Chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ là gì

TPO - Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ là những chỉ đạo về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong từng thời điểm. Dưới đây là sự khác nhau giữa các nội dung chính trong các chỉ thị.

Trong bài viết dưới đây Công ty Luật ACC sẽ cập nhật chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và gửi tới quý khách hàng. Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin chi tiết về chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ.

Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ[ ảnh minh họa]

Chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ tương tự như Chỉ thị 15  và Chỉ thị 19 đều là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như việc tập trung đông người, khoảng cách an toàn tối thiểu, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, vận tải… trong những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội” bởi chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ được ban hành khi trong tình trạng dịch covid bùng phát trên toàn cầu và nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg được ban hành vào ngày 27/3/2020 trước đó.

Theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thì các ngành các cấp các địa phương phải nghiêm túc triển khai theo đúng sự chỉ đạo.

Chỉ thị số 16/CT-TTg được Thủ tướng Chính Phủ ban hành vào ngày 31/3/2020 với nội dung quy định về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, dưới đây Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng chi tiết nội dung chỉ thị 16 giãn cách xã hội như sau:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: 16/CT-TTgHà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu làm trên 72 vạn người mắc, gần 3,5 vạn người tử vong ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ở Việt Nam, số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội của đất nước.

Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần coi trọng sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, để tiếp tục chủ động ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã đề ra, nhất là Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, tuân thủ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau:

1. Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

2. Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], Quán bar Buddha [thành phố Hồ Chí Minh]; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm. Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Bộ và 2 Thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12 tháng 3 năm 2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình.

Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8 tháng 3 năm 2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp [cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú].

3. Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

4. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

5. Giao Bộ Y tế:

a] Chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.

b] Đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.

c] Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2020.

d] Tổ chức, sắp xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế.

đ] Xem xét, xử lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

6. Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiệm dương tính ở các địa phương, bảo đảm chính xác.

7. Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.

9. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.

10. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.

11. Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.

12. Bô Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân./.

Nơi nhận:– Ban Bí thư Trung ương Đảng;– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;– Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;– Văn phòng Trung ương Đảng;– Văn phòng Tổng Bí thư;– VP Chủ tịch nước,– VP Quốc hội;– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NC, KTTH, QHQT, QHĐP, TKBT, TH;

– Lưu: VT, KGVX [3b].Q.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Nhìn chung, có thể thấy chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ có những nội dung chính như sau:

  • Thứ nhất, người dân hạn chế tối đa việc ra ngoài trừ trong những trường hợp thực sự cần thiết.
  • Thứ hai, chỉ một số dịch vụ, cơ sở sản xuất được tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên cần phải đảm bảo công tác phòng chống dịch.
  • Thứ ba, cơ bản dừng hoạt động hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trừ một số trường hợp cụ thể.

Căn cứ quy định của chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thì Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu [như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…]; Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… vẫn được hoạt động bình thường.

Từ đó, có thể hiểu rằng những người làm việc trong những nơi như đã nêu trên thì vẫn có thể tiếp tục đi làm. Tuy nhiên phải tuân theo những quy định của chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ. Cụ thể:

  • Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động;
  • Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;
  • Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;
  • Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;
  • Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động [nếu có] đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Kể từ ngày 01/8/2021, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú đến khi hết giãn cách, trừ khi được chính quyền cho phép. Tuy nhiên, trừ những trường hợp được Chính quyền cho phép mới được rời khỏi địa phương về quê. Do đó, nếu bạn có nhu cầu về quê, bạn cần liên hệ ngay với Công an phường nơi bạn đang sinh sống, đề Công an Thành phố có phương án đưa đón bạn về quê và bàn giao cho địa phương.

Chỉ thị số  16/CT-TTg được Thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 31/3/2020.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 128 từ ngày có hiệu lực thi hành 11/10/2021 hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký.

Mục tiêu đặt ra của nghị quyết là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn; các địa phương có dịch bắt đầu lộ trình thích ứng an toàn; kiên trì thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới trong năm 2021.

Khi áp dụng hướng dẫn này, các địa phương sẽ tạm thời không áp dụng quy định của chỉ thị 16, 19. Trường hợp cần thiết áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, cao hơn hướng dẫn thì phải báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm: Thời Hạn Chỉ Thị 16 Theo Quy Định Của Pháp Luật.

Nội dung chính của chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ được tóm tắt ngắn gọn như sau:

– Cách ly toàn xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.

-Không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

– Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

– Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

– Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.

Theo đó, các ngành, các cấp, các địa phương cần nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng về các nội dung của chỉ thị.

Mức xử phạt vi phạm hành chính Chỉ thị 16/CT-TTg căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

Không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài khi không cần thiết : Mức phạt 3.000.000 đồng

Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh: mức phạt 3.000.000 đồng

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh CCovid19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh mức phạt là 20.000.000 đồng

Bán hàng hoám dịch vụ cao hơn giá niêm yết mức phạt là 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch mức phạt là 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch mức phạt sẽ là 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát xử lý y tế trước hi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19 là 30.000.000 đồng

Đưa lên mạng máy tính, mạng viên thông thông tin giả mạo, xuyên tạc về tình hình Covid-19 mức phạt 15 triệu đồng hoặc phạt tù đến 7 năm

Dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh mức phạt là phạt tù đến 7 năm

Trốn khỏi nơi cách ly ; không tuân thủ quy định về cách ly ; từ chối , trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly , cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng , chống dịch bệnh mức phạt lên tới 12 năm tù

Không khai báo y tế , khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền Covid – 19 cho người khác, mức phạt tù lên đến 12 năm

Thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng , chống Covid – 19 , gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng , chống dịch bệnh. Mức phạt tù lên đến 12 năm

Lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính, mức phạt tù lên đến 15 năm

Lợi dụng dịch bệnh đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc , vật tư y tế về phòng , chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác . Mức phạt tù lên đến 20 năm.

Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong Chỉ thị đã nêu: “…Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu…”

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

…”

Vì vậy, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg mà cá nhân có hành vi ra đường trong trường hợp không cần thiết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quý khách hàng có thể tham khảo : Giấy Phép Thông Hành, Xin Giấy Phép Thông Hành Chỉ Thị 16

Căn cứ quy định của chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thì Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu [như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…]; Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… vẫn được hoạt động bình thường. Do đó, ngân hàng vẫn được duy trì hoạt động trong điều kiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ.

Câu trả lời là người dân hoàn toàn vẫn được đi khám chữa bệnh như bình thường. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng thông báo và hướng dẫn người bệnh bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế thuận lợi nhất trên địa bàn, không phân biệt nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu

Theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thì các dịch vụ vận chuyển bằng xe máy, vận chuyển hàng hóa không chở người vẫn duy trì tùy vào từng khoảng thời gian và dựa theo tình hình diễn biến dịch bệnh. Tuy nhiên, các tài xế bắt buộc phải khai báo y tế và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

UBND TP.HCM đã có văn bản số 2360/UBND-KT về hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, trong thời gian tăng cường các biện pháp thực hiện giãn cách toàn xã hội tại thành phố. Do đó, đã mở lại dịch vụ bưu chính trong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính KT1, hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất đến người dân, doanh nghiệp, hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu; và di chuyển thuận tiện giữa các địa phương trong và ngoài thành phố.

Theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thì các hãng xe công nghệ như Grab, Be, Gojek sẽ không được chở khách trong thời gian cách ly xã hội.

Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thường bao gồm một số hàng hóa sau:

Về hàng hoá thiết yếu

Thực phẩm tươi sống, gồm thịt [các sản phẩm từ thịt], thủy sản [các sản phẩm từ thủy sản], rau, củ, quả [các sản phẩm từ rau, củ, quả], trái cây, trứng [các sản phẩm từ trứng]…

Hàng công nghệ phẩm: bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật. Sữa các loại, mì gói. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng…

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột [các sản phẩm từ bột, tinh bột]…

Các nhu yếu phẩm cần thiết khác, như thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, sản phẩm dùng rửa tay, tắm giặt, gội… Nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, gas, khí đốt…

Về dịch vụ thiết yếu

Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm [chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu]. Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng. Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu…

Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp [công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…]. Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.

Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương.

Căn cứ theo văn bản số 3396/SGTVT-QLVT của Sở GTVT ban hành về việc Hướng dẫn “Luồng xanh” vận tải ưu tiên cho phương tiện vận chuyển hàng hoá, vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông suốt 24h/24h tại các địa phương thực hiện áp dụng chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ thì theo đó xe tải vẫn được phép hoạt động nếu đáp ứng được những yêu cầu cụ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin của Công ty Luật ACC về Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ . Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến chỉ thị 16 của thủ tướng chính phủ. vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư theo các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail:

Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề