Chỉ số ast trong hóa sinh là gì năm 2024

Trong cơ thể con người, gan đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng lại rất dễ tổn thương và gặp phải các tình trạng bệnh lý. Chính vì vậy, để bảo vệ lá gan của mình luôn khỏe mạnh, chúng ta nên định kỳ làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan như xét nghiệm AST.

1. Xét nghiệm AST là gì?

Chỉ số AST (hay còn gọi là GOT) là một loại enzym xuất hiện nhiều trong các tế bào gan và thận. Ngoài ra cũng xuất hiện số ít ở cơ tim và cơ bắp, não. Enzym này sẽ phóng thích vào máu nếu một trong các cơ quan đó bị tổn thương, hoặc khi có nhiều tế bào gan bị hoại tử.

Chỉ số ast trong hóa sinh là gì năm 2024

Chỉ số AST tăng cao phản ánh tình trạng tổn thương gan

Theo Bác sĩ Nguyễn Hà thì giới hạn bình thường của AST dao động từ 5 – 40 đơn vị trong 1 lít huyết thanh, nó được kí hiệu là U/L hoặc UI/L. Khi xét nghiệm, nếu chỉ số AST cao hơn giới hạn đó thì được xem như là cảnh báo về sự tổn thương gan.

2. Khi nào cần đến xét nghiệm AST?

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này nếu người bệnh có các dấu hiệu của việc tổn thương gan sau:

  • Vàng da và mắt
  • Mệt mỏi
  • Thể trạng yếu
  • Bụng chướng hoặc sưng
  • Mất cảm giác muốn ăn
  • Ngứa da
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phù nề ở chân và mắt cá chân
  • Bầm tím

Một số lí do khác:

  • Tiếp xúc với virus viêm gan
  • Uống nhiều đồ uống có cồn
  • Uống thuốc có nguy cơ gây tổn thương gan
  • Béo phì
  • Tiểu đường hoặc các hội chứng chuyển hóa
  • Đã từng bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Đánh gía quá trình điều trị bệnh gan

3. Chỉ số AST bất thường khi nào?

Chỉ số AST trong máu thường thay đổi và dao động từ 5 – 40 đơn vị trong 1 lít huyết thanh. Ngoài ra, AST thay đổi tùy theo giới tính, độ tuổi hoặc bị ảnh hưởng bởi những sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Hà, nếu chỉ số AST trong máu chỉ dao động đến một giới hạn nhất định, những nếu AST vượt quá giới hạn thì đó có thể là báo hiệu cơ thể có vấn đề về sức khoẻ và sự tổn thương bệnh lý tại gan.

3.1. Chỉ số AST bình thường

Đối với những người có gan hoạt động bình thường và khỏe mạnh thì chỉ số AST thường < 40 UI/L và được duy trì ổn định. Nếu kết quả xét nghiệm mà chỉ số AST trong máu tăng cao thì người bệnh cần được lưu ý. Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán, cũng như có phác đồ điều trị kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

3.2. Chỉ số AST tăng nhẹ

Theo Bác sĩ, nếu chỉ số AST tăng nhẹ khi chỉ số AST trong máu dưới 100 UI/L. Đây là dấu hiệu thường gặp ở các trường hợp, như viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, một số trường hợp vàng da tắc mật cũng làm chỉ số AST tăng lên ở mức nhẹ.

3.3. Chỉ số AST tăng vừa

Chỉ số AST được coi là tăng vừa khi AST trong máu không vượt quá 300 UI/L. Đây là dấu hiệu thường gặp trong tổn thương gan do người bệnh sử dụng quá nhiều rượu, bia.

3.4. Chỉ số AST tăng cao

(AST trong máu vượt quá 3000 UI/L): Thường gặp trong các trường hợp tổn thương, bệnh lý gây hoại tử tế bào gan (viêm gan do virus cấp hoặc mãn tính, trụy mạch kéo dài, gan bị tổn thương do hóa chất, thuốc độc,...).

Xét nghiệm AST là một loại xét nghiệm máu nhằm xác định nồng độ men AST trong máu, được sử dụng để đánh giá các tổn thương ở tế bào gan. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm này để xác định các bệnh về gan và theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Chỉ số ast trong hóa sinh là gì năm 2024

Xét nghiệm AST là một loại xét nghiệm máu nhằm xác định nồng độ men AST trong máu, được sử dụng để đánh giá các tổn thương ở tế bào gan

Chỉ số men AST là gì?

AST (aspartate aminotransferase) là một loại enzyme có nhiều ở các tế bào gan và thận, một lượng nhỏ khác tồn tại ở cơ tim và cơ bắp. AST còn có tên gọi khác là SGOT (glutamic-oxaloacetic transaminase).

Bình thường nồng độ AST trong máu rất thấp và được duy trì ở mức ổn định. Trong nhiều trường hợp bệnh lý ở gan, tim, cơ xương, thận sẽ giải phóng AST vào máu, làm cho nồng độ AST trong máu tăng cao.

Ý nghĩa của xét nghiệm AST

Xét nghiệm giúp xác định được nồng độ của AST trong máu. Trong máu người khỏe mạnh bình thường, nồng độ này ở khoảng 20 - 40 UI/L. Có sự khác biệt về nồng độ AST ở nam và nữ khi mà ở nam giới nồng độ này thường cao hơn.

Trong trường hợp men gan tăng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (<200 UI/L), người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Viêm gan mạn tính
  • Tổn thương lâu dài ở gan, xơ gan, sẹo gan
  • Tắc nghẽn ống mật

Chỉ số ast trong hóa sinh là gì năm 2024

Hệ thống vận chuyển mẫu xét nghiệm tự động tại Bệnh viện Gia An 115

Khi chỉ số men gan tăng cao (≥200 UI/L), thậm chí cao hơn 1000 UI/L, người bệnh có thể gặp một số vấn đề bệnh lý sau:

  • Viêm gan siêu vi cấp tính
  • Tổn thương gan do các chất độc như khói thuốc lá, các loại thuốc điều trị…
  • Suy gan, sốc gan
  • Trụy mạch lâu

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm AST

Xét nghiệm AST có thể được thực hiện như một xét nghiệm đánh giá chức năng gan trong các đợt khám bệnh định kỳ. Bạn cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm khi có các biểu hiện dưới đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đau vùng mạn sườn phải
  • Vàng da, nước tiểu có màu vàng, phân nhạt màu
  • Ngứa

Ngoài ra, nên chỉ định thực hiện xét nghiệm này cùng một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan khác cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan như:

  • Người nghiện rượu bia
  • Đối tượng có tiền sử nhiễm virus viêm gan
  • Có người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về gan
  • Đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng không tốt đến gan
  • Người bị thừa cân, béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể

Chỉ số ast trong hóa sinh là gì năm 2024

8 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn Click xem chi tiết

Những lưu ý khi đi xét nghiệm:

  • Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi đi xét nghiệm.
  • Nên ngưng sử dụng rượu bia và các loại thuốc điều trị trước khi đi xét nghiệm khoảng vài ngày.
  • Sau khi lấy máu xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh thao tác mạnh hoặc mang vác, xách các vật nặng.
  • Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh đục hoặc do một số thuốc, sản phẩm làm ảnh hưởng đến hoạt độ của men AST.

Nên làm gì khi kết quả xét nghiệm cho chỉ số AST cao?

AST là một trong những chỉ số giúp đánh giá tình trạng tổn thương gan. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào chỉ số này thì không thể đánh giá chính xác. Khi xét nghiệm AST cho kết quả tăng bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm liên quan để đưa ra kết luận, bao gồm:

  • Xét nghiệm ALT (Alanine aminotransferase). Tương tự như AST, chỉ số ALT tăng cao khi gan bị tổn thương, trong một số trường hợp chỉ số ALT phản ánh chính xác tình trạng tổn thương hơn so với AST.
  • Xét nghiệm GGT (Gamma glutamyl transferase).
  • Xét nghiệm ALP (Alkaline phosphatase).
  • Xét nghiệm Albumin, Bilirubin, tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT)...

Các xét nghiệm trên đây đều có thể kết hợp với xét nghiệm đánh giá AST để có thể chẩn đoán chính xác những bệnh lý nguy hiểm tại gan.

ThS. Nguyễn Cẩm Tú - Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Gia An 115

Chỉ số ast trong hóa sinh là gì năm 2024

Khoa xét nghiệm Bệnh viện Gia An 115 đạt chứng nhận Quốc tế ISO 15189:2012

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đa khoa tập trung vào các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Hô hấp, Thần kinh, Ung bướu, Nội tiết, Tiêu hóa, Thận - Tiết niệu, Lọc máu - Thay huyết tương, Chấn thương chỉnh hình, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Bệnh viện tọa lạc tại khu vực cửa ngõ miền Tây, là nơi ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, mang đến cho cộng đồng một dịch vụ y tế chuẩn mực cao.

Bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch và bệnh lý mạch máu não, điều trị ung thư với kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật nội soi, can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý Gan - Mật - Tụy, chấn thương chỉnh hình, siêu lọc máu… đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cao nhất cho bệnh nhân và người thân.

Bệnh viện đã thông tuyến Bảo hiểm y tế, tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi khám chữa bệnh ban đầu đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.