Cha để của phim hoạt hình là ai

Walt Disney là cái tên mà dường như cả thế giới đã không còn xa lạ. Người đàn ông này đã làm cho thế giới của trẻ thơ trở nên thật tuyệt vời với những thước phim hoạt hình “kinh điển” mà có lẽ những thế hệ nhà sản xuất phim sau này khó có thể nào vượt qua.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà sản xuất phim hoạt hình lừng danh thế giới Walt Disney trong bài viết sau đây nhé!

Walt Disney là ai?

Walt Disney sinh năm 1901, là “cha đẻ” của hãng phim hoạt hình Disney. Ông được cả thế giới tôn vinh bởi những cống hiến của ông đối với ngành công nghiệp sản xuất phim, nhất là đối với một thể loại khó như phim hoạt hình.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Walt Disney đã đóng góp cho nhân loại vô số những cải tiến trong việc làm ra các loại phim mới, thổi hồn cho mỗi nhân vật hoạt hình bằng những chuyển động nhịp ngàng và hiệu ứng âm thanh sống động; đưa thế giới của trẻ thơ đến gần hơn với những gì đẹp đẽ, kì diệu của thế giới cổ tích.

Tóm tắt tiểu sử

Walt Disney sinh ra ở Chicago và lớn lên ở Missouri trong một gia đình có 5 anh chị em. Mặc dù sự yêu thương và hạnh phúc là 2 yếu tố xây dựng nên thành công của thương hiệu Disney nhưng tuổi thơ của chính nhà sáng lập Disney lại hoàn toàn trái ngược lại khi cha ông Elias là một nhân vật độc đoán. Cách giáo dục của Elias với những đứa con luôn là đòn roi sau mỗi lần chúng làm gì sai trái. Tuổi thơ của Walt Disney và anh trai mình là chuỗi ngày “sống chung” với những trận đòn. Walt Disney chỉ có thể sống với một thế giới tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc qua những bức tranh, qua những nhân vật mà mình vẽ. Đó cũng chính là những hình dung ban đầu về “Dreamland” của nhà sáng lập Disney.

Thế chiến thứ 2 bùng nổ chính là một cơ hội giải thoát của Walt Disney. Ở tuổi 16, Walt Disney gia nhập Quân đoàn Chữ thập đỏ và được gửi đến Pháp để tham chiến. Quãng thời gian hoạt động trong quân ngũ, nhiều lần chứng kiến và đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, Walt Disney biết trân trọng cuộc sống hơn. Sau bao năm, ước mơ tạo nên một thế giới hạnh phúc của ông chưa bao giờ lụi tắt, nhưng những gì ông có thể làm vẫn chỉ là những bức vẽ bằng những hộp bút màu.

Sự nghiệp

– Sau khi chiến tranh kết thúc, Walt Disney xuất ngũ và học việc tại một Studio nghệ thuật Thương mại ở Thành phố Kannas.

– Năm 1920, Công ty đầu tiên “Smile-O-Gram Studio” chuyên sản xuất các bộ phim hoạt hình ngắn của Walt Disney được ra đời từ hầm gửi xe của ông với biết bao kì vọng của nhà sản xuất trẻ. Tuy nhiên, những sản phẩm đầu tiên của một công ty non trẻ đã không tìm được chỗ đứng giữa thị trường phim với vô vàn những sản phẩm được đầu tư công phu ngày đó. Thua lỗ triền miên khiến Walt phải bán cả căn hộ, làm mọi việc để mưu sinh và trải qua cuộc sống mòn mỏi của một người vô gia cư.

– Sau lần thất bại đầu tiên với vai trò là nhà sản xuất phim đó, Walt Disney đã khăn gói cùng 40 USD tới Los Angeles để thử sức với nghiệp diễn nhưng thành công vẫn không mỉm cười với người đàn ông này.

– Nhận thấy ở California vẫn chưa có bất kì xưởng phim hoạt hình nào mà niềm đam mê với phim hoạt hình của Walt Disney vẫn còn đó, ông đã thuyết phục anh trai mình cùng đến miền Tây nước Mỹ để lập nghiệp. Thành công lớn đầu tiên của Walt Disney chính là việc tạo ra nhân vật chú thỏ may mắn Oswald nhưng rồi lại để mất bản quyền sáng tạo. Thay vì vướng vào những tranh chấp pháp lý để đòi lại bản quyền, Walt Disney đã chọn cách bắt đầu lại. Trên chuyến tàu trở về California, ông đã tạo ra một nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất của trẻ em trên toàn thế giới cho đến tận bây giờ – chú chuột Mickey.

– Sau nhiều năm sống cơ cực và làm việc chăm chỉ để trả nợ, từ cuối những năm 1920, Walt Disney cuối cùng đã đưa Chuột Mickey lên phim và tìm đường để nhân vật này nổi tiếng. Thế nhưng, con đường ấy không hề dễ dàng khi ông bị hơn 300 ngân hàng từ chối cho vay vốn. Khi nhận được cái gật đầu từ một ngân hàng duy nhất thì ông lại để mất một nhà làm phim hoạt hình giỏi nhất của mình. Walt Disney đã phải bán chiếc ô tô thể thao yêu quý của mình để duy trì việc kinh doanh.

– Mặc dù Chuột Mickey đã thành công từ lần công diễn tại Thành phố New York ngày 18/11/ 1928 nhưng cuối cùng, năm 1930, sau 7 năm ở Hollywood, Walt Disney đã đầu hàng và bán xưởng phim, chấp nhận bắt tay với hãng chiếu bóng Columbia về việc phân phối phim với giá 7000 USD/ bộ phim nhưng Disney là công ty giữ bản quyền. Sau lần hợp tác này, vào năm 1930, Chuột Mickey đã nổi tiếng khắp thế giới.

– Về phần Walt Disney, sau thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, ông đánh dấu sự trở lại thị trường phim của mình với một ý tưởng táo bạo. Ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài tập Bạch Tuyết và bảy chú lùn năm 1937 phá đảo các phòng vé nhưng lại không mấy thành công ở những bộ phim tiếp theo: pinocchio [1940], Fantasia [1940], Bambi [1942]

– Đối mặt với khoản nợ 4 triệu USD và vô vàn những trở ngại khác, Walt Disney đã học cách đa dạng hóa công việc kinh doanh của mình bằng cách chuyển sang truyền hình dẫu biết rằng áp lực để sinh tồn ở màn ảnh rộng là không hề nhỏ.

Với sự thành công của các chương trình truyền hình như Câu lạc bộ chuột Mickey và Davy Crockett, Walt Disney đã có bệ phóng để cho ra mắt dự án lớn nhất của mình: Disneyland. Công viên Disneyland khai trương năm 1955 tại Anaheim, California mới đầu đã không gặp thuận lợi ngay những ngày đầu nhưng sự kiên trì của Walt Disney đã khiến công viên Disney nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút khách du lịch, được mệnh danh là vùng đất hạnh phúc nhất thế giới, là hiện thân của những gì mà Walt Disney mong ước bấy lâu.

Với sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ, Walt Disney hoàn toàn xứng đáng với những thành quả trên. Xin được mượn lời của chính Walt Disney để gửi đến một thông điệp về sự thất bại trong cuộc sống: “Tất cả những nghịch cảnh tôi gặp phải trong cuộc đời, tất cả những rắc rối và trở ngại, đã củng cố sức mạnh của tôi. Bạn có thể không nhận ra điều đó khi nó xảy ra nhưng có thể “cú đá vào răng” đó chính là điều tốt nhất trên thế giới dành cho bạn”

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Hoạt hình là một trong những thể loại phim được rất nhiều các bạn nhỏ yêu thích. Phim hoạt hình có cốt truyện, có nội dung và có nhân vật. Tuy nhiên nhân vật của thể loại phim này không phải là người thật đóng mà đơn giản là được các họa sĩ vẽ ra theo trí tưởng tượng của mình. Nhân vật chính của phim hoạt hình có thể là con người cũng có thể là động vật hoặc các sự vật, hiện tượng khác nhau. Vậy phim hoạt hình ra đời như thế nào? Bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới có tên là gì? Hãy cùng 24h Thông Tin tìm hiểu về lịch sử của phim hoạt hình.
 


 

Phim hoạt hình là gì?

Phim hoạt hình hay còn được gọi là phim hoạt họa. Thể loại phim này sử dụng ảo ảnh quang học về sự di chuyển từ nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu liên tiếp. Người ta sẽ sử dụng máy tính hoặc chụp từng hình ảnh tĩnh đã vẽ, đã tô màu đồng thời chụp từng cử chỉ nhỏ của mô hình. Tiếp theo, các hình ảnh này sẽ được chụp bằng một máy quay phim hoạt hình chuyên nghiệp. Khi các hình chụp này được ghép và chiếu liên tiếp với nhau trên màn hình, chúng sẽ tạo nên ảo giác về các cử động được chuyển động liên tục. Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh.
 


 

Theo quá trình trên, một bộ phim hoạt hình sẽ được tạo ra. Để hoàn thành một tác phẩm đòi hỏi người thực hiện phải tốn rất nhiều công sức và chịu đựng được sự dai dẳng của những công việc tẻ nhạt. Hiện nay nhờ có sự phát triển của công nghệ, quá trình sản xuất phim hoạt hình trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Cũng chính vì vậy mà đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều các hãng sản xuất phim hoạt hình đang hoạt động.

Lịch sự ra đời và phát triển của phim hoạt hình

Winsor McCay, cha đẻ của phim hoạt hình đã từng chia sẻ, để có được thành công trong lĩnh vực nghệ thuật này cần phải có tính sáng tạo và sự kiên trì. Bên cạnh đó, phim hoạt hình có những đòi hỏi rất khắt khe do không giống với bất kỳ thể loại nghệ thuật nào khác. Ở phim hoạt hình, tính sinh động và hấp dẫn phải được đặt lên hàng đầu. Ông cũng cho biết, đã từng có rất nhiều đạo diễn phối hợp với một tập thể ekip chỉ để hoàn thành một bộ phim hoạt hình dài vỏn vẹn 5 phút. Theo nhà nghiên cứu Michael Crandol, ban đầu phim hoạt hình được làm với mục đích đề cao tính sáng tạo của một loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, phim hoạt hình còn mang cả tính thương mại. Vậy bên cạnh giá trị thương mại, tính nghệ thuật của phim hoạt hình còn được duy trì hay không? Ông Winsor McCay cho rằng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính cách thức của nhà sản xuất hơn là bản thân đạo diễn. Trải qua một quá trình dài phát triển, thể loại phim hoạt hình đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Cùng nhìn lại xem lịch sử ra đời của phim hoạt hình như thế nào qua những mốc thời gian quan trọng:

Năm 1911: Phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới được sản xuất. Tuy nhiên phải đến năm 1914, khán giả mới biết đến sự xuất hiện của thể loại này thông qua bộ phim "Gertie the Dinosaur" của nhà sản xuất John Bray.
 


 

► Năm 1919: Nhà sản xuất Messmer đã tạo ra bước ngoặt đối với phim hoạt hình bằng hình ảnh chú mèo hoang Felix. Nếu như trước đó, khán giả chỉ có thể xem “Gertie the Dinosaur” một lần duy nhất thì với “ Mèo hoang Felix” khán giả có thể xem đi xem lại nhiều lần tùy thích với một công nghệ mới. Điều này đã mang đến cho studio Pat Sullivan một khoản thu kếch xù lên đến hàng triệu USD trong nhiều năm liền. Lúc này, người ta bắt đầu tính đến chuyện trả lương cho các nhà sáng tạo như Messmer. Tuy nhiên Messmer lại là một người điềm tĩnh, không tính toán cũng không đòi hỏi gì ở ông chủ. Chính vì vậy khi nhắc đến hình ảnh mèo hoang Felix, người ta chỉ biết đến cái tên Pat Sullivan.
 


 

► Năm 1923: Studio Walt Disney được thành lập tại New York. Tuy nhiên hãng này chỉ đạt được thành công rực rỡ với hình ảnh Chuột Mickey trong loạt phim hoạt hình Steamboat Willie. Thậm chí các nhà sáng tạo ra hình ảnh chuột Mickey còn được xếp ngang hàng với những tên tuổi nổi tiếng trong làng hội họa thời bấy giờ. Ở giai đoạn này, tính thương mại của phim hoạt hình được thể hiện rất rõ.
 


 

► Năm 1928: Studio Walt Disney chuyển đến đóng tại Hollywood, sau đó đến California. Cũng trong thời gian này, hai hãng sản xuất khác là Warner Bros và MGM nắm bắt được thành công vang dội của Studio Walt Disney nên cũng chuyển sang sản xuất và kinh doanh phim hoạt hình. Không lâu sau, cả ba studio này trở thành các hãng làm ăn phát đạt trong lĩnh vực đầy mới mẻ này.

► Đầu những năm 30 - 40 của thế kỷ XX: Hàng loạt bộ phim hoạt hình được sản xuất và bắt đầu tăng cường thêm những yếu tố như màu sắc, âm thanh để tạo nên sự sinh động, hấp dẫn. Những tác phẩm có thể kể đến đó là: "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" [1937], "Pinocchio" [1940], "Fantasia" [1940].
 


 

► Vào những năm 60 của thế kỷ XX: Mốt xem phim hoạt hình trở nên thịnh hành tại Mỹ. Lúc này các rạp chiếu phim không chỉ có trẻ em mà ngay cả người lớn cũng đổ xô đến để xem hoạt hình. Cũng nhờ vậy mà tên tuổi của hai đạo diễn Bill Hanna và Joe Barbara [MGM] nổi như cồn với phim hoạt hình "Tom và Jerry". Đáng tiếc là trong vòng 20 năm làm việc cùng nhau tại hãng MGM họ đã không sáng tạo thêm một nhân vật hoạt hình nào khác.
 


 

► Thập kỷ 80 của thế kỷ XX: Disney và Warner Bros bước vào thương trường với tư cách là những nhà kinh doanh thực thụ thay vì là nhà phục vụ nhu cầu giải trí như trước đây. Duck Tales [1986 - Walt Disney] và Tiny Toon Adventures [1989 - Warners Bros] thực sự là những thành công lớn của hai nhà sản xuất phim hoạt hình hàng đầu lúc bấy giờ.
 


 

► Đầu những năm 90 của thế kỷ XX: Sự suy thoái về kinh tế đã làm ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư sản xuất phim hoạt hình. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, bộ phim hoạt hình “Người dơi” được sản xuất tạo nên đột phá để đảm bảo sự tồn tại của ngành.
 


 

Trên đây là một số thông tin để giải đáp vấn đề thắc mắc phim hoạt hình ra đời như thế nào mà nhiều bạn đọc còn đang băn khoăn. Hiện nay trên thị trường có vô số các tác phẩm phim hoạt hình của nhiều hãng sản xuất khác nhau được giới thiệu đến với khán giả. Lúc này yếu tố nghệ thuật vẫn được coi trọng. Lý do là vì hầu hết những tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc mới để lại dấu ấn và được khán giả đón nhận. Chính vì vậy những tác phẩm phim hoạt hình càng có tính nghệ thuật thì giá trị thương mại càng cao.

Video liên quan

Chủ Đề