Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng

Những câu hỏi liên quan

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :

" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế.Nhưng rồi người ta tìmthấy một đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và-em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? Ồ,em thân yêu,đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng."[ O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng]Câu 1: Xét câu sau : " Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cáiđêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng." từ "ồ" thuộc loại từ gì?Câu 2: Xét câu sau: "Cụ ốm chỉ có hai ngày." từ "chỉ có" thuộc loại từ gì?Câu 3:Vì sao hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác nghệ thuật?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn dòng để nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những số phận bất hạnh trong cuộc sống quanh ta.

GS Hoàng Chí Bảo tại một buổi tọa đàm tuổi trẻ làm theo lời Bác - Ảnh: Chinhphu.vn

Giáo sư Hoàng Chí Bảo - Ủy viên Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, trong cuộc trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, khẳng định, năm tháng qua đi, thời gian càng lùi xa, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh càng tỏa sáng và chúng ta càng thấu hiểu hơn  phẩm chất cao quí và nhân cách sáng ngời của Người. 

Ở góc độ một người nghiên cứu về Bác Hồ, ông thấy điều vô cùng sâu sắc là Bác đã tự học để rồi thành một danh nhân văn hóa. Bác nói "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng".

 Thưa Giáo sư, cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về sự thanh cao, giản dị và trong sáng. Suốt đời người luôn luôn suy nghĩ và hành động vì hạnh phúc của nhân dân, độc lập tự do của dân tộc và hòa bình của nhân loại. Xin Giáo sư phân tích về điều này?

Thế giới đánh giá Chủ tịch Hồ Chí Minh đến mức hoàn thiện và toàn mỹ. Khi Bác mất, trong hàng vạn bức điện chia buồn với Đảng và nhân dân ta, đồng chí Fidel Castro lúc đó tròn 40 tuổi viết: "Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc về một lớp người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống, đời đời bất diệt".  Năm tháng qua đi nhận định đó ngày càng sáng tỏ.

Các học giả ở châu Âu cũng từng nói: "Hồ Chí Minh  là hình ảnh tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Trong Hồ Chí Minh có đức bao dung, độ lượng, vĩ đại của Chúa, có cái tâm của nhà Phật, từ bi hỉ xả vô ngã vị tha, lại có trí tuệ của Các Mác và Lê-nin, có tâm hồn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du". Ngoài ra, theo các học giả này, "Hồ Chí Minh có đầu óc thiết thực của Tôn Trung Sơn".

Người ta hỏi Bác: "Thưa Chủ tịch, trong cuộc đời của Chủ tịch đâu là giá trị quan trọng nhất, điều chủ yếu nhất ?", Bác Hồ trả lời: "Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho dân tộc tôi, hạnh phúc cho đồng bào tôi là tất cả những gì tôi hiểu về CNXH". Cho nên ngày nay, Đảng ta vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh, coi  đó là điểm đặc sắc nhất của CNXH mà chúng ta kế thừa và phát triển.

Một nhà báo Cuba có phỏng vấn Bác: "Thưa Chủ tịch, trong cuộc đời của Người đâu là điều chủ yếu nhất ?". Bác nói một câu cảm động là "Tôi hiến đời tôi cho dân tộc tôi, nhân dân tôi và cho cả nhân loại nữa". Cả cuộc đời của mình, Bác Hồ đều suy nghĩ và hành động để hiến dâng cho tất cả nhân dân, dân tộc và nhân loại, hóa thân cho sự nghiệp chung.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sóng gió và gian truân, nhưng không có khó khăn nào mà Người không vượt qua và không một trở lực nào có thể làm suy giảm động cơ, lý tưởng sống, ý chí mãnh liệt của Người.

Gắn với toàn bộ sự nghiệp của Bác Hồ có những mốc lịch sử quan trọng chỉ xoay quanh mục tiêu độc lập, tự do. Bác kêu gọi "Thà hy sinh tất cả chứ không  chịu làm nô lệ" trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946. Những năm tháng ở rừng Việt Bắc, trong một trận ốm tưởng chừng không qua khỏi, Người nói: "Bây giờ thời cơ cần kíp lắm rồi, dù có phải đốt cháy dãy Trường Sơn thì cũng phải dành cho được độc lập dân tộc".

Trong Tuyên ngôn độc lập, Người nêu rõ "Một dân tộc đã gan góc chống ách thực dân 80 năm thì dân tộc đó có quyền hưởng tự do, độc lập".  Và những năm vào tuổi 70, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào giai đoạn vô cùng gian nan ác liệt, Bác nói một câu trở thành bất hủ: "Không có gì quí hơn độc lập tự do".

Thưa Giáo sư, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên tình cảm đặc biệt đằm thắm, niềm tin yêu và kỳ vọng nhất ở tuổi trẻ?

Đúng thế, Bác nói: Một năm khởi đầu từ mùa Xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Bác căn dặn: “Thanh niên không bao giờ đòi hỏi Tổ quốc dành cho mình những gì mà luôn luôn phải tự hỏi là mình đã làm gì cho Tổ quốc”.

Ở góc độ cá nhân, nghiên cứu về Bác Hồ, tôi thấy điều vô cùng sâu sắc là Bác đã tự học để rồi thành một danh nhân văn hóa. Bác nói "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng".

Nhờ tự học mà Bác có một vốn học vấn vô cùng uyên bác, am hiểu 29 ngoại ngữ, trong đó có những thứ tiếng Bác sử dụng như tiếng mẹ đẻ. Giáo sư Quách Mạt Nhược của Trung Quốc nhận xét về Nhật ký trong tù: "Nếu không có chú thích thì lẫn với thơ Đường, thơ Tống".

Cho đến khi Bác mất, còn tìm thấy cuốn Từ điển Việt Nam- Tây Ban Nha mà Bác học vào những năm tháng cuối đời, cuốn sổ ghi từ mới, mẩu bút chì đánh dấu từng trang sách đọc... Đời Bác là một tấm gương sinh động, mẫu mực cho chúng ta noi theo về học tập, chí lớn và hoài bão. 

Trong Di chúc, đoạn nói về  thế hệ trẻ là vô cùng sâu sắc. Người nhấn mạnh: "Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết". Bác trù tính sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cách mạng toàn thắng thì phải bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên, để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, để xây dựng đất nước giàu mạnh và hiện đại. Ngày nay cơ hội đó đã đến, chúng ta làm hết sức để xứng đáng với tâm nguyện của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất ngày 15/10/1956 - Ảnh tư liệu

Thưa Giáo sư, thanh niên hiện nay đang có nhiều cơ hội thuận lợi để cống hiến sức trẻ xây dựng Tổ quốc, vậy điều mà đoàn viên, thanh niên cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác là gì?

Theo tôi, từng người, từng tổ chức đoàn thanh niên cần tập trung thực hiện cho được cho tốt cuộc vận động học tập và làm theo "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Không học tập thì không có tri thức, không tiến kịp với xã hội và trào lưu của thế giới hiện đại.

Nhưng theo Bác, phải học sáng tạo, không học vẹt, nắm lấy tinh thần và phương pháp của Chủ nghĩa Mác để ứng xử với con người và công việc, nắm lấy phương pháp tự chủ và sáng tạo, gắn liền lý luận với thực tiễn, để thực hiện thành công công cuộc Đổi mới đất nước mà Đảng đang kỳ vọng ở thanh niên.

Cuộc đời của Bác có 5 cuộc thực hành lớn mà chúng ta cần học theo: Thứ nhất là gắn lý luận với thực tiễn; Thứ hai là thực hành dân chủ. Thứ ba là thực hành đoàn kết đại đoàn kết để hòa hợp dân tộc, qui tụ sức mạnh dân tộc về một mối. Thứ tư là thực hành về dân vận. Và bài học xuyên suốt tất cả là thực hành Cách mạng: Cần Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư. Bài báo cuối cùng Bác viết là "Nâng cao đạo đức cách mạng , quét sạch chủ nghĩa cá nhân".

Bác nói gương mẫu là cách lãnh đạo tốt nhất, mỗi tấm gương tốt còn quí hơn hàng trăm bài diễn văn. Chính vì gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm nên hình ảnh Bác trong lòng dân vô cùng sâu đậm. Không có một lãnh tụ nào gần dân mà lại được dân tin, dân yêu, dân thương suốt đời như Bác Hồ. Lớp trẻ hôm nay được sống trong thời kỳ đổi mới, cần thể hiện ý chí, bản lĩnh, tài năng sáng tạo, thực hiện lời Bác dạy để đưa đất nước ngày càng phát triển vững chắc.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Mai Hồng [thực hiện]


Thứ Ba, 14/11/2017, 08:50 [GMT+7]

BHG – Tấm gương tự học tập của Bác không chỉ làm xúc động người dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế; tự học mà Bác đã trở thành vĩ nhân, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Chúng ta học Bác từ nghị lực phi thường, nhưng sâu xa hơn của việc học tập suốt đời của Bác là mục đích và động cơ. Với Bác, học là để làm việc, học để làm người, học để phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc và nhân loại, chính vì vậy chúng ta học Bác không chỉ học trí tuệ mà học cả về đạo đức, bởi đạo đức là một sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và đạt đến một đích.

Sự hiếu học của Bác được Bắt đầu câu chuyện từ thời thơ ấu, khi Bác mới 13 tuổi đã hoài nghi đằng sau những từ “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng Pháp. Bên ngoài có vẻ cao quý, nhưng sự thật thì nó ở đâu? và chính Bác đã băn khoăn và đi tìm sự thật đó từ lúc bấy giờ. Hay từ rất nhỏ vì ham đọc sách, gia đình Bác nghèo không có điều kiện mua sách, Bác đã đi bộ từ Nam Đàn xuống thành phố Vinh tìm các hiệu sách để đọc. Tại đây, Bác tìm đọc những tác phẩm của nhà tư tưởng khai sáng Pháp, từ đó đã rút ra cho bản thân mình cần phải học tập nhiều hơn vừa cho bản thân mình vừa ghi nhớ để về kể cho các bạn của Bác.

Việc tự học của Bác còn được thể hiện qua 30 năm buôn ba vòng quanh thế giới, đi qua gần 40 nước khác nhau, Bác vừa phải lao động cực nhọc vừa học tập vừa đấu tranh để cuối cùng tìm thấy con đường cách mạng, trong đó tự học là rất quang trọng. Những ngày lênh đênh trên biển, Bác đã tự học ngoại ngữ dưới ánh đèn, ánh trăng… Bác đã dành từng khẩu phần cà phê nhỏ của mình cho thủy thủ Pháp để họ dạy Bác tiếng Pháp. Ở Pari [Pháp] Bác tập viết các bài văn ngắn bằng tiếng Pháp, thành thạo rồi, Bác viết những bài báo đăng tải trên các tạp chí. Đến khi trình độ tiếng Pháp nhuần nhuyễn Bác đã viết một tác phẩm lớn, đó là Bản án chế độ thực dân.

Không chỉ tiếng Pháp, nhiều tác phẩm bằng chữ Hán của Bác cũng được xuất bản, kể đến như Nhật ký trong tù, với 130 bài thơ được viết bằng chữ Hán được Bác sáng tác và viết trong thời gian bị giam cầm ở Quảng Tây [Trung Quốc], đến bây giờ Nhật ký trong tù là một trong 5 tác phẩm Quốc bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay cả lúc nằm trên giường bệnh, người ta đã tìm thấy cuốn từ điển Việt Nam – Tây Ban Nha dưới gối nằm của Bác; khi Bác qua đời, những cuốn sổ tay Bác ghi chép những từ mới đã học vẫn còn nguyên.

Đặc biệt, Bác còn dạy chúng ta về phương pháp tự học, ví như học ngoại ngữ, Bác phân biệt rõ thế nào là ngôn ngữ sống [sinh ngữ] và ngôn ngữ chết [tử ngữ], học được chữ nào phải dùng ngay để nó ngấm vào máu thịt, có muốn quên cũng không quên được. Ngay cả việc viết văn, Bác luôn viết ngắn, rõ ràng và sâu sắc. Có lần, cán bộ hỏi Bác, Bác có kinh nghiệm gì hay mách cho chúng cháu, Bác trả lời “Bác không có kinh nghiệm gì đâu, cứ làm việc tự khắc đẩy ra kinh nghiệm”, điều mà các cháu gọi là kinh nghiệm, Bác mách nhỏ các cháu trước khi nói và viết ta cần đặt cho mình mấy câu hỏi có trả lời được rõ ràng rồi hãy làm, đó là: Nói và viết về cái gì? Nói và viết để làm gì? Nói và viết cho ai? Nói và viết như thế nào? 4 điều Bác mách nhỏ thực ra là một tổng kết lớn của Bác, trong đó có cả khoa học, nghệ thuật và thực tiễn…

Đặc biệt trong việc tự học của Bác được kết tinh từ câu nói của Lê – Nin, đó là “học, học nữa, học mãi”, từ ý tưởng đó của Lê – Nin đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thành một câu đầy cảm xúc “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót; học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”.

Bác về quê Nghệ An lúc đã 70 tuổi, ở đây Bác nói với đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An, ngày nào còn sống, Bác còn phải học tập và làm việc, bản thân tôi còn phải đọc, phải viết, phải suy nghĩ, nếu không như vậy, tôi sẽ không tiến kịp được với phong trào… Một lời tâm sự giản dị, sâu sắc của Bác đã để lại một bài học muôn đời cho mọi đối tượng, mọi thế hệ hôm nay và mai sau. Vì luôn tự học hỏi, kiên trì sáng tạo nên Bác là nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận và nhà báo lỗi lạc, tài năng của Bác đã ôm trùm rất nhiều phương diện, Bác còn hiểu rất tinh tế về âm nhạc, năng lực về hội họa, đến danh họa Picasso cũng thốt lên thán phục từ những đường nét vẽ của Bác…

Với thế hệ trẻ hôm nay cần phải noi gương Bác để học tập gắn với trí tuệ khoa học và đạo đức, nhân cách. Trước hết, học tập để nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, làm giàu tri thức phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội và cho đất nước. Học Bác không chỉ về nghị lực, về phương pháp sáng tạo mà học Bác còn từ mục đích và động cơ, đó là học để làm việc và làm người. Trong cuộc sống Bác dạy chúng ta những điều thấm thía: “Thắng không kiêu, bại không nản”; “Mình hơn người thì chớ kiêu căng, người hơn mình thì chớ nịnh hót”; “Thấy của người chớ có tham lam, của mình chớ có bủn xỉn”…

Không những học tập theo Bác, mà tuổi trẻ hôm nay cần phải có hoài bão, khi đất nước đã hội nhập và mở cửa phải tin tưởng về sự phát triển của dân tộc mình. Nếu như trước đây chúng ta đau khổ vì mất độc lập, tự do, đến bây giờ chúng ta đã không còn nghèo nàn, lạc hậu thì cần phải phát triển đất nước nhanh hơn, giàu mạnh hơn… Một năm khởi đầu từ mùa Xuân, Bác ví thanh niên là khởi đầu cho sự thành công, tuổi trẻ phải có hoài bão lớn, khát khao lớn, ham làm việc ích quốc – lợi dân, không mong Tổ quốc đã làm gì cho mình mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc… Đặc biệt, năm nay sẽ diễn ra Đại hội Đoàn toàn quốc, một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tuổi trẻ, cho nên tuổi trẻ hãy nhìn về tấm gương của Bác để có ý chí, nghị lực, phải có niềm tin và lẽ sống cao quý vì dân, vì nước.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo [kể]

Lê Lâm [ghi]

.

Video liên quan

Chủ Đề