Chỉ số ldl c là gì

Chỉ số LDL – Cholesterol cao gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người. Có hiểu biết chính xác cũng như nắm bắt được nguyên nhân làm tăng mỡ xấu LDL là cách tốt nhất để bạn kiểm soát chỉ số này về mức tối ưu nhất.

1. Chỉ số LDL – Cholesterol là gì?

LDL – cholesterol còn được gọi là cholesterol xấu hay mỡ xấu, là một loại lipoprotein tỷ trọng thấp gây hại cho cơ thể. Khi LDL tăng lên sẽ tạo thành các mảng bám tích tụ trong thành mạch gây xơ vữa động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch. Khi cục máu đông vỡ ra sẽ gây tắc nghẽn mạch máu trong tim hoặc não, dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.

Hầu hết cholesterol trong cơ thể là mỡ xấu LDL, phần còn lại là lipoprotein tỷ trọng cao [HDL – cholesterol] có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, đưa LDL đến gan và đào thải ra ngoài.

: HDL – Cholesterol: Loại mỡ tốt cần cho sức khỏe con người

2. Chỉ số LDL – cholesterol bao nhiêu là cao?

Ngược lại với chỉ số HDL, LDL có giá trị càng thấp thì sẽ càng tốt cho cơ thể. Khi nồng độ LDL tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các vấn đề tim mạch liên quan.

Giá trị LDL – cholesterol Mức độ đánh giá Dưới 100mg/dL Tối ưu 100-129mg/dL Gần tối ưu/ trên tối ưu 130-159mg/dL Giới hạn cao 160-189mg/dL Cao \>190mg/dL Rất cao

Bảng đánh giá chỉ số mỡ xấu LDL – cholesterol

Giá trị trên có thể thay đổi tùy từng đối tượng theo tuổi tác, giới tính. Chẳng hạn, ở trẻ em, chỉ số LDL bình thường sẽ thấp hơn so với người lớn. Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên giữ LDL ở ngưỡng dưới 110mg/dL.

Chỉ số LDL – cholesterol thấp có sao không?

Trường hợp chỉ số LDL – cholesterol thấp không phải là vấn đề đáng lo ngại. Bạn không cần lo lắng khi LDL – C của mình thấp. Tình trạng này có thể gặp ở những người bị thiếu hụt lipoprotein di truyền, bệnh nhân cường giáp, viêm hoặc xơ gan.

3. Nguyên nhân tăng LDL – cholesterol

LDL tăng xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chính khiến LDL – C tăng có thể kể đến như:

3.1 Tăng LDL do chế độ ăn nhiều chất béo

Quá nhiều chất béo bão hòa trong đồ ăn, thức uống hàng ngày sẽ làm nồng độ LDL trong máu tăng cao. Các thực phẩm nhiều chất béo có thể kể đến như: Bơ sữa, trứng, thịt mỡ, nội tạng,…

3.2 Mỡ xấu tăng do cân nặng quá cao

Thừa cân khiến bạn mắc phải nhiều bệnh tật. Trong đó có rối loạn lipid máu. Theo nghiên cứu, cân nặng cao có xu hướng làm tăng mức LDL, giảm HDL và tăng mức cholesterol toàn phần.

3.3 LDL tăng do tuổi tác và giới tính

Tuổi càng cao, nồng độ LDL cũng có chiều hướng tăng theo. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ thường có mức LDL – C thấp hơn nam giới cùng độ tuổi. Nhưng sau tuổi mãn kinh, mức LDL có xu hướng tăng lên.

3.4 Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tăng LDL còn có thể xuất phát từ:

  • Di truyền trong gia đình.
  • Lười vận động.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích.
  • Tác dụng phụ của thuốc: steroid, thuốc huyết áp, kháng HIV/AIDS,…
  • Do bệnh lý: bệnh thận, tiểu đường, HIV/AIDS,…

4. Biến chứng khi LDL tăng cao

LDL dư thừa kết hợp cùng các chất béo có hại khác tạo thành mảng bám. Lâu ngày, các mảng bám tích tụ trong động mạch gây xơ vữa động mạch.

LDL – C cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch

Lúc này các động mạch trở nên cứng và hẹp dần, cản trở dòng máu lưu thông đến tim. Khi tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, đau tim hoặc đột quỵ. Người có LDL càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch càng lớn.

5. Xét nghiệm chỉ số LDL – cholesterol

Bác sĩ chẩn đoán LDL cholesterol cao thông qua xét nghiệm máu. Ngoài LDL, xét nghiệm máu cũng giúp bạn biết được các chỉ số khác như: cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL.

Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, bạn nên nhịn ăn từ 9-12h trước khi lấy máu. Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên kiểm tra định chỉ số mỡ máu kỳ 1-2 lần/năm.

6. Các phương pháp giúp cải thiện LDL – Cholesterol

Điều trị LDL tăng cao không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn yêu cầu người bệnh phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

6.1 Cải thiện chỉ số LDL bằng lối sống

Cải thiện chỉ số LDL cholesterol bằng lối sống lành mạnh bao gồm 3 phần:

– Ăn uống tốt cho tim mạch: một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim sẽ hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Nên ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm, các loại hoa quả và uống nhiều nước. Hạn chế đồ chiên rán, dầu mỡ.

– Kiểm soát cân nặng: giảm cân giúp bạn giảm đáng kể lượng LDL trong máu.

– Hoạt động thể chất: luyện tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Hạn chế tình trạng LDL tăng cao.

6.2 Sử dụng thuốc điều trị tăng LDL

Một số nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị tăng LDL có thể kể đến như:

  • Nhóm statin [HMG-CoA reductase inhibitors].
  • Nhóm acid Nicotinic [Niacin, vitamin PP].
  • Nhóm Resin [Bile acid sequestrants].
  • Thuốc ức chế hấp thụ Ezetimibe.

Đa số các loại thuốc này đều chuyển hóa qua gan. Chính vì vậy, trong thời gian sử dụng, người bệnh nên dùng thêm các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.

7. Kết luận chung

LDL cholesterol là một thành phần mỡ xấu của cơ thể, gây nên nhiều trình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, cần xét nghiệm mỡ máu thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Để đạt được và duy trì LDL ở mức tối ưu không phải là điều đơn giản. Đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc để cải thiện các chỉ số mỡ máu nói chung và LDL nói riêng. Tuy nhiên cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Chỉ số LDL

- Ở người lớn và người trưởng thành thì mức giá trị an toàn của chỉ số LDL là dưới 3,4mmol/L. Nếu chỉ số này vượt quá mức 4,1 mmol/L thì tức là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh huyết áp hay các bệnh về tim mạch. - Ở trẻ em, mức LDL thường thấp hơn so với người lớn, giá trị LDL tốt nhất nên nhỏ hơn 2,9mmol/L.

LDL

Đối với người trưởng thành thì giá trị LDL tốt nhất đó là dưới mức 3.4mmol/L. Khi chỉ số này vượt lên đến mức cao ơn 4.1mmol/L thì có nghĩa rằng bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Đối với đối tượng trẻ em thì hiện nay mức LDL nên có là dưới 2.9mmol/L.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao... Khi triglycerid máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerid, được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Chỉ số HDL và LDL bao nhiêu là bình thường?

HDL cholesterol là cholesterol tốt, vì thế nồng độ trong máu càng cao càng tốt, giá trị tối ưu là \> 60 mg/dL. LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Chủ Đề