Cây trượng là gì

Ý nghĩa cây Tích trượng trong Phật giáo

Tích Trượng là một trong 18 pháp khí của nhà tu hành Phật giáo. Thời xưa, chư Phật và đệ tử đi khất thực, thuyết pháp thường mang theo cây tích trượng. Với ý nghĩa là để dẹp trừ những chướng ngại vô minh làm trở ngại bước chân của các Ngài.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Tích Trượng là một trong 18 pháp khí của nhà tu hành Phật giáo. Thời xưa, chư Phật và đệ tử đi khất thực, thuyết pháp thường mang theo cây tích trượng. Với ý nghĩa là để dẹp trừ những chướng ngại vô minh làm trở ngại bước chân của các Ngài.

Tích trượng tiếng Phạn là Khakhara [Khiết khí la], Khích Khí La, cũng dịch là Thanh trượng, Minh trượng. Trí trượng, Đức trượng, Kim tích trượng là một trong những pháp khí của Phật giáo. Khi còn tại thế, Đức Phật giải thích Tích trượng: Tích có nghĩa là Khinh, có nghĩa là nhờ chiếc gậy đức hạnh và trí tuệ nầy mà phiền não được nhẹ đi và sớm ra khỏi cảnh sinh tử luân hồi. Tích cũng có nghĩa là Minh, nghĩa là được trí huệ sáng suốt, là hết khổ não.

Trên đầu tích trượng sở dĩ có 12 vòng khoan là biểu trưng cho Thập nhị nhân duyên mà Đức Phật giác ngộ được để chứng thành đạo quả. Từ đó, Ngài đem Thập nhị nhân duyên để giáo hóa chúng sinh vì muốn mọi người đều được giác ngộ đạo lý như Ngài.

12 vòng khoan trên đầu Tích trượng biểu trưng cho Thập nhị nhân duyên mà Đức Phật giác ngộ được để chứng thành đạo quả

Địa Tạng Vương Bồ Tát tay phải cầm Tích Trượng để biểu dương sức mạnh của Chánh Pháp. Năng lực của Tích Trượng là tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, dùng chánh pháp chuyển hóa tâm địa con người đầy tham lam, hận thù, đố kỵ, si mê mù quáng có thể thức tỉnh kịp thời. Còn tay trái Ngài nắm hạt minh châu là tượng trưng cho trí tuệ. Vì muốn phá vô minh cần phải có trí tuệ, một khi có trí tuệ chiếu sáng thì vô minh không còn. Đầu mối của Thập nhị nhân duyên là vô minh nên 12 vòng khoan là tượng trưng cho vô minh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát tay phải cầm Tích Trượng để biểu dương sức mạnh của Chánh Pháp

Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã dùng tích trượng để đi vào địa ngục hướng dẫn cho thập loại chúng sinh đang bị đọa trong địa ngục được hiểu rõ chánh pháp và được giải thoát lên các cảnh giới sung sướng hơn hay trực chỉ đến cảnh giác ngộ thành Phật. Mỗi khi ngài vào trong địa ngục, ngài dùng tích trượng gõ xuống đất thì các cửa ngục được mở ra, cho nên trong kinh có day: Chấn khai địa ngục chi môn.

Tích trượng có hình dáng của bông hoa sen nở thơm tho thanh khiết, kết tụ của sự giác ngộ giải thoát, hoa sen đều từ gốc bùn tanh. Mục đích của người tu là phải có chánh pháp, hiểu tận tường thấu đáo, thực hành đúng theo lời Phật dạy.

Tích trượng có hình dáng của bông hoa sen nở thơm tho thanh khiết, kết tụ của sự giác ngộ giải thoát, hoa sen đều từ gốc bùn tanh.

Nhà tu hành tay cầm tích trượng du hóa khắp nơi, gọi là Phi trượng, Tuân trượng. Dựng trụ ở một nơi nào thì gọi là Lưu tích, Quải tích.

Quyển luật Sa di và Sa di ni, bản dịch Hòa Thượng Thích Trí Quang năm 1973, trang 991, 992 có bài Xuất tích trượng [lấy tích trượng], hay cầm tích trượng.

Chấp trì tích trượng

Ðương nguyện chúng sanh

Thiết đại thí hội

Thi như thật đạo

Án na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật thế, na dạ bát nãnh hồng phấn tra.

Nghĩa:

Tay cầm tích trượng

Nên nguyện chúng sanh

Thiết hội đại thí

Chí đạo như thật

Án na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật thế, na dạ bát nãnh hồng phấn tra.

Ngày nay trong các lễ tang lớn nhỏ, trường hợp tang chủ có thỉnh chư Tăng quang lâm chứng minh, chư Tăng sám chủ thuyết minh sinh, nói lại lịch sử, lai lịch của người đã mất, tống táng đưa linh, quý Ngài có sử dụng tích trượng để Dẫn vong trước khi động quan. Ðây là thuộc pháp sự đạo tràng, rất có ý nghĩa trong Nghi lễ Phật giáo; đồng thời cũng giúp cho tang chủ có niềm tin Phật pháp mà vào đạo, quy y Tam bảo. Hình ảnh vị sám chủ cầm tích trượng Dẫn vong tiếp dẫn vong hồn siêu sinh an lạc quốc trở thành truyền thống và làm cho Phật giáo rất gần gũi với xã hội.

Minh Chính [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề