Cây cẩu tích mọc ở đâu

Cẩu tích hay lông cu li [danh pháp hai phần: Cibotium barometz] là một loài dương xỉ mộc trong họ Dương xỉ vỏ trai [Dicksoniaceae][1] mà chúng ta vẫn quen gọi là họ Cẩu tích.

Cibotium barometzPhân loại khoa họcGiới [regnum]PlantaeNgành [divisio]PteridophytaLớp [class]PteridopsidaBộ [ordo]CyathealesHọ [familia]DicksoniaceaeChi [genus]CibotiumLoài [species]C. barometzDanh pháp hai phầnCibotium barometz
[L.] J.Sm. Danh pháp đồng nghĩa

Polypodium barometz L.

Tên gọi cẩu tích là từ Hán-Việt, có nghĩa là xương sống con chó do hình thù giống như xương sống chó. Cẩu tích là loài bản địa từ Trung Quốc cho tới phía tây bán đảo Mã Lai. Khi mọc thẳng cây chỉ cao tới 1 m, nhưng nó thường mọc bò, tạo thành các cụm cây trên các sườn đồi tại các khu rừng thưa và tại các khu vực có dấu chân người. Các lá lược dài tới 3 m. Các ổ túi bào tử mọc ở rìa các lá chét con.

Cẩu tích được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và Đông Nam Á. Mặc dù từng có sự phân bố khá rộng, nhưng cẩu tích đã bị thu hái tích cực tại Đông Nam Á dẫn tới sự suy giảm về lượng quần thể và số lượng cây trong mỗi quần thể. Người ta cho rằng nó là cây cừu trong truyền thuyết thời Trung cổ.[1]

Cẩu tích là một trong số ít các loài dương xỉ mộc mà Carl Linnaeus ban đầu đã đặt trong họ Polypodiaceae trong cuốn Species Plantarum của ông[1].

Cây cẩu tích còn có tên là xương sống chó. Ngoài ra do có lớp lông vàng bọc ngoài nên nó còn được gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ. Đây là vị thuốc chuyên trị đau lưng, gân xương nhức mỏi.

  •  

  •  

  •  

  1. ^ a b c Mark F. Large & John E. Braggins [2004]. Tree Ferns [ILLUSTRATED]. Portland, Oregon: Timber Press, Incorporated. tr. 360. ISBN 978-0881926309.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả [liên kết]

Wikispecies có thông tin sinh học về Cẩu tích
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cẩu tích.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cẩu_tích&oldid=65550076”

  • Đặc điểm
  • Tìm kiếm nhanh CSDL
  • Đánh giá

Tên khoa học: Cibotium barometz [L.] J. Smith, 1842
Tên đồng nghĩa: Podipodium barometz L., 1753
Tên khác: Cây lông culi, cây lông khỉ, cù liền, cù lần, kim mao; cút báng [Tày]; co cút pá [Thái]; nhài cù viằng [Dao]; đạng pàm [K’Ho]; Golden moss [Anh]; Pitchawar, agneau de seythie, cibotie [Pháp]
Họ: Cẩu tích – Dicksoniaceae
1. Đặc điểm hình thái Cây thuộc loại dương xỉ hóa gỗ, thường xanh, cao 1,5 – 3,0 m. Thân rễ to, mọc vùi sát mặt đất, hơi nạc, phủ dày lông mềm, vàng nâu óng ánh. Từ thân rễ mọc lên 3 – 5 lá to, xẻ 3 lần lông chim, cả phiến lá gần giống hình tam giác, nhỏ dần về đỉnh. Cuống lá cứng, to, màu nâu đen, có lông mềm, dài 1,0 – 2,5 m; thùy lá cấp 3 hình chùy, mép khía răng cưa tròn, nông; mặt trên xanh, mặt dưới nhạt hơn, gân có lông. Cơ quan sinh sản là những túi bào tử, xếp đều đặn hai bên gân giữa mặt dưới lá, túi bào tử có áo 2 mảnh; bào tử hình gần tròn, sần sùi, màu vàng nhạt.

2. Đặc điểm sinh thái

Cây ưa ẩm, chịu bóng; thường mọc thành đám dày đặc ở ven rừng kín thường xanh, dọc theo các bờ khe suối hoặc dưới tán rừng thông hai và ba lá [ở Kon Tum, Lâm Đồng]. Độ cao phân bố từ 600 m [ở Miền Bắc] hoặc 800 m [ở Miền Nam] đến 1.600 m. Cẩu tích có thể mọc được trên nhiều loại đất, từ trung tính đến hơi chua [rừng thông]. Thân rễ mọc vùi nông hoặc nổi hẳn trên mặt đất. Có những cây lâu năm, thân rễ nặng tới 5 kg; khi già, phần gốc thân rễ có hiện tượng hóa gỗ. Sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm; mỗi năm mọc lên từ 3 – 5 lá mới. Sinh sản bằng bao tử. Bình thường cây cẩu tích không đẻ nhánh từ thân rễ, nhưng khi bị chặt, phần thân rẽ còn lại có thể mọc chồi. Thông tin khác về thực vật

Chi Cẩu tích [Cibotium Kaulf.] có tất cả khoảng 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ và châu Á. Ở Việt Nam, hiện chưa có người nào đi sâu nghiên cứu về chi này, nên chưa rõ ngoài cẩu tích còn có những loài nào khác.

Trong tự nhiên, nếu nhìn sơ qua về dạng lá có thể có loài khác giống cẩu tích. Song duy nhất chỉ loài này có thân rễ to, phủ lông mềm, dày, màu vàng hay vàng nâu óng ánh.

3. Phân bố


Việt Nam: Cẩu tích phân bố tương đối rộng rãi khắp các tỉnh miền núi ở nước ta. Những tỉnh hiện còn nhiều cẩu tích mọc Tập trung là: Kon Tum [huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Kon Plông], Gia Lai [K’ Bang], Đắk Lắk [Krông Bông], Lâm Đồng [Lạc Dương, Lâm Hà, Bảo Hà], Lai Châu [Phong Thổ, Than Uyên, Sìn Hồ], Điện Biên [Tuần Giáo, Tủa Chùa], Sơn La [Mường La, Sông Mã, Mộc Châu], Hà Giang [Quản Bạ, Yên Minh, Bắc Mê]; Yên Bái [Mù Cang Chải] ...

Thế giới:

Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...

4. Giá trị sử dụng


Bộ phận dùng:
Thân rễ [tên vị thuốc là Cẩu tích] và lông thân rễ [lông mao].
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột với tỷ lệ khoảng 30% và nhiều chất khác như: b - sitosterol, acid stearic, daucosterol, acid cafeic, acid protocatechuic. Lông thân rễ chứa tanin và sắc tố.

Công dụng:

Thân rễ cầu tích được dùng làm thuốc chữa tê thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đái dắt, bạch đới, đau dây thần kinh hông. Liều dùng hàng ngày: 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lông mao ở thân rễ có tác dụng cầm máu nhanh các vết đứt chân tay; còn dùng đắp các vết thương phần mềm.

5. Kỹ thuật nhân giống và gây trồng

Hiện chưa được nghiên cứu trồng. Tại một số vườn thuốc có trồng làm mẫu, bằng cách đào lấy những cây con từ tự nhiên về trồng. Trồng trên đất ẩm, có độ che bóng 20 – 30%; cuốc hố nông, giẫm chặt gốc.

6. Khai thác, chế biến và bảo quản

Chỉ khai thác cây lớn có thân rễ 1 kg trở lên. Thân rễ đào lên, cắt bỏ hết lá, rễ phụ. Thông thường người ta phơi 1 - 2 nắng, sau đó chất đống đốt cho cháy hết các phần phụ. Dùng dao đẽo bỏ phần vỏ ngoài [mỏng]; rửa sạch, cắt thành lát, phơi hay sấy khô. Trường hợp không đốt thì phải đồ cho mềm sau mới cắt thành lát; bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm rượu sao vàng. Lấy lông mao đồng thời với khâu đào thân rễ; loại bỏ phần lông già đã ngả sang màu nâu; có thể rửa sạch, sau phơi hay sấy khô tiệt trùng.

7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Nguồn cẩu tích ở Việt Nam tương đối phong phú. Ước tính mỗi năm khai thác trên 200 tấn, sử dụng cho nhu cầu trong nước và thường xuyên xuất khẩu. Vào các năm từ 1992 – 1998, các tỉnh giáp biên giới phía Bắc xuất khẩu nhiều qua biên giới. Riêng cửa khẩu Phong Thổ [Lai Châu] năm 1997 đã có gần 200 tấn cẩu tích khô bán qua biên giới. Giá dược liệu cẩu tích khô ở Hà Nội 8.000 – 10.000 đ / kg [đã chế biến]. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm và do nhiều nguyên nhân khác đã làm cho trữ lượng cẩu tích ở miền Bắc giảm mạnh. Cẩu tích là loại dương xỉ, từ khi bào tử nảy mầm cho đến khi có được cây được khai thác, chắc chắn phải trên dưới 10 năm. Vì vậy, cần có kế hoạch luân chuyển vùng khai thác và chỉ khai thác cây lớn, cây nhỏ chừa lại cho các năm sau. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam [1996].

8. Tài liệu tham khảo

Cẩu tích hay còn có một số tên gọi như kim mao cẩu tích, cu li, rễ cây cu li, cù liền,… và có tên khoa học là Cibotium barometz, thuộc họ Kim mao.

Cẩu tích mọc hoang ở những vùng đất ẩm ở gần khe suối, bờ hồ,… Ở Việt Nam thì cây mọc nhiều ở một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn hoặc ở một số tỉnh miền trong như Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng,…

Theo nghiên cứu thì cẩu tích có chứa các thành phần hóa học như: vitamin E, alkaloid, xit stearic, axit protocatechuic, axit cafeic, tinh dầu và chất màu,…

Tác dụng của cây cẩu tích

Theo Y học cổ truyền thì lông cu li có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân xương và trừ phong thấp.

Trong dân gian, thân rễ của cẩu tích có tác dụng trị tay chân nhức mỏi, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh, đi tiểu nhiều, khí hư bạch đới ở nữ giới.

Ngoài ra, thân rễ lông cu ly còn chữa đau dây thần kinh hông, són tiểu, tiểu gắt, phụ nữ có thai đau khắp người.

Lông vàng phủ xung quanh thân rễ cẩu tích có thể dùng để cầm máu vết thương, vết đứt tay chân.

Theo Y học hiện đại, thân rễ cẩu tích đã được nghiên cứu có tác dụng chống viêm, ức chế viêm cấp tính và mãn tính.

Còn theo một số tài liệu nước ngoài thì thân rễ cẩu tích còn được dùng làm thuốc giun và thuốc trị đau lưng, thuốc bổ. Những lông vàng phủ quanh thân rễ còn có tác dụng cầm máu nhanh theo cơ chế cơ học.

Cách dùng cẩu tích

Liều dùng của cẩu tích ở mỗi người bệnh có thể có sự khác nhau bởi liều lượng dùng còn dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Vì thế, hãy tham khỏa ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để có liều dùng thích hợp nhất.

Thường thì cẩu tích được dùng chủ yếu dưới dạng sắc thuốc và liều lượng được khuyến cáo tốt nhất từ 10 – 20g/ ngày.

Top 20+ bài thuốc hay chữa bệnh từ cẩu tích

Với nhiều công dụng, cẩu tích thường được dùng làm một số bài thuốc trị một số bệnh lý, bạn có thể tham khảo top 20+ bài thuốc hay chữa bệnh từ cây cẩu tích dưới đây:

1. Bài thuốc trị chứng tiểu tiện nhiều, đau nhức ngang sống lưng

Bài thuốc 1: Cẩu tích 15g, đỗ trọng và ngưu tất mỗi vị 10g, sinh mễ nhân 12g và mộc qua. Đem tất cả các vị thuốc này sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, dùng uống trong ngày chia thành 3 lần uống.

Bài thuốc 2: cẩu tích 16g, thục địa 16g, lộc giao [chưng], đỗ trọng, ngưu tất, thỏ ty tử và sơn thù du mỗi vị 12g. Đem sắc các vị thuốc này với nhau rồi lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

2. Bài thuốc trị chân tay tê đau do phong thấp

Bài thuốc 1: Cẩu tích 16g, tô mộc 8g, tỳ giải vachế ô đầu mỗi vị 12g. Đem tất cả các vị nàysắc uống hoặc tán thành bột bột mịn, làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng 6 – 8g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 2: cẩu tích, đương quy, hổ cốt, tùng tiết, tần giao, quế chi, tang chi, tục đoạn, xuyên ngưu tất, hải phong đằng và mộc qua mỗi vị 12g, thục địa 20g. Đem các vị này sắc uống và có thể hòa thêm ít rượu vào để tăng tác dụng của thuốc.

3. Bài thuốc trị đau nhức lưng, gân mạch khớp chân khó cử động

Nguyên liệu: Cẩu tích, nhục quế, khương hoạt và đỗ trọng mỗi vị 30g, ngưu tất, chế phụ tử và tỳ giải mỗi vị 50g, tang ký sinh 40g, rượu trắng 1,5 lít.

Cách dùng: Đem những dược liệu này ngâm với rượu trong vòng 1 tuần, sau đó lọc bã lấy phần rượu để uống.

4. Bài thuốc trị chân cẳng đau do phong thấp, chứng can thận hư suy

Chuẩn bị: Cẩu tích, đan sâm và hoàng kỳ mỗi vị 30g, phòng phong 15g, đương quy 25g, rượu 1 lít.

Thực hiện: Đem ngâm các nguyên liệu trên với 1 lít rượu trong vòng 1 tuần rồi dùng rượu uống 1-2 chén nhỏ mỗi ngày.

5. Bài thuốc trị gối mỏi, đau lưng do thận âm hư

Chuẩn bị: Cẩu tích, đương quy, phục linh và thỏ ty tử các vị bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem các dược liệu này nghiền thành bột mịn và chế với mật ong làm thành viên nặng 9g. Mỗi lần uống 1 – 2 viên uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần.

6. Bài thuốc trị chứng lưng đau gối mỏi do thận can hư

Nguyên liệu: Cẩu tích 10g, đỗ trọng 10 – 12g và sa uyển tử khoảng 12 – 15g.

Thực hiện: Đem các vị sắc uống mỗi ngày 1 thang.

7. Bài thuốc cẩu tích trị chứng viêm cột sống có gai xương do can thận bất túc

Nguyên liệu: Cẩu tích, nhục thung dung, cốt toái bổ, thục địa, ngưu tất và bạch thược mỗi vị 15g, kê huyết đằng 30g, sơn thù du, nữ trinh tử, câu kỷ tử và đương quy mỗi vị 10g, mộc hương 6g.

Cách dùng: Đem các dược liệu trên sắc uống 1 thang/ngày.

8. Bài thuốc trị tình trạng đau nhức ở tất cả các khớp

Chuẩn bị: Cẩu tích 30g, ngưu tất, độc hoạt, huyết giác và cốt toái bổ mỗi vị 20g, đan bì, cốt khí củ, mạch môn, sinh địa và mộc qua mỗi vị 15g.

Thêm bạch chỉ 6g, hoàng đằng 12g [nếu khớp sưng kèm sốt] hoặc thêm hà thủ ô, ba kích và tục đoạn mỗi vị 12g [nếu nhức mỏi, đau lưng] hay thêm tỳ giải, thiên niên kiện và mộc thông mỗi vị 12g [nếu chân hơi nề, tê bì ] hoặc thêm quyết minh tử 24g [huyết áp cao, đau đầu, táo bón và khó ngủ].

Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc uống hằng ngày.

9. Bài thuốc trị khớp sưng phát cước, tê buốt, đại tiện lạnh

Chuẩn bị: Cẩu tích, thiên niên kiện, thương truật, bạch chỉ, độc hoạt và cốt toái bổ mỗi vị 15g, quế chi, nhũ, xuyên khung và tô mộc mỗi vị 10g, bạch truật 20g, phụ tử chế và cam thảo mỗi vị 8g.

Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc uống 2 ngày 1 thang.

10. Trị đau nhức cột sống lưng, di niệu và tiểu tiện nhiều

Chuẩn bị: Cẩu tích, đỗ trọng và hoài sơn mỗi vị 15g, thịt lợn nạc 200g.

Thực hiện: Cho cẩu tích và đỗ trọng vào túi vải đun lấy nước. Sau đó thêm thịt lợn và hoài sơn vào nấu thành canh cho đến khi chín thì cho gia vị vừa ăn.

11. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối và các chứng bệnh do phong thấp

Chuẩn bị: Cẩu tích 18g, ngưu tất, ngũ gia bì, đỗ trọng, uy tinh tiên và tục đoạn mỗi vị 15g, 1 lít rượu 30 độ.

Thực hiện: Đem các dược liệu ngâm với rượu trong vòng 7 ngày, sau đó lấy phần rượu uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 20ml.

12. Bài thuốc trị chứng di tinh, di niệu, tiểu tiện nhiều, yếu bại chi dưới

Chuẩn bị: Cẩu tích, câu kỷ tử và kim anh tử mỗi vị 15g, thịt chó 500g

Thực hiện: cho các vị thuốc với thịt chó và thêm nước nấu cho nhừ và ăn cả cái lẫn nước.

13. Bài thuốc trị đái nhắt, tiểu tiện không tự chủ, chứng đới hạ, lưng đau buốt, gan và thận suy nhược

Chuẩn bị: Cẩu tích và thục địa mỗi vị 16g, cao ban long, ngưu tất, đỗ trọng, sơn thù du và thỏ ty tử mỗi vị 12g.

Thực hiện: Để riêng cao ban long, còn các vị còn lại đem sắc lấy nước. Sau đó hòa với cao ban long và uống hết trong ngày.

14. Bài thuốc trị chứng di tinh, tiểu nhiều lần, thận hư yếu, đau lưng gối mỏi, bạch đới.

Chuẩn bị: 15g cẩu tích, 8g kim anh tử, 8g dây tơ hồng, 12g thục địa và 10g đỗ trọng.

Thực hiện: Đem các dược liệu này sắc lấy nước uống trong ngày.

15. Bài thuốc trị bại liệt co quắp, chân tay mỏi, đau nhức khớp xương do phong thấp

Chuẩn bị: Cẩu tích 15g, xuyên khung 4g, bạch chỉ 4g, đương quy 10g, bổ cốt toái và tục đoạn mỗi vị 12g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc sắc uỗng mỗi ngày 1 thang.

16. Bài thuốc trị chứng khí huyết hư, tứ chi đau nhức

Chuẩn bị: Cẩu tích, thục địa, đương quy, hổ cốt, tùng tiết, tần cửu, quế chi, mộc qua, tang chi và ngưu tất mỗi vị 12g.

Cách dùng: Đem sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

17. Bài thuốc trị chứng bại liệt ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Cẩu tích, mộc qua, ô xà nhục, ngưu tất, ngô công, xuyên tỳ giải, tục đoạn, đương quy, dâm dương hoắc, mã tiền tử [sao cát], nhục thung dung và mai mực mỗi vị 30g, cương tàm 60g, thỏ ty tử 60g.

Thực hiện: Các dược liệu này tán thành bột mịn và sau đó đem dâm dương hoắc sắc lấy nước và hòa với thuốc bột làm thành viên. Mỗi lần dùng từ 0,3 – 1g uống với nước ấm 3 lần/ngày.

18. Bài thuốc điều trị cao huyết áp, xơ cứng mạch và tai biến mạch máu não

Chuẩn bị: Cẩu tích, linh chi, đỗ trọng, hoàng tinh, thỏ ty tử, kê huyết đằng, thạch xương bồ và đơn bì với liều lượng phù hợp theo tình trạng bệnh.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc uống hàng ngày để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng cao huyết áp, xơ cứng mạch và tai biến mạch máu não,....

19. Bài thuốc bổ thận tráng dương, thận hư yếu với cẩu tích

Chuẩn bị: Cẩu tích , ba kích, hoài sơn, liên nhục, sừng nai, tục đoạn mỗi vị 1kg, đậu đen 1,5kg, sâm bố chính 1kg, hoàng tinh 500g và hạt tơ hồng 200g.

Thực hiện: Ba kích đem tẩm muối rồi sao vàng, sừng nai đắp đất sét đem nung tồn tính, đậu đen sao tồn tính, còn các dược liệu còn lại thì tán thành bột mịn, rồi trộn đều các vị làm thành viên. Mỗi lần dùng từ 8 – 12g và ngày dùng 2 lần.

20. Bài thuốc trị chứng viêm khớp và phong tê thấp

Chuẩn bị: Cẩu tích, cốt toái bổ, cỏ xước, tỳ giải, thổ phục linh, rễ uy linh tiên nam và thiên niên kiện, mỗi vị 10 – 15g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên sắc cùng với nước uống hàng ngày

21. Bài thuốc chữa chứng tê mỏi chân tay, đau nhức lưng

Chuẩn bị: Cẩu tích, tỳ giải, tục đoạn, hồi hương, sa nhân, lộc nhung, đương quy và hổ cốt mỗi vị 30g, nhũ hương, long cốt và xuyên sơn giáp mỗi vị 20g, mộc dược 10g, thỏ ty tử 60g, đỗ trọng 60g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc này nghiền thành bột rồi làm thành viên. Mỗi lần dùng 3g uống với nước sôi để nguội thêm chút muối.

22. Bài thuốc trị đau mỏi xương khớp ở người cao tuổi

Chuẩn bị: Cam thảo 8g, cẩu tích, hà thủ ô đỏ, tục đoạn, cốt toái bổ, đơn bì huyết giác, mộc qua, ba kích, ngưu tất và sinh địa mỗi vị 12g.

Thực hiện: Đem sắc với nước uống hằng ngày 2-3 lần.

23. Bài thuốc trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu tiện nhiều

Chuẩn bị: Cẩu tích, bạch phục linh, đỗ trọng, ba kích, nhục thung dung, ích trí nhân, hoàng kỳ, tỳ giải, lộc nhung, thỏ ty tử với lượng bằng nhau.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn và trộn đều với hồ làm thành viên hoàn rồi uống với một chút rượu âm, mỗi lần dùng 30 viên.

24. Bài thuốc trị chứng đau thần kinh tọa, phong trúng vào kinh thận

Chuẩn bị: Cẩu tích, đỗ trọng, tỳ giải, bạch linh mỗi vị 40g, hà thủ ô, thiên hùng và trạch tả mỗi vị 20g.

Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn và uống với nước cơm, mỗi lần dùng 8g.

Lưu ý khi sử dụng cẩu tích

Khi sử dụng cẩu tích làm thuốc chữa bệnh thì người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số lưu ý đó là:

  • Theo nghiên cứu thì cây cẩu tích có độc tính thấp nhưng nó lại không được dùng cho những người bị thận hư nhiệt, nước tiểu vàng.
  • Tốt hơn hết, trước khi sử dụng dược liệu này thì người dùng nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ để sử dụng hiệu quả, đúng cách và an toàn.

  • Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng cẩu tích cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì thế, mẹ bầu, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.
  • Nên sử dụng cẩu tích theo đúng liều lượng khuyến cáo của các bác sĩ, thầy thuốc. Tránh lạm dụng cẩu tích để hạn chế cac tác dụng phụ không mong muốn.

Địa chỉ mua cẩu tích uy tín nhất

Hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh và bán dược liệu cẩu tích. Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà một số cơ sở đã bán sản phẩm kém chất lượng với giá thành cao.

Vì thế, để mua được cẩu tích chất lượng, chi phí hợp lý thì bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn.

Và một trong những địa chỉ mua cẩu tích uy tín bậc nhất, được nhiều người biết đến mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn là Cây Thuốc Dân Gian. Đây là một địa chỉ bán các loại thảo dược, cây thuốc nam quý  hiếm được nhiều khách hàng lựa chọn và có những đánh giá, phản hồi tích cực.

Tất cả các sản phẩm dược liệu, cây thuốc nam tại đây đều có nguồn gốc tự nhiên, được thu hái, bào chế và bảo quản đúng quy trình, đảm bảo không làm giảm các tác dụng của sản phẩm.

Chi phí 1kg cẩu tích bao nhiêu tiền?

Đối với vấn đề chi phí 1kg cẩu tích bao nhiêu tiền thì tùy thuộc vào từng địa điểm, đơn vị bán mà có nhiều mức giá khác nhau giao động từ 150-250.000 đồng.

Tại Cây Thuốc Dân Gian, cẩu tích khô có giá bán 150.000 đồng/1kg. Bạn có thể đặt hàng ngay hôm nay để nhanh chóng nhận được sản phẩm và dùng uống khi cần.

Mong rằng với những thông tin về cây cẩu tích được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp mọi người biết được cẩu tích có công dụng gì và từ đó có những bài thuốc chữa bệnh từ cây cẩu tích mang lại hiệu quả tốt.

200.000 ₫

Đã bán sản phẩm

450.000 ₫

Đã bán sản phẩm

250.000 ₫ 200.000 ₫

Đã bán 1433 sản phẩm

150.000 ₫

Đã bán sản phẩm

Video liên quan

Chủ Đề