt vì do dự và chỉ hành động khi bị ép buộc. Trong một số trường hợp, đối tượng chưa ý thức được hoặc chưa thấy vấn đề đó ở mức cần phải giải quyết ngay. Đây là bước rất quan trọng để chiến lược thành công.

- Hậu quả:Khi đã chứng minh được cho mọi người rằng ở đây có một vấn đề thì bước thứ hai của chính sách củ cà-rốt và cây gậy là phải cho họ thấy hậu quả khốc liệt sẽ xảy ra nếu như không lập tức hành động. Đây là một kỹ thuật rất thuyết phục để đưa một người vào tư thế sẵn sàng hành động.

- Giải pháp:Bây giờ, khi khách hàng đã có khái niệm chung về vấn đề, công việc tiếp theo là đưa ra giải pháp.

- Lợi ích:Chiến lược này nếu đi đúng hướng sẽ khích lệ tinh thần và khả năng cống hiến của nhân viên cho công ty khi họ được đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt về vật chất cũng như tinh thần. Thương mại thường sử dụng các cụm từ: “Hành động ngay!”, “Trong một khoảng thời gian giới hạn” hay “Chỉ hôm nay”. Tất cả những cụm từ này chỉ để cố gắng lôi kéo bạn hành động ngay và đó cũng là một chiến thuật.

2. Ví dụ về sử dụng chiến lược cây gậy và củ cà rốt hiệu quả

- Một nghiên cứu được tiến hành tại một bệnh viện ở New York, mục tiêu đề ra là tăng số lần rửa tay của đội ngũ y bác sĩ. Lý do là việc khử trùng trong môi trường bệnh viện đóng vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Do đó, các nhân viên y tế liên tục được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc rửa tay, và những tấm bảng cảnh báo về tác hại của một đôi bàn tay “không sạch sẽ” thường xuyên được đặt cạnh bồn rửa tay. Tuy nhiên, chỉ có 10% đội ngũ y bác sĩ chịu vệ sinh tay của họ trước và sau khi vào phòng bệnh nhân.

- Sau đó, nhóm nghiên cứu liền thay đổi phương thức: Họ đặt một tấm bảng điện tử ngay tại lối vào của khoa hồi sức tích cực. Mỗi lần có người rửa tay, một lời khen sẽ hiện lên trên tấm bảng điện tử, như “Làm tốt lắm!”. Rất nhanh chóng, tỷ lệ người chịu rửa tay tăng lên đáng kể và chạm mốc 90% trong chưa đầy 4 tuần. Hiện tượng tương tự cũng được lặp lại ở một khoa khác trong cùng bệnh viện.

- Cái hay ở phương pháp này là thay vì tạo cảm giác đe doạ với thông điệp “bệnh dịch sẽ lây lan”, vốn là cách tiếp cận phổ biến tại các bệnh viện, thì nó tích cực hơn, cứ mỗi lần một bác sĩ rửa tay, họ sẽ nhận được lời khen ngay. Phản hồi tích cực này sẽ kích thích tín hiệu “phần thưởng” của não, từ đó góp phần củng cố hành vi và khiến cho hành vi này lặp lại cao hơn trong tương lai.

3. Chiến lược cây gậy và củ cà rốt dành cho nhà quản lý

Thách thức của một nhà quản lý là làm sao luôn tạo động lực cho nhân viên của mình. Bạn có thể giúp một số nhân viên đạt được điều mình mong muốn nhưng nếu bạn sai lầm nó sẽ là con dao 2 lưỡi.

Coi chừng cho quá nhiều cà-rốt:

Trong vòng 10 từ 1990-2000, Hãng Herculean, sau một năm hết sức nỗ lực, doanh thu và lợi nhuận của hãng vẫn giảm, ít hơn 40%. Giám đốc điều hành vẫn quyết định thưởng đều cho tất cả nhân viên. 40% nhân viên, những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với 60% còn lại. Như vậy khi cho quá nhiều cà-rốt, bạn đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên.

Vung quá nhiều cây gậy:

Giám đốc điều hành VC-backed áp dụng chiến lược Cây gậy và củ cà rốt của Mỹ. Nhà quản lý thay vì có các chính sách thưởng cho nhân viên thì lại rất hay đưa ra hình thức phạt. Trong việc sử dụng quá nhiều gậy, ông đã làm mọi người mất niềm hăng say làm việc và mất sự gắn bó với công ty. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động và bộ máy làm việc của công ty khi mà người nhân viên cảm thấy không thoải mái.

=> Như vậy, những ví dụ thực tế cho thấy việc quản lý không đơn giản như bản chất của củ cà-rốt và cây gậy. Thay vào đó, bạn cần phải thực dụng tìm giải pháp có sự cân bằng nhất.

       Câu chuyện về cây gậy và củ cà rốt [tiếng Anh: carrot and stick] thực tế nó là một loại chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, yêu cầu, đòi hỏi… của những nước lớn, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng mà những nước lớn hứa sẽ đáp ứng.

       Nói chính xác hơn, câu chuyện cái gậy và củ cà rốt xuất phát từ “Chính sách cái gậy lớn” của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đề xuất rằng: nói chuyện với đối thủ thì ôn hòa, nhưng trong tay luôn phải có một cây gậy to làm áp lực. Đường lối ngoại giao này chú trọng đến chính trị quốc tế, duy trì sức mạnh và khống chế của Mỹ, không ngại dùng vũ lực để can thiệp quân sự. Cây gậy là vũ lực là yêu cầu, đòi hỏi của Mỹ đối với các quốc gia khác trên thế giới. Còn “củ cà rốt” là dùng tiền bạc, quyền lợi… làm miếng mồi nhử. Chính sách này dựa trên cơ sở hai chính sách: “Ngoại giao đô la” [Dollar Diplomacy] của William Howard Taft – Tổng thống thứ 27 và “Cây gậy lớn” của Theodore Roosevelt – Tổng thống thứ 26 của Mỹ.

       Một chính sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” phải luôn hội tu đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt [kinh tế hoặc quân sự]. Đây là loại chính sách có hai mặt, vừa đe dọa, vừa mua chuộc, trong đường lối đối ngoại của đế quốc Mỹ, nhằm can thiệp vào nội bộ hoặc dùng nó để xâm lược các nước khác.

        Một số đối tượng lợi dụng TPP để tiến hành “đấu tranh cho cái gọi là dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam [Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương – Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt TPP].

        Ngoài những đòi hỏi ngặt nghèo về các tiêu chuẩn cũng nhưng điều khoản khi tham gia TPP, một số quan chức phụ trách vấn đề dân chủ nhân quyền còn luôn cao giọng đòi hỏi Việt Nam đáp ứng về vấn đề này theo yêu cầu của phía Mỹ.

        Chúng ta còn nhớ, để Việt Nam có thể vào được WTO, phía Mỹ đã luôn có những yêu cầu Việt Nam phải thả các đối tượng chống đối chính trị, những đối tượng phản động để sang Mỹ, được Mỹ dung túng thành lập các tổ chức phản động, các đối tượng mà phía Mỹ yêu cầu thả như: Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, hay như vào năm 2007 để Mỹ có thể “sắp xếp” chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Mỹ thì phía bạn yêu cầu ta phải thả đối tượng cơ hội chính trị Nguyễn Quốc Quân.v.v…. Ngoài ra còn nhiều sự kiện khác họ yêu cầu thả các đối tượng có liên quan đến các vấn đề chống đối chính trị thì họ mới xem xét việc Việt Nam tham gia các tổ chức của thế giới mà Việt Nam mong muốn.

        Bây giờ, khi Việt Nam đang đàm phán với Mỹ về việc gia nhập TPP thì họ yêu cầu Việt Nam phải công nhận sự hoạt động của cái gọi là “công đoàn độc lập”. “Công đoàn độc lập” mà phía họ yêu cầu đó chẳng khác nào những xã hội dân sự. Đây là các tổ chức, hội nhóm được lập ra hoạt động mà không chịu sự giàng buộc hay quản lý của  bất cứ một cơ quan tổ chức nào của nhà nước. Họ cho rằng đấy là “dân chủ nhân quyền”.

       Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski nói rằng: “Quan chức hàng đầu của Mỹ về nhân quyền khẳng định phải có một số bước cải thiện nhân quyền trước từ phía chính phủ Việt Nam mới nói đến chuyện Hà Nội có thể gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP”.

       Được cái đà đó, hiện nay trên một số trang danlambaovn.blogspot; quanlambao.blogspot; danchunhanquyen … đã coi việc vào TPP của Việt Nam không còn là một cơ hội để phát triển kinh tế xã hội mà chúng coi đó là một cơ hội để “đấu tranh cho cái gọi là tự do, dân chủ, nhân quyền”. Với đại đa số các tít như: TPP = Freedom for Tạ Phong Tần; TPP = Tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cho Bùi Hằng, Việt Khang, Trần Huỳnh Duy Thức…; TPP = Tự do cho những công dân Việt Nam bị bỏ tù vì hoạt động công đoàn, nhân quyền, dân sinh, tự do và dân chủ … v.v..

        Với chiêu trò dân chủ nhân quyền, một số trên các trang bày người tự xưng “sứ mệnh” là những người “trung thành” với Đảng, đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch bịa đặt lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” nhằm nói xấu chế độ, chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước Việt Nam.

         Sự thật về những kẻ “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”

        Sau thành công của những cuộc xung đột chính trị mang đậm tính chất “dân chủ, nhân quyền” lật đổ chế độ chính trị của một số quốc gia Đông Âu và Trung Đông  bằng các cuộc “cách mạng màu” “cách mạng hoa”. Ví dụ như: “Cách mạng dân chủ” ở Ba La năm 1989, “cách mạng 5 tháng 10” ở Serbia năm 2000, “cách mạng hoa hồng” ở Grudia năm 2003, “cách mạng cam” ở Ukraina năm 2004, “cách mạng Tuy líp” ở Kyrgyzstan năm 2005. “Cách mạng cây tuyết tùng” ở Liban năm 2005. Chuỗi sự kiện “Mùa xuân Ả-rập” với sự lật đổ của 3 chính phủ: Tunisia ngày 14/1/2011, Ai Cập ngày 11/2/ 2011  và Libya vào ngày 20/10/2011. Gần đây nhất chính là chính biến Maidan với sự sụp đổ của Chính phủ Ukraina năm 2014 và hệ quả là giờ đất nước vẫn chìm trong khói bom và khủng hoảng, nội chiến trầm trọng kéo dài, gây cho dân chúng cực khổ, lầm than. Giờ chúng đang hỉ hả bê nguyên kịch bản này nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”. Đây là một bài mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã dành nhiều thời gian công sức để “nghiên cứu, đúc kết” hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam bất ổn. Hậu quả của việc bất ổn là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước mà người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là nhân dân, những người lao động trong xã hội.

        Với âm mưu sử dụng các “công đoàn độc lập” – một loại hình của xã hội dân sự. Mỹ muốn các tổ chức này lúc đầu là “tự do” sau đó nó sẽ chịu sự thao túng, điều khiển của chúng, biến những tổ chức này thành các tổ chức chính trị đối lập. Dựng nên các ngọn cờ đối trọng, dần dần sẽ là biểu tình, gây áp lực và mục đích cuối cùng là sử dụng “diễn biến hòa bình” để lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam.

         Về thủ đoạn: Các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để rồi chúng tiến hành tập trung thực hiện các đòn chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lợi dụng những hạn chế yếu kém trong quản lý xã hội và những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân để lôi kéo, kích động gây ra sự bất ổn ở cơ sở. Chúng tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân với nhiều chiêu bài như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm, tham gia các hoạt động hội thảo”; và bây giờ đàm phán TPP có thành công hay không thì phải xem xét nhân quyền Việt Nam nữa. Chúng kích động những người bất mãn với chế độ, bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phương… Ngoài ra, chúng còn lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây ra sự bất ổn về chính trị, sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị mang lại lợi ích cho chính họ mà không hề đem lại một chút lợi ích dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân.

        Chúng sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” nhằm từng bước phá hoại, xuyên tạc, vu cáo Đảng Cộng sản và nhà nước ta, cho rằng Việt Nam “thiếu nền dân chủ”, “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” chúng từng bước làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản để tiến tới lật đổ và xóa bỏ.. Vì thế vấn đề then chốt trong học thuyết “dân chủ, nhân quyền” theo kiểu phương Tây là “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” để các tổ chức đối lập này được “sống” và thực hiện nhiệm vụ “cao cả” là biểu tình, bạo loạn và lật đổ. Như vậy, chúng ta thấy việc cho Việt Nam vào TPP hay không họ luôn có những cây gậy yêu cầu và đòi hỏi phù hợp với yêu cầu để phục vụ mục đích đằng sau tấm màn kịch này.

         Chúng ta nhìn thấy cái “củ cà rốt” – tham gia TPP là có lợi, nhưng cũng cần phải tỉnh táo trước những “cây gậy” – yêu cầu, đòi hỏi từ phía Mỹ để từ đó có chính sách đàm phán phù hợp, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước và xã hội.

          Chiến Thắng

Video liên quan

Chủ Đề