Cây guột là gì

Theo y học cổ truyền, dược liệu Guột cứng Ðọt non ăn được. Nước chiết lá có tính kháng sinh. Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn. Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun.

Guột cứng, Vọt, Cỏ đế, Ràng ràng - Dicranopteris linearis [Burm. f.] Underw, thuộc họ Guột - Gleicheniaceae.

Mô tả: Dương xỉ có thân rễ có lông nâu. Lá cao đến 1m, xẻ 3 hay 4 lần. Mỗi đoạn mang về mỗi phía cạnh gốc, về phía ngoài một lá lược phụ, như lá kèm, không chẻ ra gập xuống các cành tận cùng không kèm theo loại lá lược này. Các đoạn bậc cuối hình dải, dài khoảng 2cm, rộng 2mm, ở cuối tròn, có mép nguyên, cuốn lại, dai, mặt dưới màu mốc mốc nhiều hay ít. ổ túi có 7-8 túi bào tử.

Bộ phận dùng: Thân rễ, Chồi lá - Rhizoma et Gemma Dicranopteridis.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rất phổ biến trên các savan cỏ và savan cây bụi ở nhiều nơi khắp cả nước. Loài này ít biến đổi, có nhiều thứ và dạng trung gian. Có khi được nhập chung vào loại Guột - Dicranopteris dichotama [Thunb.] Bernh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðọt non ăn được. Nước chiết lá có tính kháng sinh. Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn. Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun.

Họ Guột [Gleicheniaceae] là một họ thực vật thuộc ngành Dương xỉ.

Họ Guột

Loài Diplopterygium pinnatum

Phân loại khoa họcGiới [regnum]PlantaeNgành [divisio]PteridophytaLớp [class]Pteridopsida /
 Polypodiopsida [Vẫn còn bàn cãi]Bộ [ordo]GleichenialesHọ [familia]Gleicheniaceae
[R.Br.] C.PreslPhân họ

Gleichenioideae

Stromatopteridaeae

Danh pháp đồng nghĩa

Dicranopteridaceae

Stromatopteridaceae

Được ghi nhận bao gồm 2 phân họ và chứa 6 chi với 136 loài được ghi nhận cho tới hiện tại[1]:

  • Dicranopteris - Tế
  • Diplopterygium - Guột leo
  • Gleichenella
  • Gleichenia - Guột
  • Hicriopteris
  • Sticherus

Các chi chưa rõ ràng

  • Acropterygium
  • Calymella
  • Gleicheniastrum
  • Mertensia
  • Mesosorus
  • Stromatopteris

  1. ^ //www.theplantlist.org/1.1/browse/P/Gleicheniaceae/

  •   Dữ liệu liên quan tới Gleicheniaceae tại Wikispecies

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Họ_Guột&oldid=68466796”

 Chào bạn gọc mai 
Cám ơn bạn đá đặt câu hỏi về mái lá guột ,guột là cây thân gỗ vỏ cứng được nhiều kỹ sư lựa làm mái lá ,chống nóng và không có mối mọt ,tuổi thọ tương đối cao ,trên 40 năm ,lợp guột mát chống nóng tốt ,guột lợp mái đẹp bền hơn bất cứ loại lá nào ,guột mọc trên rừng núi ở phía bắc rất nhiều ,ruột guột làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị cao ,sau đây là một vài hình ảnh về cây guột ,mời bạn ngọc mai và quý khách xem ,mọi chi tiết xin liên hệ với nội thất tre việt 


Vỏ guột trang trí 

Vỏ guột dùng lợp mái nhà 

Guột bền đẹp không mối mọt 

Guột được xuất khẩu đi trung quốc rất nhiều 


Cung cấp guột vọt Toàn Quốc 

Qúy khách có nhu cầu mua bán Guột xin liên hệ với nội thất tre việt ,đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên Alo cho chúng tôi .Thanks


Giành giải nhì khởi nghiệp Mỹ từ loài cây mọc hoang

“Trong những chuyến đi thực địa, hình ảnh phụ nữ và em bé vùng cao gùi từng bó guột to trên lưng về đun nấu đã ám ảnh tôi. Chính hình ảnh này đã thôi thúc, làm tôi nảy ra ý tưởng đầu tiên đó là làm viên nén nhiên liệu từ loài cây dại này.

Đây là một loại năng lượng sinh học giúp người dân dùng làm chất đốt thay cho gỗ củi để đỡ vất vả hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tiếp theo, tôi cùng nhóm nghiên cứu Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất phát hiện ra những đặc tính ưu việt của loài cây mọc hoang này, để có thể làm thành một sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, được ví như “vàng đen” của nhân loại. Đó chính là than hoạt tính”, ThS Mai Thị Nga bắt đầu câu chuyện về quá trình nghiên cứu, “niềm say mê bất tận” của mình về cây guột.

Nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa bên trong người phụ nữ này là nội lực mạnh mẽ.

Đặc tính ưu việt của loài cây mọc hoang đó, theo ThS Mai Thị Nga, đó là sự tinh khiết. Cây guột thuộc nhóm họ dương xỉ, sống ở nơi đất trống đồi trọc, nghèo kiệt chất dinh dưỡng. Nghiên cứu về thành phần hóa học của cây cho thấy, cây có hàm lượng carbon cao và không chứa nhiều tạp chất, đặc biệt là các kim loại độc hại như thủy ngân, chì, crom...

Về thành phần cấu trúc, cây giàu hệ vi mao quản, phù hợp sản xuất than hoạt tính khi khả năng hấp phụ cao.

ThS Mai Thị Nga cho biết, dự án chế tạo Than hoạt tính hiệu năng cao từ cây guột ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm khởi nguồn từ các thí nghiệm tiền đề tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất, Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cây guột - loài cây mọc hoang bạt ngàn trên các đồi núi trọc.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về than hoạt tính sử dụng nguồn nguyên liệu là cây guột với những đặc tính vượt trội so với các loại nguyên liệu đã được nghiên cứu trước đó.

Vượt qua 14 đội tham gia, với đội ngũ giám khảo khắt khe, Dự án đã đoạt giải Nhì chung kết cuộc thi Khởi nghiệp vì môi trường của Đại Sứ quán Mỹ vào tháng 8/2018. 

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí uy tín trên thế giới trong hệ thống ISI/Scopus [European Journal of soil Science, Soil Use and Management, Journal of Water Process Engineering, Coiioids and Surfaces A].

“Guột là loài cây mọc nhanh và lan thành thảm lớn nên người dân thường hay đốt nương dọn đi để lấy đất trồng trọt. Chế tạo cây guột thành than hoạt tính hiệu năng cao không những có thể tận dụng được hiệu quả quà tặng ưu đãi thiên nhiên ban tặng mà còn hạn chế được những rủi ro do ảnh hưởng môi trường từ việc người dân đốt nương làm rẫy.

Đặc biệt, khi dự án đi vào hoạt động  sẽ hình thành những vùng nguyên liệu. Như vậy, sẽ tạo sinh kế cho người dân và còn có ý nghĩa cả về mặt kinh tế xã hội nữa”, ThS Mai Thị Nga chia sẻ.

Dự án chế tạo Than hoạt tính hiệu năng cao từ cây guột khởi nguồn từ các thí nghiệm tiền đề tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia Hà Nội].

Phụ nữ làm khoa học khó gấp nhiều lần

Những thành công bước đầu đã động viên ThS Mai Thị Nga và nhóm nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên, đã có rất nhiều lúc chị nản lòng, thậm chí muốn bỏ cuộc.

Nhà cách trường gần 50km, ngày nào ThS Mai Thị Nga cũng “lênh đênh” hai chặng trên xe bus từ 3,5 – 4 giờ. Thường 6h, có khi 6h30 mới về đến nhà.

“Luôn là người đi sớm, vẫn là người đến muộn. Cố gắng hoàn thành công việc để về sớm nhưng đến nhà thì cũng là khi trời tối. Hai đứa con đều còn nhỏ. Cứ tới 4h30 chiều, trong khi mọi người trong phòng thí nghiệm vẫn còn đang loay hoay với công việc, thì mình mắt đã bắt đầu vội vàng chuẩn bị ra bắt xe bus để về rồi.

Quãng đường ngồi trên xe luôn là khoảng thời gian nóng lòng và sốt ruột chỉ mong xe chạy thật nhanh để về nhà”, ThS Nga chia sẻ.

May mắn có được gia đình ủng hộ hết lòng, đặc biệt là sự hỗ trợ từ người bạn đời, luôn thấu hiểu, chia sẻ và động viên vợ trong cuộc sống lẫn công việc, tuy nhiên theo ThS Mai Thị Nga, phụ nữ làm khoa học khó hơn gấp nhiều lần.

Người ta thường nói, đứng sau thành công của một người đàn ông có bóng dáng của một người phụ nữ. Nhưng với người phụ nữ, dù gia đình có ủng hộ tới bao nhiêu, thì một gia đình cũng vẫn không thể thiếu bàn tay chăm sóc của người vợ, người mẹ. Làm sao cùng một lúc đảm bảo được tròn vai cả trong công việc lẫn trong gia đình là một bài toán khó.

Cả một ngày làm việc mệt nhoài ở trường, tối về chăm sóc cho gia đình nhỏ, đến đêm, khi chồng con ngủ say, lại âm thầm bật đèn tiếp tục công việc nghiên cứu, làm luận án tiến sĩ. Nếu là một thời gian ngắn thì không sao, nhưng lặp đi lặp lại và kéo dài thì thật sự là một áp lực.

“Có những khi làm tới hàng trăm thí nghiệm nhưng lại thất bại hoặc kết quả không như mong muốn, lại quay về vạch xuất phát. Có nhiều lúc rất buồn, nản, áp lực và muốn bỏ cuộc, nhưng làm khoa học là vậy”, ThS Mai Thị Nga tâm sự.

Tuy nhiên, cho đến tận thời điểm này, sau hai năm, dự án vẫn tiếp tục và nghiên cứu vẫn phát triển.

ThS Mai Thị Nga bên cây guột -  nguyên liệu sản xuất "vàng đen" của nhân loại.

Có được những điều đó, theo ThS Mai Thị Nga, ngoài sự ủng hộ từ gia đình, chị may mắn vì có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các em trong tổ soil lab và các thầy cô trong bộ môn.

Và kỷ niệm khiến ThS Mai Thị Nga nhớ mãi là khi tham dự cuộc thi ở Đại Sứ quán Mỹ, với 3 tạ guột nguyên liệu được lấy về từ Thái Nguyên. Guột được phơi kín cả sân trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia Hà Nội].

Hình ảnh các em thay nhau phơi, thu rồi nghiền, để kín cả phòng lab của bộ môn khiến ThS Mai Thị Nga không bao giờ quên được và biết ơn các em vô cùng.

Cùng người thầy của mình, PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh.

“Tôi cảm thấy rất biết ơn cuộc đời, gia đình, những người thầy, người bạn, người em đã luôn giúp đỡ tôi. Nếu chỉ có một mình, tôi không thể làm được”, ThS Mai Thị Nga chia sẻ.Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh, người đã đồng hành cùng chị từ lúc hình thành ý tưởng nghiên cứu về cây guột cho tới những công việc sau này. Người hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và giúp chị bước ra khỏi "vùng an toàn" của chính mình.

ThS Nga cho biết vẫn đang tiếp tục công trình nghiên cứu của mình.

"Hiện tại, chúng tôi đang hợp tác với các giáo sư của Viện công nghệ kỹ thuật kyushu Nhật Bản. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu từ cây guột để có thể ứng dụng nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực của cuộc sống", ThS Mai Thị Nga.

Video liên quan

Chủ Đề