Thành phần hóa học của mỡ bôi trơn

Theo định nghĩa của Hiệp hội thử nghiệm nguyên vật liệu Mỹ [ASTM – D288] thì “Mỡ bôi trơn là loại sản phẩm có nhiều dạng từ rắn cho đến bán lỏng do sự phân bố của các tác nhân làm đặc chất bôi trơn dạng dung dịch và các thành phần khác được đưa vào để tạo nên các đặc tính của mỡ”. Theo định  nghĩa này, mỡ là các chất bôi trơn dạng lỏng được làm đặc lại nhằm tạo nên các tính chất mà chỉ riêng các chất bôi trơn dạng lỏng không có.

Mặc dù hàng năm trên thế giới, lượng mỡ nhờn tiêu thụ ít hơn rất nhiều  so với dầu nhờn, nhưng mỡ nhờn là loại sản phẩm không thể thay thế được trong kỹ thuật và công nghệ. Hàng trăm loại mỡ nhờn có thành phần và công dụng khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất cho đến ngày nay. Mỡ nhờn sản xuất từ nguồn dầu nhờn gốc dầu mỏ và các loại xà phòng của axit béo chiếm tới trên 90% tổng lượng mỡ nhờn, là loại mỡ thông dụng nhất; còn rất nhiều loại khác tuy không thông dụng bằng, nhưng đặc chế sử dụng trong các trường hợp cụ thể.

các loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt

VAI TRÒ VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MỠ BÔI TRƠN

Vai trò của mỡ bôi trơn

Mỡ nhờn có tác dụng bôi trơn phụ trợ cho dầu nhờn. Vai trò chủ yếu của nó cũng giống như dầu bôi trơn. Tuy nhiên, mỡ nhờn còn có những vai trò khác mà dầu nhờn không có được.

Vai trò bôi trơn

Cũng giống như dầu nhờn, vai trò chủ đạo của mỡ nhờn là tạo ra sự bôi trơn toàn bộ để giảm sự ma sát và chống được tác hại do mài mòn ở các bộ phận có ổ trục. Để bổ sung thêm tác dụng bôi trơn của dầu nhờn, mỡ có tác dụng bôi trơn ở những nơi có áp lực cao [trục xe, chốt nhíp], ở những chỗ trống, hở, không có bầu dầu, ở nơi có sức ly tâm lớn.

Tuy nhiên sự bôi trơn của mỡ không thể thay thế hoàn toàn cho dầu được vì mỡ ở trạng thái đặc sệt, không lưu thông được, dùng mỡ bôi trơn sẽ tốn nhiều động lực của động cơ khi máy móc làm việc.

Vai trò bảo vệ

Khi bôi trơn lớp mỡ lên bề mặt các dụng cụ, khí tài, máy móc, chế tạo bằng kim loại sẽ có tác dụng chống lại sự xâm nhập, ăn mòn của môi trường xung quanh như hơi nước, axit – kiềm, bụi bẩn… có thể gây nên sự han gỉ, phá hoại bề mặt kim loại.

So với dầu nhờn, mỡ có tác dụng bảo vệ tốt hơn vì chúng ở trạng thái đặc sệt, không bị chảy trôi, có tính bám dính và ổn định tốt.

Vai trò bịt kín

Mỡ được dùng để bịt kín trong các trường hợp cần lắp các ống dẫn thể lỏng hay khí. Mỡ được bôi vào các ren nối hoặc các khớp nối đường ống, các đệm nắp máy, các khe hở giữa các bộ phận…

Mỡ có tác dụng bịt kín tốt hơn nhiều so với dầu vì mỡ ở thể đặc sệt và bám dính lên bề mặt kim loại tốt hơn. Do vậy, mỡ tránh được sự rò rỉ và chảy giọt

Tuy nhiên, mỡ khác với dầu nhờn ở chỗ nó không có vai trò làm nguội và làm sạch vì mỡ không lưu thông được.

Phạm vi sử dụng của mỡ bôi trơn

Mỡ bôi trơn thường dùng thay thế chủ yếu cho dầu bôi trơn ở những nơi đòi hỏi chất bôi trơn phải giữ nguyên được trạng thái cấu trúc ban đầu của nó; đặc biệt là ở những nơi điều kiện để bôi trơn thường xuyên bị hạn chế hay về mặt kinh tế là không thể chấp nhận.

Mỡ được sử dụng để bôi trơn phổ biến nhất là ở các ổ bi cầu và các ổ con lăn của các máy công cụ, mô tơ điện và nhiều loại ổ trục khác nhau. Để có được đặc tính thích hợp và nhiệt độ nhỏ giọt cao, người ta thường sử dụng mỡ xà phòng Liti, Natri hoặc mỡ phức canxi-natri.

Mỡ phải ngăn được sự rò rỉ trong điều kiện ẩm ướt và ngăn được tác dụng xúc tác của kim loại và chúng có độ ổn định oxy hoá tốt. Mỡ được dùng bôi trơn ở những nơi mà dầu không thể thực hiện được vì thể lỏng dễ bị trôi đi mất như ở các trục đứng, trục ngang. Điều quan trọng là mỡ phải bảo vệ được các ổ trục khỏi bị tác dụng của môi trường bằng cách ngăn không để cho hơi ẩm hoặc các chất bẩn xâm nhập vào ổ trục.

PHÂN LOẠI MỠ BÔI TRƠN

Mỡ bôi trơn rất đa dạng. Do những yêu cầu phát triển của các ngành chế tạo máy và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, các chủng loại mỡ không ngừng được mở rộng, đổi mới. Chính vì vậy có nhiều các phân loại mỡ khác nhau như sau:

  • Theo phạm vi sử dụng, có hai nhóm: mỡ công nghiệp và mỡ động cơ.
  • Theo nhiệt độ làm việc: nhiệt độ cao, nhiệt độ thường và nhiệt độ thấp.
  • Theo tính năng ứng dụng: mỡ thông dụng, mỡ đa dụng và mỡ đặc dụng.
  • Mỡ xà phòng – mỡ không xà phòng.
  • Theo thành phần lỏng: mỡ từ dầu gốc và mỡ từ dầu tổng hợp.
  • Theo khả năng chịu tải: chịu tải thường, chịu tải cao và chịu áp suất rất cao.

Hiện nay, các tổ chức tiêu chuẩn hoá đã từng bước sàng lọc để việc phân loại mỡ được tiện dụng, hiệu quả cho các nhà máy chế tạo và người sử dụng.

PHÂN LOẠI THEO NLGI

NLGI [National Lubricating Grease Institue] đã đưa ra sự phân loại dựa trên độ xuyên kim của mỡ, theo phương pháp thử ASTM D217 như sau:

Loại mỡ Độ xuyên kim, ở 25oC [1/10 mm] Đặc tính
000 445 – 475 Nửa lỏng
00 400 – 430 Nửa lỏng
0 355 – 385 Rất mềm
1 310 – 340 Mềm
2 265 – 295 Dạng kem
3 220 – 250 Gần rắn
4 175 – 205 Rắn
5 130 – 160 Tương đối cứng
6 85 – 115 Cứng

Phân loại mỡ theo NLGI

Đây là phương pháp phân loại đơn giản và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh các tính chất hoá lý và khả năng ứng dụng của mỡ. Hiện nay, chất lượng mỡ được đánh giá theo các tiêu chuẩn như ISO 6743-9 hoặc DIN 51825.

PHÂN LOẠI THEO THÀNH PHẦN CHẤT LÀM ĐẶC

Dựa vào chất làm đặc được sử dụng người ta phân loại mỡ thành 2 nhóm chính là: mỡ xà phòng và mỡ không xà phòng.

Mỡ xà phòng sử dụng chất làm đặc là các axit béo cao phân tử. Nhóm này chiếm phần lớn lượng mỡ được sản xuất và sử dụng hiện nay.

Dựa vào các cation kim loại trong chất làm đặc mà mỡ xà phòng lại được chia làm 3 nhóm nhỏ:

  • Mỡ chứa axit béo của các kim loại kiềm [Li, Na, K]
  • Mỡ chứa axit béo của các kim loại kiềm thổ [Ca, Ba]
  • Mỡ chứa axit béo của các kim loại thường [Al, Zn, Pb]

Dựa vào gốc anion của chất làm đặc thì mỡ được chia làm 2 nhóm: mỡ đơn và mỡ phức.

Mỡ không xà phòng là loại mỡ sử dụng các chất làm đặc vô cơ như silica- gel, than hoạt tính; hoặc các chất hữu cơ cao phân tử như polyure;…

PHÂN LOẠI THEO TÍNH NĂNG SỬ DỤNG

Tuỳ theo tính năng sử dụng và các đặc tính kỹ thuật mà mỡ nhờn được chia thành 3 nhóm chính theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5688 như sau:

  • Mỡ chống ma sát
  • Mỡ bảo quản
  • Mỡ làm kín

Mỡ chống ma sát

Mỡ chống ma sát được sử dụng để giảm lực ma sát và sự mài mòn trên bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy móc, thiết bị, động cơ. Mỡ chống ma sát thường là mỡ loại 1,2 và 3 theo phân loại của NLGI.

Trong quá trình làm việc, mỡ chống ma sát phải chịu các tác động cơ học, nhiệt độ, hoá học có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc mỡ. Một vấn đề nữa đó là sự thất thoát của lượng thành phần lỏng trong mỡ do nhiệt độ cao. Khi lượng lỏng mất mát đến 50% thì cần phải thay mỡ mới.

Mỡ thông dụng

Mỡ thông dụng được phân làm hai loại chính theo khoảng nhiệt độ làm việc.

  • Mỡ thông dụng nhiệt độ thường

Loại mỡ này thường là mỡ canxi, có nhiệt độ nhỏ giọt ≥75oC. Yêu cầu đối với loại mỡ này là khả năng chịu nước tốt, độ ổn định keo cao, các tính chất bảo vệ tốt. Tuy nhiên, mỡ canxi thường có độ ổn định cơ học thấp.

Phạm vi ứng dụng: được sử dụng bôi trơn trong khoảng nhiệt độ từ -30oC đến 70oC, đối với các cụm ma sát thô của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, máy móc nông nghiệp, thiết bị cầm tay, bản lề, trục vít, bánh răng,….

  • Mỡ thông dụng nhiệt độ tương đối cao

Đối với khoảng nhiệt độ làm việc tương đối cao, người ta sử dụng mỡ natri – canxi, có nhiệt độ nhỏ giọt ≥120oC.

Loại mỡ này có độ ổn định cơ học tốt hơn so với mỡ canxi, tuy nhiên chịu nước kém, độ ổn định keo thấp.

Công dụng: được sử dụng trong các trường hợp môi trường làm việc có độ ẩm thấp, nhiệt độ dao động từ -20oC đến 110oC và đối với các chi tiết ổ lăn, ổ trượt, bánh xe, các chi tiết trong quạt, máy đúc,…

Mỡ đa dụng

Bao gồm nhóm mỡ liti, có nhiệt độ nhỏ giọt ≥160oC. Loại mỡ này chịu nước tốt, độ ổn định keo và độ bền cơ học đều cao; mặt khác lại có tính bám dính tốt.

Công dụng: được sử dụng trong các điều kiện độ ẩm tương đối cao, công suất thiết bị lớn, giới hạn nhiệt độ từ 40oC đến 150oC; bôi trơn tất cả các ổ lăn, ổ trượt, cơ cấu truyền động, các chi tiết ma sát, phương tiện vận tải,…

Mỡ đặc dụng

Mỡ đặc dụng là nhóm mỡ được sử dụng trong các trường hợp yêu cầu các đặc tính kỹ thuật đặc biệt như chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu ăn mòn,..

Đây là các loại mỡ có nhiệt độ nhỏ giọt rất cao, ≥200oC; thường là các mỡ phức canxi hoặc mỡ không xà phòng hữu cơ. Loại mỡ này có độ ổn định keo và độ bền hoá học cao.

Công dụng: sử dụng đối với các trường hợp nhiệt độ làm việc trên 150oC.

Mỡ chịu lạnh phải có độ nhớt thấp và thường là mỡ liti với thành phần lỏng đi từ dầu có độ nhớt thấp. Mặc dù, loại mỡ này có độ ổn định keo kém nhưng chịu nước tốt.

Công dụng: sử dụng trong các trường hợp tải trọng không lớn nhưng nhiệt độ làm việc rất thấp, có thể xuống dưới -40oC, ví dụ như các cụm ma sát trong thiết bị hàng không, radio kỹ thuật,…

Là loại mỡ với chất làm đặc là các hydrocarbon hoặc silica-gel, đảm bảo chịu nước và chịu ăn mòn tốt.

Công dụng: bôi trơn các cụm ma sát, van, mối nối, ren trong các thiết bị hoá học, các thiết bị làm việc trong môi trường ăn mòn; hoặc sử dụng trong trường hợp cần bảo vệ bề mặt kim loại khỏi ăn mòn.

Mỡ chuyên dụng

Mỡ chuyên dụng bao gồm nhiều loại mỡ khác nhau. Mỗi loại mỡ được sản xuất, phục vụ cho những yêu cầu riêng biệt của từng ngành đặc thù. Bảng sau giới thiệu một số loại mỡ chuyên dụng.

Mỡ bảo quản

Mỡ bảo quản được tổng hợp và sử dụng nhằm bảo vệ, ngăn ngừa sự ăn mòn bề mặt các chi tiết kim loại và máy móc khi vận chuyển, bảo quản, vận hành…

Các loại mỡ bảo quản cần phải có khả năng bám dính trên bề mặt tốt vì vậy chúng thường là các loại mỡ hydrocarbon, vaselin, có nhiệt độ nhỏ giọt ≥60oC. Chúng có độ ổn định keo và độ ổn định hoá học cao, độ bay hơi thấp, chịu nước tốt. Phạm vi nhiệt độ làm việc thường không quá 50oC.

Loại mỡ Đặc tính kỹ thuật Công dụng
 

Mỡ dụng cụ chính xác

–   Chịu nước tốt

–   Độ bám dính cao

–   Chống mài mòn tốt

–   Chống ăn mòn tốt

–   Bảo quản tốt

Bôi trơn các cụm sát trong các dụng cụ, máy móc chính xác như vô tuyến điện, hệ thống tự động, đồng hồ, các

máy quang học, roto,…

 

Mỡ máy điện

–   Chịu nước tốt

–   Độ bay hơi thấp

–   Chống ăn mòn tốt

–   Chống mài mòn tốt

 

Bôi trơn các ổ lăn, con quay của máy điện.

 

Mỡ máy công cụ

–   Bền nhiệt

–   Chịu nước tốt

–   Độ ổn định keo tốt

–   Bền oxy hoá

Bôi trơn trong khoảng nhiệt độ làm việc tương đối rộng đối với các máy công cụ, luyện kim, thiết bị nâng

chuyển.

Mỡ máy khoan –   Sản xuất từ dầu nặng

–   Độ nhớt cao

–   Chịu nước tốt

–   Chống mài mòn tốt

Giảm mài mòn và ma sát trong các cột ống khoan, điểm tựa của các chòng xoay.
–   Độ ổn định keo tốt

–   Bền cơ học và oxy hoá

 

Mỡ máy hàng không

–   Nhiệt độ nhỏ giọt

≥160oC

–   Độ nhớt thấp

–   Các chỉ tiêu khác đều tốt

 

Bôi trơn các cụm ma sát trong các thiết bị bay.

 

Mỡ tàu hoả

–   Bền nhiệt

–   Chống mài mòn tốt

–   Chống ăn mòn tốt

–   Chịu nước trung bình

 

Bôi trơn các ổ trục, ổ lăn, cơ cầu phanh hãm của tàu hoả

 

Mỡ tàu thủy

–   Mỡ nhôm, nhiệt độ nhỏ giọt ≥80oC

–   Có tính bám dính tốt

–   Chịu nước tốt, đặc biệt chịu được nước mặn

–   Chịu ăn mòn tốt

 

Bôi trơn các cụm ma sát tàu thuỷ, khoảng nhiệt độ làm việc từ 0oC đến 60oC

Mỡ làm kín

Mỡ làm kín có vai trò lấp kín các khe hở, mối nối ren, mối nối tĩnh cũng như mối nối động. Mỡ làm kín được chia làm 3 loại sau.

Mỡ van

Mỡ van được sử dụng làm kín đối với hệ van, vòng đệm của các máy bơm, van chắn cửa đường ống, đặc biệt là các van chắn làm việc trong điều kiện áp suất cao và van thiết bị cấp phát.

Các loại mỡ này cần chịu nước tốt, độ bám dính cũng như độ ổn định keo cao và tương đối cứng.

Mỡ ren

Mỡ ren được sử dụng để làm kín và bôi trơn trong các thiết bị khoan, ống dẫn dầu và khí. Trong mỡ ren thường chứa nhiều bột kim loại nên khá độc hại. Các loại mỡ này đòi hỏi phải có khả năng chịu nước tốt, độ bám dính cao.

Mỡ chân không

Đây là các loại mỡ được sản xuất bằng cách làm đặc dầu gốc parafin bằng xerezin, thường chứa cao su tự nhiên và có độ nhớt cao, nhiệt độ nhỏ giọt ≥50oC. Vì vậy, các loại mỡ này khá giống cao su tự nhiên, khả năng bám dính tốt.

Mỡ chân không được sử dụng làm kín các mối nối động của hệ thống chân không; khe hở của các thiết bị để ngăn bụi và hơi ẩm khi bao gói, bảo quản thiết bị trong thời gian dài.

THÀNH PHẦN MỠ BÔI TRƠN

Các loại mỡ bôi trơn được chế biến bằng công nghệ dựa trên phương pháp làm đặc các loại dầu bôi trơn thể lỏng nhờ các chất làm đặc riêng biệt theo các công đoạn và các điều kiện kỹ thuật nhất định. Mỡ là hỗn hợp của dầu nhờn gốc dầu mỏ hoặc dầu nhờn tổng hợp với 5% đến trên 30% một loại chất làm đặc nào đó. Dầu nhờn làm nhiệm vụ bôi trơn còn chất làm đặc có chức năng giữ dầu lỏng ở trạnh thái bán rắn trong mỡ và chống chảy. Chất làm đặc có thể là bất cứ loại vật liệu rắn nào đó mà khi phối liệu với các loại dầu thích hợp trong những điều kiện xác định chúng sẽ tạo ra một cấu trúc đồng nhất dạng rắn hoặc nửa rắn.

THÀNH PHẦN LỎNG

Dầu làm nhiệm vụ bôi trơn và là thành phần chính của mỡ, thông thường chiếm 70-95% thành phần mỡ. Do là thành phần chính nên hàm lượng dầu và tính chất lý hóa của dầu đều có ảnh hưởng rõ ràng đến tính năng làm việc của mỡ. Nếu mỡ bôi trơn dùng cho các bộ phận làm việc ở nhiệt độ thấp, phụ tải nhẹ và tốc độ quay nhanh thì phải dùng dầu có nhiệt độ đông đặc thấp, độ nhớt thấp và chỉ số độ nhớt cao. Nếu mỡ làm việc ở nơi có phụ tải lớn, nhiệt độ cao và tốc độ chậm thì phải dùng dầu có độ nhớt cao và pha thêm chất độn [ như bột graphit..]. Trong nhiều trường hợp phải dùng dầu tổng hợp thay cho dầu khoáng trong chế biến mỡ. Dầu tổng hợp mang đến cho mỡ tính năng chịu lạnh và chịu nhiệt tốt. Các loại mỡ chế biến từ dầu tổng hợp có thể làm việc trong dải nhiệt độ rộng từ -70 oC đến 400 oC.

Dầu gốc khoáng

Thành phần hoá học

Phân đoạn gasoil nặng bao gồm các hydrocarbon từ C21 ÷ C35, thậm chí có thể lên tới C40. Với phân tử lượng lớn như vậy, thành phần hoá học của phân đoạn này rất phức tạp: hàm lượng parafin ít trong khi naphten và aromat nhiều hơn. Dạng cấu trúc hỗn hợp tăng. Tỷ lệ thành phần của các hydrocarbon trong dầu nhờn thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn dầu thô. Song chúng đều chứa các dạng hydrocarbon sau:

Parafin – Trong dầu nhờn gốc, parafin là các parafin mạch dài, có khối lượng phân tử lớn, bao gồm cả n-parafin và iso-parafin. Trong đó hàm lượng n- parafin thường cao hơn so với iso-parafin.

Mỡ nhờn làm từ dầu có hàm lượng parafin càng lớn thì khoảng nhiệt độ làm việc càng rộng, khả năng chống oxy hóa tăng. N-parafin làm tăng điểm chảy của dầu. Tuy nhiên, một số iso-parafin có thể giảm điểm chảy. Các n- parafin có điểm chảy cao hơn nhiệt độ môi trường. Trong khi đó đối với các iso- parafin, chúng có điểm chảy thấp hơn so với n-parafin. Điểm chảy càng giảm khi mức độ phân nhánh tăng. Với cùng số nguyên tử carbon, các parafin có nhánh dài nhưng số nhánh ít thuận lợi hơn so với các parafin có nhiều nhánh ngắn. Tuy nhiên, các loại dầu có hàm lượng parafin cao làm giảm khả năng hòa tan các chất phụ gia có. Những yếu tố này gây ra những khó khăn trong việc tạo ra các loại mỡ hiệu suất cao từ những loại dầu này. Các tính chất nhiệt độ thấp của mỡ bôi trơn có nguồn gốc từ dầu parafinic không phải là mối quan tâm lớn vì một số chức năng của chất làm đặc như sự khống chế điểm chảy tràn là tốt.

Naphten – Các hợp chất vòng no tồn tại trong dầu nhờn có thể ở dạng 1 vòng, 2 vòng hoặc 3 vòng. Chúng có thể có các mạch nhánh parafin ngắn hoặc dài.

Cân nhắc sự nhất quán khi chọn mỡ bôi trơn

Hàm lượng của các naphten trong dầu gốc tương đối lớn và là một thành phần rất quan trọng. Nhìn chung các naphten giúp cho dầu có khả năng chống oxy hoá cao, nhiệt độ đông đặc thấp, tuy nhiên điểm chảy thấp. Các naphtenic mạch nhánh dài, đặc biệt là các naphten 1 vòng có mạch nhánh dài là thành phần rất tốt vì chúng có độ nhớt cao, ít thay đổi theo nhiệt độ. Trong khi đó, các naphten có mạch nhánh ngắn giúp làm tăng độ nhớt nhưng lại khiến chỉ số độ nhớt của dầu giảm.

Aromatic – Hydrocarbon thơm 1 vòng, 2 vòng cũng như các hydrocarbon thơm nhiều vòng ngưng tụ; đồng thời có cả các cấu trúc hỗn hợp giữa aromatic và naphten, giữa aromatic và các chất phi hydrocarbon. Các hợp chất đa vòng ngưng tụ càng chứa nhiều vòng thì độ bền oxy hoá càng kém. Cũng giống như naphtenic, các aromatic có mạch nhánh càng dài thì độ nhớt càng ít phụ thuộc vào nhiệt độ [chỉ số độ nhớt cao]. Dầu thơm, mặc dù có khả năng hòa tan tốt và tăng độ đặc của mỡ, tuy nhiên độ oxy hóa kém ổn định hơn, vì vậy chúng không sử dụng hiệu quả để tạo ra mỡ bôi trơn nhiệt độ cao.

Khi sử dụng naphthenic hay nguyên liệu thơm, việc sử dụng các chất ức chế quá trình oxy hóa là điều cần thiết. Độ đàn hồi chuẩn của mỡ bôi trơn cũng quan trọng, trong đó dầu thơm bị ảnh hưởng nhiều hơn các loại dầu naphthenic.

So sánh thành phần hoá học của các nhóm dầu nhờn phân loại theo Viện dầu mỏ Hoa Kỳ [API]:

Loại

hydrocarbon

Nhóm I – API Nhóm II – API Nhóm III – API
Parafin 24% 22% 70%
Naphtenic 55% 76% 24%
Aromatic 21% 2% 6%
Phân loại
  • Phân loại theo thành phần hoá học

Dầu nhờn gốc được phân loại theo thành phần họ hydrocarbon chiếm chủ yếu và sẽ mang tên loại đó. Với cách phân chia như vậy sẽ có 3 loại lớn là: dầu parafinic, dầu naphtenic và dầu aromatic. Tuy nhiên, trên thực tế, để sản xuất dầu nhờn thương phẩm người ta chủ yếu chỉ sử dụng 2 loại: parafinic và naphtenic. Dầu parafinic thể hiện các tính chất tốt ở khoảng nhiệt độ cao trong khi dầu naphtenic thể hiện các tính chất tốt ở khoảng nhiệt độ thấp.

Thông số cơ bản Dầu parafinic Dầu naphtenic Dầu aromatic
– Chỉ số độ nhớt 100 0 185
– Phân tử lượng 440 330 246
– Độ nhớt 40 oC Cst 40 40 30
-Thành phần
% Hợp chất phân cực 0.2 3.0 6.0
% Thành phần thơm 8.5 43 80
% Thành phần no 91.3 54 14
-Cấu trúc thơm
% Cp 66 44 23
% Cn 32 37 36
% Ca 2 19 41

Các phân chia này đơn giản nhưng không phản ánh được bản chất của  dầu nhờn gốc. Với mục đích làm chất bôi trơn nên dầu nhờn gốc được sản xuất và đánh giá dựa theo độ nhớt của nó. Hơn nữa, trong thực tế không tồn tại các loại dầu nhờn thuần chủng như vậy, mà chỉ có các loại dầu nhờn chứa đồng thời cả 3 loại hydrocarbon. Thông thường để sản xuất dầu nhờn gốc, người ta pha trộn nhiều loại dầu nhờn khác nhau nhằm đạt được các tính chất tối ưu.

  • Phân loại theo Viện dầu mỏ Mỹ [API]

Dầu nhờn được phân loại dựa trên 3 tiêu chuẩn: hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng các chất bão hoà, chỉ số độ nhớt. Theo cách phân loại này, dầu nhờn gốc được chia thành 5 loại. Trong đó, loại I, II và III là dầu gốc khoáng; loại IV là các poly-alphaolefin [PAO]; loại V là các loại dầu còn lại [như este,..].

Các tiêu chuẩn so sánh, đánh giá các nhóm dầu nhờn khác nhau phân loại theo API:

Loại dầu nhờn Lưu huỳnh, % Các chất bão hòa, % Chỉ số độ nhớt
I >0.03

Chủ Đề