Cầu vĩnh thịnh dài bao nhiêu km năm 2024

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội đã tới dự khánh thành cầu Vĩnh Thịnh.

‘ Cầu Vĩnh Thịnh đảm bảo lưu thông 4 làn xe. [Ảnh: VnE]

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phát lệnh thông xe cầu Vĩnh Thịnh - cây cầu có chiều dài gần 5.500m, rộng 16,5m được thiết kế cho 4 làn xe. Đây là cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực vượt sông Hồng dài nhất Việt Nam tính đến thời điểm này.

Với tổng mức đầu tư 137 triệu USD, cầu Vĩnh Thịnh được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc. Việc hoàn thành, đưa vào khai thác sớm cầu Vĩnh Thịnh trước bảy tháng để thay thế phà Vĩnh Thịnh sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn diện cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Theo đó, cây cầu kết nối hai trục hướng tâm là Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2, kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh; kết nối trung tâm Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, đồng thời giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm Hà Nội đi các tỉnh phía Nam và ngược lại.

Phát biểu tại lễ thông xe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc hoàn thành cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây sẽ là cầu chính trên tuyến vành đai 5 - tuyến đường sẽ kết nối các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, các điểm du lịch, góp phần thúc đẩy giao thương hàng hoá giữa các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển của khu vực Tây Bắc so với mặt bằng chung của cả nước.

Thủ tướng cũng biểu dương Bộ Giao thông Vận tải, TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, cùng tập thể cán bộ, công nhân lao động trên công trường đã đưa cây cầu hoàn thành vượt tiến độ, đáp ứng mong mỏi bấy lâu của người dân đôi bờ sông Hồng và mong các đơn vị nỗ lực phấn đấu để đưa vào sử dụng nhanh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hơn nữa nhiều công trình hạ tầng, bởi đây là khâu đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cám ơn Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã tạo điều kiện cho Việt Nam vay ưu đãi. Cùng với cầu Vĩnh Thịnh, 12 dự án khác nữa trong lĩnh vực ngành giao thông vận tải cũng đang sử dụng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc. Thủ tướng mong rằng quá trình hợp tác giữa hai bên ngày càng đi vào chiều sâu nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa.

Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng có chiều dài 5487m nối liền thị xã Sơn Tây của Hà Nội với huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc, đây là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư là 137 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc là 100 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 37 triệu USD.

Cầu Vĩnh Thịnh khởi công từ cuối tháng 11/2011 và tới tháng 6/2014 cầu Vĩnh Thịnh được chính thức khánh thành đưa vào hoạt động cho đến nay.

Cây cầu có chiều dài là 5.487m [trong đó cầu dài 4.480m và đường hai đầu cầu dài 1.007m] với điểm đầu tuyến theo lý trình của dự án tại Km4+313m [nút giao QL32 với tuyến tránh thị xã Sơn Tây]; điểm cuối tuyến theo lý trình của dự án tại Km9+800m [vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m kết nối với quốc lộ 2C].

Cầu Vĩnh Thịnh được đưa vào sử dụng với mục đích kết nối 2 trục trung tâm [Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2], các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang.

Bên cạnh đó, cây cầu còn giúp giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng trung tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội để đi các tỉnh phía Nam và ngược lại.

Cầu Vĩnh Thịnh là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cầu được thiết kế xây dựng đảm bảo chịu đựng được động đất cấp 8.

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, cầu Vĩnh Thịnh làm tốt nhiệm vụ thay thế cho phà Vĩnh Thịnh vốn là huyết mạch giao thông chính nối Sơn Tây [Hà Nội] và Vĩnh Tường [Vĩnh Phúc].

Khổ thông thuyền của cầu Vĩnh Thịnh là 80x10m, mặt cắt ngang cầu thiết kế rộng 16,5m với 4 làn xe chạy. Cầu chính có kết cấu dầm hộp liên tục gồm 9 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công đúc hẫng cân bằng. Cầu dẫn nhịp có kết cấu dầm Super-T, chiều dài mỗi nhịp 40m.

Đường đầu cầu thiết kế với cấp đường cấp III đồng bằng. Tốc độ thiết kế 80km/h. Mặt cắt ngang đường thiết kế bề rộng nền đường 17,5m, bề rộng mặt đường 16,5m.

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, những công trình giao thông như cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa lớn với Hà Nội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng...

Cầu Vĩnh Thịnh cũng là một trong những thay đổi lớn của bộ mặt Thủ đô về giao thông sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính.

Chủ Đề