Cần tìm bệnh lý ung thư trẻ em khi nào

Khối u lành tính ở trẻ là tình trạng phổ biến, thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Các u này cũng không có khả năng xâm lấn sang các bộ phận và mô mềm khác.Tuy nhiên, vị trí khối u sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về lâu dài.

1. Hiểu thêm về khối u lành tính ở trẻ

Khối u lành tính hình thành do sự hoạt động bất thường của các tế bào mới sản sinh có sự phân chia và phát triển vượt mức.

Khối u lành tính là gì?

Khác với khối u ác tính, khối u lành tính cũng hình thành và tăng trưởng trong cơ thể con người nhưng không xuất hiện các gốc tự do gây ra căn bệnh ung thư. Khối u này sở hữu đặc điểm không xâm lấn hay di căn sang các mô tế bào và bộ phận lân cận khác.

Khối u lành tính ở trẻ không gây ra nguy hiểm

Khối u lành tính có thể được hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và rất dễ được phát hiện bằng mắt thường và thông qua cảm nhận. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em.

Thông thường, sự hình thành khối u lành tính trên cơ thể trẻ xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến như: môi trường, yếu tố di truyền, viêm nhiễm trùng hay chấn thương,...

Biểu hiện của trẻ có khối u lành tính

Tùy thuộc vào từng vị trí khối u lành tính xuất hiện trên cơ thể của bé mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Hầu hết, khi xuất hiện khối u cơ thể trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Sưng: U lành tính thường là một khối u rời, nổi sưng lên bề mặt da và các mô nên có thể dễ dàng cảm nhận khi chạm vào nó.
  • Đau: Tùy theo vị trí và kích thước khối u mà trẻ sẽ có cảm giác đau nhức và khó chịu ở mức độ nhẹ hay nặng.
  • Hình dạng, kích thước: U lành tính xuất hiện trên da bé có thể làm thay đổi về hình dạng, màu sắc, kích thước của vùng da bị ảnh hưởng
  • Ăn không ngon miệng, sụt cân, cơ thể trẻ xanh xao mệt mỏi.

U lành tính ở trẻ có thể nổi sưng trên bề mặt da

Trong một số trường hợp, khối u lành tính ở trẻ sẽ không có bất kỳ biểu hiện cụ thể nào. Mỗi vị trí u xuất hiện và sự phát triển của u sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau nên cha mẹ cần theo dõi sát sao biểu hiện của con em mình.

2. Phân loại khối u lành tính ở trẻ

Cơ thể trẻ có thể xuất hiện nhiều loại khối u lành tính tùy theo cơ địa và cấu trúc cơ thể. Dưới đây là một số loại u lành tính phổ biến ở trẻ em:

U tuyến giáp

U tuyến giáp là khối u lành tính xuất hiện ở vị trí tuyến giáp của trẻ. Nếu khối u này phát triển nhanh chóng có thể gây sưng to ở vùng cổ trước, khiến trẻ gặp phải khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

Đôi khi, u tuyến giáp có tác động đến dây thanh quản làm ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi suy giảm năng lượng, giảm bớt sự hiếu động, không muốn tham gia vào các hoạt động thường ngày.

U xương và cơ

U xương và cơ thường là khối u lành tính, không xuất hiện bất kỳ triệu chứng cụ thể nào mà chỉ được phát hiện trong quá trình thăm khám. Khối u lành tính này nằm trong xương và cơ có thể gây ra cảm giác đau nhức cơ xương và các bắp thịt trong quá trình bé lớn lên.

U mô mềm

U mô mềm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như: vùng cổ, tay, chân, ngực, bụng,... Đây là một khối u trời, có thể cảm nhận khi chạm vào chúng. Loại u này thường có tốc độ phát triển rất chậm, không gây chèn ép và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

U mô mềm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Nốt ruồi

Nốt ruồi cũng được xem là một khối u lành tính ở trẻ. Chúng thường xuất hiện trên da ngay từ khi trẻ được sinh ra. Nốt ruồi gồm nhiều dạng: nốt ruồi lồi phẳng và có màu sắc khác nhau.

Đây là khối u lành tính không gây ra ảnh hưởng sức khỏe của trẻ và hoàn toàn không có khả năng phát triển thành các khối u ác tính.

U mạch máu

U mạch máu là một dạng của u mô mềm, xuất hiện trong mạch máu của trẻ. U này thường nổi lên trên bề mặt da với màu xanh lục hoặc đỏ. Khuôn mặt, tay và chân là khu vực u mạch máu xuất hiện nhiều nhất. U mạch máu sẽ không gây ra cảm giác đau đớn và không có triệu chứng cụ thể. Cùng với đó, chúng cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của trẻ.

3. Khi nào trẻ cần điều trị u lành tính?

Hầu hết, khối u lành tính ở trẻ thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, không phải loại u nào cũng cần điều trị gấp ngay khi phát hiện. Việc điều trị sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Kích thước và tốc độ phát triển của khối u.
  • Vị trí của u và các tác động của khối u lên các bộ phận xung quanh.
  • Sự thay đổi của khối u về hình dạng và kích thước.
  • Tâm lý của trẻ.
  • Các tác động của khối u lên một số cơ quan và hệ thống trong cơ thể.

Để đảm bảo không có sự thay đổi bất thường nào trong cơ thể trẻ, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám định kỳ thường xuyên. Các bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của khối u, từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.

Tầm soát ung thư tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp khối u lành tính chuyển biến thành ác tính nên cha mẹ cần cho bé đi thăm khám, ung thư định kỳ. Hiện nay, cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại Chuyên khoa Ung bướu thuộc các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC để các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán kịp thời những dấu hiệu bất thường nếu có và ra ra phương pháp điều trị phù hợp.

Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, các bậc cha mẹ hãy liên hệ với bệnh viện qua số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ!

Chủ Đề