Câu chuyện về nhà toán học nổi tiếng

Toán học là bộ môn căn bản để phát triển các môn khoa học tự nhiên khác. Trong bài viết hôm nay, ReviewNao giúp bạn khám phá chân dung Top 7 nhà toán học nổi tiếng thế giới mà ai cũng nên biết.

Để có được những thành tựu về công nghệ mà ngày nay chúng ta đang được sở hữu, phần lớn là công lao của các nhà khoa học. Họ là những người đã cống hiến trọn cuộc đời của mình để tìm ra những nghiên cứu mang tính bước ngoặt. Bài viết về Top 7 nhà toán học nổi tiếng thế giới dưới đây sẽ giúp bạn có thêm một vài thông tin thú vị đấy!

Pythagoras

Mở đầu cho danh sách những nhà toán học nổi tiếng này là Pythagoras [580 – 490 TCN], hay còn được gọi với cái tên thân thuộc của người Việt là Pi-ta-go. Pythagoras là một nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử sinh sống từ khoảng năm 580 – 490 TCN. Bên cạnh việc được biết đến như một nhà toán học, ông còn là một triết học gia lỗi lạc của Hy Lạp.

Một trong những công trình đáng chú ý nhất của ông đó chính là việc chứng minh thành công tổng của 3 góc trong tam giác bằng 180 độ. Bên cạnh đó, nhiều thế hệ học sinh hiện nay biết đến Pythagoras qua công thức tính cạnh tam giác vuông mang chính tên ông. Vì là một trong những người có dấu ấn đặc biệt trong lịch sử thế nên có rất nhiều điển tích, huyền thoại xung quanh nhà toán học nổi tiếng này.

Leonhard Euler

Được mệnh danh là “nhà toán học nổi tiếng năng suất nhất mọi thời đại” Leonhard Euler [1707 – 1783] là một trong số những tượng đài lớn của toán học thế giới. Ngoài việc là một nhà toán học thì Euler còn là một nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luận và kỹ sư lừng danh người Thụy Sĩ. Các công trình đóng góp của ông có ý nghĩa vô cùng lớn đến các công trình nghiên cứu ở một số chuyên ngành liên quan khác.

Các công trình của ông đạt thành tựu lớn ở mảng vi tích phân và lý thuyết đồ thị. Đồng thời Euler còn là người tiên phong cho một số ngành như topologia và lý thuyết số giải tích. Với những gì đã cống hiến, Euler đã được công nhận là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỷ XVIII.

Hypatia

Là bóng hồng duy nhất trong danh sách các nhà toán học nổi tiếng này, thế nhưng những gì mà Hypatia để lại cho đời cũng không hề kém cạnh các đồng nghiệp của mình. Hypatia [370 – 415] là một trong số các nhà toán học đầu tiên trên thế giới được ghi chép xác đáng đến hiện nay. Bà là người có công trong việc biên tập phiên bản hiện tại của cuốn III bộ Almagest của Ptolemy.

Bên cạnh đó, Hypatia còn tham gia đóng góp cải tiến một số thuật toán cần thiết cho tính toán thiên văn. Sinh thời nữ nhà toán học lỗi lạc bậc nhất thế giới này được biết đến như một người thầy vĩ đại và là một nhà cố vấn thông thái. Suốt thời gian Hypatia sống và làm việc, nhà toán học nổi tiếng này được xem như là hình mẫu của sự thông thái, khiến cho mọi đàn ông xung quanh phải khâm phục bà.

Carl Friedrich Gauss

Với biệt danh là “hoàng tử của các nhà toán học”, sẽ là một thiếu sót lớn nếu danh sách các nhà toán học nổi tiếng này lại thiếu đi cái tên Carl Friedrich Gauss [1777 – 1855]. Carl Friedrich Gauss là một trong số các nhà khoa học nổi tiếng vĩ đại của nước Đức. Ông đã có vô vàn đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân,…

Mặc dù sinh trưởng trong một gia đình nghèo khổ, thế nhưng Gauss từ bé đã thể hiện mình là một thần đồng lỗi lạc. Ông đã bắt đầu phát hiện các lỗi sai trong tính toán khi bán hàng của cha mình khi chỉ mới 3 tuổi và lên 7 tuổi ông đã bắt đầu có những nghiên cứu giá trị. Sở hữu một trí tuệ hiếm có, Carl Friedrich Gauss là một trong số nhà toán học xuất chúng nhất lịch sử được vinh dự đứng ngang hàng với Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes.

Archimedes

Bên cạnh Pythagoras đã được giới thiệu ở trên, Archimedes [287 – 212 TCN] là một trong số các nhà toán học nổi tiếng nhất của thời kỳ cổ đại. Vị khoa học gia người Hy Lạp này chính là cha đẻ của phép tính vi tích phân và giải tích hiện đại mà chúng ta được học ở chương trình phổ thông. Không dừng lại đó, Archimedes còn là một trong những người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán vật lý.

Các công trình của ông không chỉ nằm trên giấy, mà ông còn vận dụng chúng vào thực tế. Archimedes là người đã tạo ra các loại máy móc, ròng rọc và các công cụ chiến tranh khác để bảo vệ quê hương. Ngoài ra, nhà toán học nổi tiếng trong lịch sử này còn được nhiều người nhớ đến qua giai thoại về chiếc vương miện vàng dở khóc dở cười với câu nói “Eureka!” nổi tiếng của mình.

Paul Erdős

Được xem là truyền nhân của Euler về năng xuất trong việc nghiên cứu toán học, Paul Erdős [1913 – 1996] chính là cái tên tiếp theo mà ReviewNao muốn giới thiệu đến bạn. Erdős là nhà toán học nổi tiếng người Hungary. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông theo đuổi các vấn đề về học tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết số, lý thuyết xác suất,…

Paul Erdős được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống toán học người Do Thái. Nhờ đó, nhà toán học lỗi lạc bậc nhất thế giới của thế kỉ XX sở hữu một năng lực trí tuệ vô cùng sâu rộng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian sinh sống, nhà toán học nổi tiếng này lại khá lập dị, ông đã từng sống không nhà cửa, vợ con và cả gia tài chỉ gói gọn trong chiếc vali của mình.

Ngô Bảo Châu

Kết thúc cho danh sách các nhà toán học nổi tiếng này chính là cái tên vô cùng nổi tiếng với mọi người dân Việt Nam – Ngô Bảo Châu [1972]. Tính đến hiện nay, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được phong học hàm giáo sư. Ngô Bảo Châu được sinh ra và nuôi nấng trong một gia đình trí thức có bố là tiến sĩ cơ học, mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ ngành dược.

Nhờ thế, ông đã có được những bước đệm giáo dục hoàn hảo từ những ngày đầu. Với những thành tích nổi bật của mình, vị giáo sư này đã trở thành một trong số các nhà toán học Việt Nam nổi tiếng thế giới. Cho đến hiện tại, nhà toán học nổi tiếng này đã giành được vô số giải thưởng danh giá như: Giải Clay [2004], Huy chương Fields [2010], Giải thưởng Sophie Germain [2007],…

Để được công nhận như một nhà toán học thực thụ đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện. Các câu chuyện về những nhân vật ở trên chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự cố gắng không ngừng nghỉ. ReviewNao mong rằng Top 7 các nhà toán học nổi tiếng ở trên đã giúp bạn có thêm động lực để nỗ lực học hành chăm chỉ hơn nữa nhé!

Leonhard Euler sinh ngày 15 tháng 4 năm 1707 tại Basel, Basel-Stadt, Thụy Sĩ. Ông là con của mục sư thần học Calvin. Ông có hai chị em gái và một em trai. Ngay sau khi Leonhard chào đời, cha ông chuyển từ Basel đến thị trấn Riehen, đây là nơi Euler đã dành hầu hết thời thơ ấu của mình. Năm 1720, lúc 13 tuổi, ông theo học tại Đại học Basel, và năm 1723, ông nhận bằng Thạc sĩ Triết học với luận văn so sánh các triết luận của Descartes và Newton. Trong thời gian đó, ông cũng đã được học các bài giảng từ nhà toán học Johann Bernoulli vào những buổi chiều thứ bảy, người đã nhanh chóng khám phá ra tài năng toán học lạ thường ở cậu học sinh mới của mình. Vào thời điểm đó, các nghiên cứu chính của Euler bao gồm thần học, tiếng Hy Lạp và Hebrew tuân theo sự thúc giục của cha ông để Euler trở thành mục sư, nhưng Bernoulli đã thuyết phục cha của Leonhard rằng cậu bé đã được định để trở thành một nhà toán học vĩ đại.

Năm 1726, Euler hoàn thành luận văn về sự truyền âm thanh với tiêu đề De Sono. Năm 1727, Leonhard lần đầu tiên tham gia “Cuộc thi giải toán” của Viện Hàn lâm Paris và đã đứng thứ hai. Euler sau đó đã giành chiến thắng cuộc thi hàng năm này đến 12 lần. Cũng trong 1727, Euler được nữ hoàng Nga mời đến Sankt-Peterburg. Ông cũng chính là cha đẻ của lý thuyết đồ thị, thông qua Định lý Euler nổi tiếng [1736] về việc giải bài toán 7 cây cầu ở Königsberg.

Euler đã làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của toán học như: hình học, giải tích, đại số, lý thuyết số, lý thuyết đồ thị, logic, vật lý và thiên văn học, âm nhạc và cuối cùng là triết học. Ông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử toán học, được nhiều người coi là nhà toán học có năng suất nhất mọi thời đại. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển “Leonhard Euler Opera Omnia” gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang [ước tính một người phải làm việc khoảng 40 năm mới có thể ghi lại lượng công trình này]. Tên gọi Euler được gắn cùng rất nhiều chủ đề toán học. Euler là nhà toán học duy nhất có hai số mang theo tên của ông: Số e trong vi tích phân và hằng số Euler–Mascheroni γ [gamma] đôi khi được gọi là hằng số Euler.

Euler có vấn đề về thị giác và nó ngày càng tệ hơn trong sự nghiệp toán học của ông. Năm 1738, ba năm sau khi gần khỏi sốt, mắt phải của ông trở nên gần như bị mù. Thị lực của Euler ngày càng tệ hơn trong suốt thời gian ông ở Đức. Mắt trái Euler sau đó còn xuất hiện cườm khô ở thủy tinh thể mà được phát hiện vào năm 1766. Chỉ vài tuần sau khi phát hiện ra nó, ông đã gần như bị mù hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng đó dường như ít ảnh hưởng đến khả năng làm việc của ông, vì ông có thiên bẩm về kỹ năng tính nhẩm và trí nhớ siêu phàm – bù lại cho thị lực kém. Khi cả hai mắt đều không nhìn được, Euler nói: “Bây giờ tôi sẽ ít xao nhãng hơn”. Chẳng hạn, Euler có thể đọc thuộc lòng sử thi Aeneid của Publius Vergilius từ đầu đến cuối mà không vấp, và ông cũng có thể chỉ ra dòng nào là đầu tiên và là cuối cùng của mỗi trang trong bản in. Với sự trợ giúp của các phụ tá ghi chép, năng suất của Euler trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu lại thực sự tăng lên. Trong năm 1775, trung bình, ông viết một trang toán học mỗi tuần. Như vậy, ông bị mù hoàn toàn trong 17 năm cuối cuộc đời, nhưng khoảng thời gian đó là lúc ông cho ra hơn nửa số bài ông viết.

Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Saint Petersburg, Nga và Berlin, khi ấy là thủ đô của nước Phổ. Một nhận xét của nhà toán học Pierre-Simon Laplace đã thể hiện ảnh hưởng của Euler đối với toán học: “Hãy đọc Euler, đọc Euler đi, ông ấy là bậc thầy của tất cả chúng ta”. Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler. Hình ảnh Euler đã được thiết kế trên đồng 10 Franc Thụy Sĩ cũng như ở nhiều con tem Thụy Sĩ, Đức và Nga.

Sưu tầm: Đỗ Thị Thu Trang 11A1 - Thành viên CLB Học Tập

Video liên quan

Chủ Đề