Chích mũi 2 bao lâu thì có kháng thể

Hỏi:

Cho em hỏi, em đã cho bé tiêm dịch vụ 6in1 mũi 1 xong, tuy nhiên mũi 2 không có nên phải chờ. Vậy mũi 2 cách mũi 1 hai tháng mới tiêm thì có sao không ạ?

Hồ Tiến [Đà Nẵng]

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về website. Với câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

vắc-xin 6in1 sẽ tiêm cho trẻ em từ 2 tháng đến dưới 24 tháng tuổi theo phác đồ 4 mũi vào 2, 3, 4, 18 tháng tuổi. Trẻ nên tiêm đúng theo lịch để đạt kháng thể tối ưu nhất bảo vệ trẻ.

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó không tiêm được [trẻ ốm, hết vắc-xin không có vắc-xin thay thế...] thì ta vẫn có thể tiêm muộn hơn lịch hẹn nhưng nên tiêm càng sớm càng tốt để bù mũi vắc-xin đã trễ nhé.

Như vậy, nếu hai tháng sau bé nhà bạn tiêm mũi 6in1 thứ 2 vẫn có thể được nhưng nếu không có vấn đề gì cần phải hoãn mũi vắc-xin 6in1 thứ 2 thì bạn nên tiêm mũi 2 sau mũi 1 là một tháng nhé.

Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Không ít người cho rằng, chỉ cần tiêm đủ 2 mũi vaccine, kháng thể sẽ giúp họ được bảo vệ suốt đời. Điều này có đúng hay không chúng ta cùng tham khảo đánh giá của chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Dịch Covid-19 được biết đến lần đầu tiên vào tháng 12/2019 và cho đến nay, cả thế giới đã chiến đấu với đại dịch Covid-19 trong gần 2 năm. Nhưng, các loại vaccine mới chỉ được cấp phép sử dụng khẩn cấp gần đây. Vì vậy, các chuyên gia chưa có đủ thời gian để theo dõi và kết luận về hiệu quả lâu dài của vaccine. 

Tuy nhiên, dựa trên thử nghiệm lâm sàng, các chuyên gia cũng bước đầu cho biết hiệu quả bảo vệ của từng loại vaccine. Cụ thể,

  • Đối với thử nghiệm trên vaccine AstraZeneca cho thấy, vaccine này có tác dụng bảo vệ con người ít nhất 07 tháng sau khi tiêm đủ hai mũi.
  • Đối với vaccine Pfizer, thử nghiệm cho rằng, nếu tiêm đủ hai liều vaccine thì hiệu quả bảo vệ có tác dụng ít nhất 06 tháng, thậm chí có thể lâu hơn.
  • Vaccine Moderna cũng cho thấy kết quả về hiệu quả bảo vệ cơ thể ít nhất 06 tháng. Trước đó, vào tháng 01/2021, Moderna tuyên bố vaccine của họ có thể thể kéo dài tác dụng trong 01 năm.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, vaccine ngừa Covid-19 có thể có tác dụng ít nhất trong 01 năm và vaccine này không thể bảo vệ bạn suốt đời như 01 số loại vaccine khác như vaccine phòng bệnh sởi…. Hầu hết, các hãng sản xuất vaccine hiện nay đều khuyến cáo, người dân phải tiêm phòng nhắc lại hằng năm như vaccine cúm mùa. Đồng thời, vaccine ngừa Covid-19 cũng chỉ chống lại được một số biến chủng nhất định.

Các chuyên gia cũng nhận định không có vaccine nào có tác dụng phòng bệnh 100%, nghĩa là kể cả khi tiêm đủ hai mũi, người dân cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp và nếu mắc bệnh, vaccine cũng giúp bảo vệ họ ít chuyển biến nặng hơn. Vì thế, người dân nên tiêm đủ mũi vaccine để có kháng thể phòng nhừa virus một cách tốt nhất.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 1900638367 hoặc tải app ISOFHCARE để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Người đã mắc Covid-19 có kháng thể trong bao lâu?

Kết quả xét nghiệm kháng thể tại những người từng mắc Covid-19 cho thấy, họ có khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ các dấu vết của mầm bệnh trong giai đoạn hồi phục, giúp tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị nhiễm Covid-19 trong tương lai.

Các nhà khoa học cho rằng, khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 03 - 05 tháng sau khi khỏi bệnh, sau đó, giảm dần theo thời gian.

Vì thế, tại Quyết định 4355, Bộ Y tế cũng xếp những người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 06 tháng vào đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Sau 06 tháng, họ vẫn được tiêm chủng để giảm nguy cơ tái mắc bệnh. Vậy những người có tiền sử bệnh có được tiêm vaccine hay không, bạn hãy tìm hiểu cụ thể TẠI ĐÂY nhé!

3. Có nên đi xét nghiệm kháng thể?

Xét nghiệm kháng thể Sars-CoV-2 áp dụng cho nhóm đối tượng có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không hoặc người được bác sĩ chỉ định xét nghiệm khi chẩn đoán nghi ngờ bị nhiễm hay đã bị nhiễm Covid-19, kết quả sẽ hỗ trợ chẩn đoán xem cơ thể có kháng thể nhiều hay ít và qua đó biết được đáp ứng sinh kháng thể của người bệnh. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa có khuyến cáo xét nghiệm kháng thể Covid-19 trên diện rộng, mà hiện nay mới chỉ có xét nghiệm định lượng kháng thể virus SARS-CoV-2 cho công tác điều trị và nghiên cứu cộng đồng.

Bởi tiêm vaccine cộng đồng mà xét nghiệm kháng thể, chắc chắn sẽ dẫn đến việc so sánh giữa vaccine này với vaccine khác, đồng thời chưa xác định chuẩn nồng độ trong xét nghiệm kháng thể và mỗi loại vaccine có thể giúp tạo ra lượng kháng thể khác nhau, nhưng ngoài kích thích sinh kháng thể thì vaccine còn kích hoạt miễn dịch qua trung gian tế bào, nhìn kháng thể cao chưa chắc đã tốt hơn và ngược lại. Do vậy, nếu xét nghiệm định lượng kháng thể để đánh giá khả năng một người đã đã được bảo vệ là chưa đủ căn cứ khoa học. 

4. Các biện pháp phòng ngừa vẫn vô cùng cần thiết

Vaccine ngừa Covid-19 bảo vệ mọi người khỏi lây nhiễm và mắc bệnh nghiêm trọng, đồng thời làm giảm đáng kể khả năng nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19, chúng ta vẫn có thể phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm tàng [dù với tỉ lệ rất nhỏ] từ các loại biến thể mới xuất hiện.

Một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể mắc Covid-19. Tình trạng lây nhiễm ở người đã được tiêm chủng đầy đủ được gọi là "lây nhiễm đột phá sau tiêm vaccine".

Ngoài ra, Covid-19 vẫn là mối đe dọa đối với người chưa được tiêm chủng. Một số người mắc Covid-19 có thể bị bệnh rất nghiêm trọng, khiến họ phải nhập viện, và một số người vẫn có các vấn đề sức khỏe kéo dài một vài tuần sau đó hoặc thậm chí lâu hơn sau khi bị nhiễm bệnh. Ngay cả những người chưa từng có triệu chứng khi bị nhiễm bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe kéo dài này.

Do đó, cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng Covid-19 như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và khử trùng các vật dụng hàng ngày…để bản vệ bản thân, người thân và cộng đồng. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Thuốc kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca được đánh giá là niềm hy vọng mới chống dịch Covid-19 khi cho hiệu quả tức thì, cung cấp trực tiếp kháng thể mang lại hiệu quả bảo vệ ngay vài giờ sau tiêm. Đặc biệt,  Evusheld có khả năng bảo vệ ít nhất 6 tháng chỉ sau 1 lần tiêm, hiệu quả ưu việt với những đối tượng dễ bị tổn thương bởi virus SARS-COV-2, kể cả biến thể Omicron.

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh

Evusheld [có tên định danh trong nghiên cứu là AZD7442] là hỗn hợp kháng thể đơn dòng được tạo thành từ 2 kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài tixagevimab [AZD8895] và cilgavimab [AZD1061]. Hiện Evusheld đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu đặc biệt tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu dự phòng trước phơi nhiễm [phòng ngừa] Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ cao như: người suy giảm miễn dịch hoặc không tiêm được vắc xin Covid-19…[1]

Theo thông tin từ hãng dược AstraZeneca, so với kháng thể truyền thống, Evusheld đã được tối ưu hóa bằng công nghệ độc quyền của AstraZeneca, giúp kéo dài thời gian bán hủy hơn gấp 3 lần và có khả năng bảo vệ ít nhất 6 tháng chỉ sau 1 lần tiêm bắp. Đồng thời, sự chỉnh sửa này cũng giúp thuốc tập trung với nồng độ cao ở niêm mạc vùng mũi hầu và giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như hiện tượng tăng cường phụ thuộc kháng thể đối với bệnh [antibody-dependent enhancement of disease].

Không giống như hầu hết các phương pháp điều trị Covid-19 khác, được áp dụng cho những bệnh nhân đã nhập viện để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng của bệnh, Evusheld là thuốc kháng thể đơn dòng duy nhất hiện nay sử dụng đường tiêm bắp và đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng pha 3, ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược, được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm với SARS-CoV-2.

Tên gọi “Evusheld” có nghĩa là “every shield”, thể hiện mong muốn của AstraZeneca khi cung cấp thêm 1 lớp khiên bảo vệ chống lại Covid-19 cho mọi người, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người không đủ điều kiện tiêm chủng, người có nguy cơ cao phơi nhiễm Covid-19 do môi trường sống và làm việc,…

Kháng thể đơn dòng [vắc xin thụ động] là các kháng thể [protein] được tạo ra trong phòng thí nghiệm, bắt nguồn từ một dòng tế bào lympho B của hệ miễn dịch và có ái lực cao với một yếu tố quyết định kháng nguyên [epitope] từ tác nhân gây bệnh để tạo ra hệ thống miễn dịch chống lại các mầm bệnh có hại, chẳng hạn như virus SARS-CoV-2.

Kháng thể đơn dòng áp dụng công nghệ hiện đại hơn, đáp ứng miễn dịch thụ động – kháng thể đã được tạo ra sẵn từ bên ngoài và khi vào cơ tạo ra hiệu quả bảo vệ ngay lập tức đối với virus gây bệnh thông qua các cơ chế:

  • Trung hòa các tác nhân gây bệnh, ngăn chúng xâm nhập vào tế bào khỏe mạnh
  • Opsonin hóa kháng nguyên để hỗ trợ thực bào
  • Hỗ trợ cho quá trình gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể
  • Kích hoạt bổ thể
  • Kháng thể đơn dòng được sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán như western blot hay hóa mô miễn dịch

Evusheld hoạt động nhờ trong thành phần có sự kết hợp của 2 kháng thể: tixagevimab và cilgavimab. Hai kháng thể này gắn vào 2 vị trí riêng biệt, không trùng lặp nhau trên protein gai của virus SARS-CoV-2, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào bên trong tế bào vật chủ [ngăn không cho protein gai tương tác với thụ thể ACE2 trên màng tế bào, dẫn đến virus SARS-CoV-2 không thể xâm nhập vào tế bào người]. Việc kết hợp cùng lúc 2 kháng thể đem đến tác dụng hiệp đồng và giảm tối đa nguy cơ đề kháng của các biến thể của virus SARS-CoV-2.

2 kháng thể thành phần của Evusheld có nguồn gốc từ tế bào lympho B do các bệnh nhân phục hồi sau nhiễm SARS-CoV-2 hiến tặng cho Đại học Vanderbilt, Mỹ. Trải qua quá trình sàng lọc từ hơn 1500 kháng thể, Đại học Vanderbilt đã chọn ra 2 kháng thể có hoạt lực mạnh nhất và có khả năng hiệp đồng. Hai kháng thể này đã được AstraZeneca mua lại bản quyền và tối ưu hóa bằng công nghệ độc quyền tiên tiến của mình, để tạo ra Evusheld.

Evusheld là hỗn hợp kết hợp của 2 kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài tixagevimab [AZD8895] và cilgavimab [AZD1061]

Evusheld là thuốc dự phòng và điều trị Covid-19 cho hiệu quả bảo vệ cao của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới AstraZeneca. Hướng đến những đối tượng dễ bị tổn thương và những người thường xuyên bị phơi nhiễm với virus, AstraZeneca đã nghiên cứu và phát triển liệu pháp kháng thể đơn dòng, được ví như một loại “vắc xin tức thì” người được tiêm sẽ có lượng kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể chỉ vài giờ sau khi tiêm. Hiện nay, AstraZeneca là một trong số ít tập đoàn dược phát triển thành công vắc xin và liệu pháp kháng thể đơn dòng phòng ngừa Covid-19.

Trước đó, Việt Nam cũng đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên toàn quốc từ giữa năm 2021. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên ký kết thành công Hợp đồng đặt mua 55 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca để khẩn cấp đáp ứng nhu cầu tiêm chủng thần tốc cho người dân, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Y tế. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, AstraZeneca được biết đến rộng rãi hơn và gắn liền với vắc xin. Tuy nhiên, tập đoàn dược này đã có bề dày lâu năm nghiên cứu, cung cấp các loại thuốc chất lượng cao và triển khai nhiều chương trình có ý nghĩa để nâng cao chất lượng điều trị các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, thận và chuyển hóa, hô hấp và tiêu hóa.

Công ty AstraZeneca [Anh – Thụy Điển] đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994. Đến năm 1999, Tập đoàn AstraZeneca toàn cầu được hình thành qua sự sáp nhập của hai công ty dược Astra và Zeneca [Vương quốc Anh]. Kế thừa thành tựu y học của hai quốc gia, cái bắt tay này đã giúp AstraZeneca phát triển lớn mạnh, gây dựng danh tiếng và hiện có mặt tại hơn 100 quốc gia. Tại Việt Nam, suốt 27 năm hoạt động, 27 năm qua, AstraZeneca đã đồng hành cùng Việt Nam trong chiến lược phát triển y tế bền vững, với mục tiêu giảm gánh nặng kép của các bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm.

Theo thống kê, có khoảng 2% dân số toàn cầu được xếp vào nhóm có nguy cơ cao không thể tạo ra phản ứng miễn dịch đầy đủ với vắc xin Covid-19, đó là những nhóm người có tiền sử dị ứng nặng với các vắc xin Covid – 19, những người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải như nhiễm HIV, những người đang được điều ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị, những người bị bệnh lý khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp đang được điều trị bằng các thuốc điều biến sinh học, những người đã được ghép tạng và đang được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép hoặc những người mắc các bệnh hệ thống đang được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid liều cao…,

Từ cuối năm ngoái đến nay, chính phủ Mỹ chỉ đặt mua được 1,7 triệu liều Evusheld, trong đó, 1,2 triệu liều sẽ được phân bổ trong 6 tháng đầu năm, 500 nghìn liều được phân bổ trong 6 tháng cuối năm. Do đây là loại kháng thể đơn dòng dự phòng và đặc biệt quan trọng với các đối tượng nguy cơ trong khi số lượng có giới hạn, do đó các liều kháng thể đơn dòng Evusheld được phân bổ theo dân số của từng bang và không ưu tiên bang nào đang cần nhất.

Tại một số bang ở Mỹ như Colorado, Massachusetts hay Washington đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm Evusheld. Do đó, nhiều bệnh viện đã phải lựa chọn hình thức quay xổ số để tìm ra bệnh nhân là người may mắn được sử dụng Evusheld trước.

Kháng thể đơn dòng là công cụ quan trọng trong “kho vũ khí” chống lại Covid-19, bên cạnh sự bảo vệ của vắc xin, góp phần sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Thuốc được kỳ vọng sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa và trị Covid-19 cho nhiều đối tượng hơn, đặc biệt người yếu thế, mang lại tác dụng bảo vệ kéo dài, được tối ưu hóa để có tác dụng bảo vệ ít nhất 6 tháng tháng chỉ sau một lần tiêm bắp. Hiện Evusheld đã được cấp phép tại Mỹ, Pháp và một số quốc gia khác.

Myron J. Levin – Giáo sư Nhi khoa và Y khoa, Trường Y của Đại học Colorado [Mỹ] và là một trong những chủ nhiệm chính của thử nghiệm PROVENT, cho biết: “Hàng triệu người ở Mỹ và trên toàn thế giới vẫn đứng trước nguy cơ nghiêm trọng từ Covid-19 bởi vì hệ miễn dịch của họ không tạo ra đủ đáp ứng miễn dịch, ngay cả sau khi được tiêm tất cả các liều vắc xin Covid – 19 được khuyến cáo. Evusheld là một lựa chọn mới, dễ dàng sử dụng và cung cấp sự bảo vệ lâu dài cần thiết, giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày”.

Ngày 18/11/2021, AstraZeneca đưa ra những phân tích mới trong 2 thử nghiệm lâm sàng pha III của loại thuốc mới có tên AZD7442 trên nhóm đối tượng nguy cơ cao cho thấy hiệu quả mạnh mẽ và khả năng phòng ngừa lâu dài với Covid-19, cụ thể:

  • Theo kết quả từ thử nghiệm pha III PROVENT [cho dự phòng trước phơi nhiễm] có sự tham gia của 5.197 người, AZD7442 giúp giảm 77% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng so với giả dược ở phân tích sơ bộ và 83% ở phân tích theo dõi sau 6 tháng.
  • Thử nghiệm riêng về điều trị ngoại trú TACKLE, pha III [n=903] đã chứng minh AZD7442 làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Covid-19 mức độ nhẹ-trung bình thành bệnh nặng hoặc tử vong [bất kể nguyên nhân nào] so với giả dược, cụ thể: giảm 50% nguy cơ tiến triển bệnh nặng hay tử vong ở bệnh nhân dùng AZD74442 trong vòng 7 ngày, giảm 67% nếu bệnh nhân sử dụng trong vòng 5 ngày và giảm 88% nguy cơ trên nếu bệnh nhân dùng trong vòng 3 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng.

Dữ liệu tiền lâm sàng mới nhất cũng cho thấy bộ đôi kháng thể này duy trì được hiệu quả trung hòa chống lại biến thể Omicron – là biến thể có tốc độ lây lan nhanh hơn, hiện đang chiếm ưu thế và gây lo ngại trên toàn cầu. Đặc biệt, sau 6 tháng theo dõi thử nghiệm về khả năng phòng ngừa cho thấy AZD7442 giúp giảm 83% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng, không ghi nhận trường hợp bệnh nặng hoặc tử vong nào trong nhóm sử dụng AZD7442.

Giáo sư Hugh Montgomery, chuyên ngành Hồi sức tích cực tại Đại học University College London, Vương quốc Anh cho biết: “Điều quan trọng là sau 6 tháng, mặc cho sự gia tăng của biến thể Delta, Omicron hiệu quả bảo vệ của AZD7442 vẫn được duy trì ở những người có nguy cơ cao và có khả năng không tạo ra phản ứng miễn dịch đầy đủ với vắc xin Covid – 19”.

Bên trong cơ sở nghiên cứu và sản xuất vắc xin của hãng dược phẩm AstraZeneca.

ĐƯỢC! Nghiên cứu cho thấy, cocktail kháng thể Evusheld dạng tiêm vẫn duy trì hiệu quả trung hòa đối với biến thể Omicron. Evusheld cho hiệu quả dự phòng và điều trị lên đến 83% sau vài giờ sau tiêm [đối với người chưa nhiễm bệnh], hiệu lực đối với tất cả biến chủng SARS-CoV-2, kể cả Omicron là 83%, làm giảm tải lượng virus sớm & giảm tải lượng đỉnh virus, giảm tỷ lệ mắc bệnh, biến chứng và tử vong. [2]

Các thử nghiệm độc lập do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] đánh giá hiệu quả của AZD7442 về khả năng trung hòa trên virus giả lập [pseudovirus] cho kết quả: Evusheld duy trì khả năng trung hòa Omicron [B.1.1.529] nhờ vào khả năng gắn kết không trùng vào các vị trí đột biến của biến thể mới như Omicron.
Số liệu cho thấy nồng độ ức chế tối thiểu 50% hoạt động virus [IC50] của AZD7442 là 171 ng/ml và 277 ng/ml trong 2 xét nghiệm đối chiếu, vẫn nằm trong phạm vi hiệu giá trung hòa đã được xác định ở người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó.

Một nghiên cứu khác từ Đại học Oxford ghi nhận AZD7442 vẫn duy trì khả năng trung hòa mạnh, độ nhạy thay đổi dưới 1000 lần đối với biến thể Omicron, khi hiệu quả trung hòa chỉ giảm 37,1 lần so với chủng ban đầu. Đồng thời, từ 4 kiểm độc lập bởi viêm Nghiên cứu Sức khỏe Hoa Kỳ ghi nhận nồng độ ức chế tối thiểu từ 147-247 MIC đã chứng minh hiệu lực trung hòa không thay đổi trên biến thể Omicron.

Evusheld [Tixagevimab kết hợp Cilgavimab] được chỉ định cho dự phòng trước phơi nhiễm Covid-19 ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên với cân nặng ít nhất 40kg, không nhiễm SARS-CoV-2 và không có tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 đã được xác định và:

  • Bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng do tình trạng bệnh lý hay do các điều trị ức chế miễn dịch và có thể không đáp ứng đầy đủ với vắc xin Covid-19.
  • Không thể tiêm bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng [ví dụ: dị ứng nặng] với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Các tình trạng gây suy giảm miễn dịch trung bình đến nặng:

  • Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực
  • Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.
  • Điều trị với chimeric antigen receptor [CAR]-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu [trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch].
  • Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng [vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..]
  • HIV tiến triển hay không điều trị [Bệnh nhân HIV có số lượng CD4

Chủ Đề