Cần sa organic là gì

Những năm gần đây, thực phẩm hữu cơ Organic là sản phẩm được nhiều người dùng ưa chuộng. Để tiêu thụ hàng hóa nông sản với giá cao, thuận lợi thì nhiều trang trại đã tham gia chứng nhận Organic. Vậy chứng nhận hữu cơ là gì? Điều kiện và lợi ích mà chứng nhận này mang lại?

Bạn hiểu gì về thuật ngữ Organic?

Thuật ngữ Organic được hiểu một cách đơn giản là hữu cơ. Khái niệm này đề cập đến việc nuôi, trồng các loại động thực vật theo cơ chế tự nhiên, hài hòa với môi trường và điều kiện sống, đồng thời hướng đến sự cân bằng hệ sinh thái một cách toàn diện.

[caption id="attachment_6228" align="aligncenter" width="1000"] Organic là thuật ngữ hữu cơ được nói đến chất lượng an toàn thực phẩm[/caption]

Thực vật

Các loại cây trồng được xếp vào nhóm Organic phải được nuôi trồng, chế biến, bảo quản hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chiếu xạ,.....Đất trồng thực vật không bị nhiễm mặn, phóng xạ. Phân bón cho cây phải được là từ nguyên liệu thiên nhiên. Trong quá trình canh tác chỉ áp dụng các biện pháp diệt sâu bọ bằng tay, sử dụng thiên địch hoặc chế phẩm sinh học.

Xem thêm: Trà xanh hữu cơ Organic

Động vật

Các loại vật nuôi được xếp vào nhóm Organic khi chúng được chăn nuôi trong môi trường tự nhiên. Trong quá trình chăm sóc không sử dụng bất kỳ thuốc kháng sinh, tăng trọng hay hormone tăng trưởng,......Thức ăn cho chúng cũng phải đảm bảo 100% hữu cơ. Nếu như động vật nuôi bị bệnh nặng có thể cho chúng sử dụng kháng sinh trước 90 ngày giết mổ.

Chứng nhận Organic là gì?

Chứng nhận Organic là một chứng nhận được cấp cho một mặt hàng cụ thể nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ. Tùy thuộc thành phần sản phẩm chiếm bao nhiêu % hữu cơ thì sẽ được chứng nhận Organic tương ứng.

Ngoài ra, đây còn là chứng nhận đảm bảo độ an toàn, vệ sinh của thực phẩm hoặc mỹ phẩm. Các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ đều có những quy định riêng, rất nghiêm ngặt từ giống, nước, thức ăn, phân bón, vùng đệm, độ đa dạng sinh học,.......

Một số yêu cầu cơ bản của chứng nhận Organic

Để được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, người trồng trọt, chăn nuôi phải tuân thủ các yêu cầu bên dưới một cách nghiêm ngặt và đầy đủ.

Về đa dạng sinh học

Tính đa dạng sinh học được đề cao trong nông nghiệp hữu cơ, hướng đến thiết lập một hệ sinh thái bao gồm nhiều loài sinh vật, thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở gia trại, trang trại mà cả khu vực lân cận.

Nơi nào có nhiều loài thực vật, động vật cùng nhau sinh sống trong hệ thống canh tác thì ở đấy các sinh vật phát triển cực thịnh giúp duy trì độ phì nhiêu của đất và ngăn cản sâu bệnh gây hại. Tính đa dạng sinh học sẽ tạo ra một môi trường canh tác hữu cơ, cân bằng, ổn định đủ khả năng nuôi sống và tạo ra những sản phẩm Organic.

[caption id="attachment_6239" align="aligncenter" width="1000"] cà chua được trồng theo phương pháp organic[/caption]

Về vùng đệm

Trong yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ thế giới có quy định rất rõ giữa vùng canh tác hữu cơ và không hữu cơ cần phải có khoảng cách gọi là vùng đệm. Vùng này có chức năng bảo vệ, ngăn chặn các hóa chất bị rửa trôi hoặc thuốc trừ sâu bay sang khu vực sản xuất hữu cơ. Khoảng cách này tối thiểu phải là 1 mét được tính từ mép của bờ không canh tác hữu cơ đến rìa tán cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm cần được nới rộng hơn đảm bảo an toàn cho khu vực sản xuất hữu cơ.

Về sản xuất song song

Theo quy định của tiêu chuẩn yêu cầu người canh tác, chăn nuôi phải phân biệt rõ giữa các loại cây trồng, động vật hữu cơ và không hữu cơ dù chỉ là vô tình. Tiêu chuẩn Organic không cho phép nuôi trồng một loại cây, con vật trên cả ruộng hữu cơ và thông thường tại cùng một thời điểm. Ví dụ như cùng một lúc trồng cải ngọt trên cả ruộng hữu cơ và thông thường.

Để dễ nhận ra các loại cây trồng trên ruộng hữu cơ và thông thường, bạn có thể trồng song song các loại có hình dáng, màu sắc khác biệt. Lưu ý, các bạn trong quá trình vận chuyển, lưu kho cũng không được để tạp chất lẫn vào. Sản phẩm hữu cơ phải được ghi nhãn là Organic và được cất trữ, vận chuyển tách biệt hoàn toàn.

Về các vật liệu biến đổi gen

Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng và bảo vệ môi trường tối ưu. Vì vậy, sản xuất hữu cơ không cho phép áp dụng các ứng dụng khoa học chưa được đo lường, kiểm chứng về tác hại, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Dù công nghệ đó mang tính đột phá nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ thì tuyệt đối không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.

Nông nghiệp hữu cơ tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng các vật liệu biến đổi gen [GMOs]. Vì vật liệu biến đổi gen khi đưa vào một giống nào đó mang đi trồng có thể lan truyền qua con đường lai tạo sang các cây cối mọc hoang dại hoặc các giống không biến đổi gen cùng họ. Hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng vật liệu biến đổi gen có thể diệt trừ các loài hoang dại hoặc làm mất đi những chủng loài quý hiếm độc nhất vô nhị.

[caption id="attachment_6231" align="aligncenter" width="1000"] Organic tuyệt đối không sử dụng vật liệu biến đổi gen[/caption]

Các tiêu chí đánh giá khi chứng nhận Organic

Hiện trên thế giới tồn tại một số chứng nhận Organic tiêu biểu, gồm có: chứng nhận hữu cơ Mỹ, Úc, Châu Âu và một số quốc gia khác. Mỗi chứng nhận sẽ có hệ thống quy định riêng mà sản phẩm, nhà sản xuất muốn được chứng nhận phải đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, tựu chung, các chứng nhận này chủ yếu đánh giá trên những tiêu chí sau:

  • Tỷ lệ thành phần hữu cơ thấp nhất tồn tại trong sản phẩm.
  • Tỷ lệ cao nhất thành phần tổng hợp được phép tồn tại.
  • Tỷ lệ các thành phần có thể hoặc không có thể tồn tại trong sản phẩm.
  • Quy trình chăn nuôi, trồng trọt được áp dụng để sản xuất.
  • Toàn bộ quy trình sản xuất, thành phần sản phẩm đều được một tổ chức chứng nhận Organic thứ 3 kiểm tra, đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu.

Một số chứng nhận hữu cơ Organic thế giới

Để bảo vệ người tiêu dùng thì các tiêu chuẩn hữu cơ được ra đời dựa trên những định nghĩa cốt lõi về nông nghiệp hữu cơ. Số lượng tổ chức được cấp chứng

nhận hữu cơ là có giới hạn. Bài viết này chúng tôi xin liệt kê một số loại chứng nhận hữu cơ đang có hiện nay trên thế giới. Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất và nó cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ [organic] mới được thể hiện dấu [logo] của USDA trên tem nhãn sản phẩm:

[caption id="attachment_6233" align="aligncenter" width="800"] Chứng nhận hữu cơ của bộ Nông Nghiệp: USDA EU JAS[/caption]

Giá trị to lớn mà chứng nhận Organic mang lại

Chứng nhận Organic có ý nghĩa như thế nào mà nhiều trang trại mong muốn được chứng nhận. Đây không phải là một trào lưu nhất thời mà chứng nhận hữu cơ mang đến các giá trị bền vững cho chính nhà sản xuất và xã hội.

Đối với xã hội

Vận dụng các tiêu chuẩn hữu cơ vào canh tác đã làm thay đổi tập quán sản xuất lỗi thời, lạc hậu. Người dân được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm đúng nghĩa. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng, cắt giảm chi phí y tế, đảm bảo xã hội phát triển bền vững, ổn định.

[caption id="attachment_6235" align="aligncenter" width="1000"] Áp dụng phương thức sản xuất theo Organic đảm bảo thực phẩm chuẩn sạch[/caption]

Đối với nhà sản xuất

Áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ giúp nhà sản xuất kịp thời phản ứng với các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát toàn bộ các khâu sản xuất từ làm đất, canh tác, chăm sóc, chăm bón cho đến khi thu hoạch, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Các cơ sở sản xuất, canh tác áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ Organic sẽ tạo được lòng tin đối với đơn vị phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

Quy trình chứng nhận Organic tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có các tổ chức sau được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép, chỉ định là đơn vị trung gian được kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA, EU.., gồm có:

  • Tổ chức Control Union có trụ sở chính được đặt tại Hà Lan;
  • Tổ chức BioAgriCert có trụ sở chính đóng tại nước Ý;
  • Tổ chức EcoCert S.A - trụ sở chính tại Pháp.

Sau đây là toàn bộ quy trình 6 bước thực hiện xét duyệt chứng nhận Organic:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Đầu tiên để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam trang trại, nhà sản xuất phải tải bộ tiêu chuẩn Organic từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho từng nhóm sản phẩm như gia súc gia cầm, mỹ phẩm, rau củ quả,.....

Bước 2: Chọn đơn vị tư vấn

Sau khi lựa chọn tổ chức chứng nhận được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cấp phép để tư vấn. Bạn sẽ đăng ký kiểm định chất lượng trang trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam. Thời hạn thông thường là 1 năm, khi hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.

Bước 3: Gửi mẫu kiểm nghiệm

Sau khi nghiên cứu kỹ và hoàn thành các bước trên. Kế đến, bạn sẽ thực hiện lấy mẫu đất, nước ngẫu nhiên trong trang trại [lượng mẫu phải lấy đúng quy định và dàn trải toàn nông trại] dưới sự giám sát của tổ chức chứng nhận. Bạn sẽ gửi mẫu đất, nước đến các Trung tâm kiểm nghiệm có đầy đủ kỹ thuật, máy móc để báo cáo về hàm lượng của các chất độc hại [bao gồm cả kim loại nặng] và thành phần, tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong đất có đạt chuẩn để áp dụng phương thức canh tác hữu cơ hay không.

Bước 4: Kiểm nghiệm nông sản sau khi thu hoạch

Nông sản sau khi thu hoạch phải lấy mẫu và gửi sang để kiểm định các thành phần độc tố, hàm lượng dinh dưỡng xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy khi thực hiện đăng ký đạt chứng nhận hữu cơ bạn phải tuân thủ đúng các yêu cầu của các tiêu chuẩn Organic thế giới.

Bước 5: Khắc phục

Đơn vị trung gian sẽ tư vấn cho bạn các điểm chưa đạt yêu cầu để có hướng khắc phục. Khi hoàn thành bạn phải báo cáo với đơn vị này để họ tiến hành nghiệm thu, lấy mẫu xét nghiệm lại các yếu tố chưa đạt. Qua đây, cho thấy chứng nhận Organic tại Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.

Bước 6: Cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam

[caption id="attachment_6242" align="aligncenter" width="480"] logo chứng nhận thành phần hữu cơ[/caption]

Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ thì sẽ được tổ chức cấp chứng nhận Organic cho nông sản, sản phẩm đã đăng ký với thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất sẽ được sử dụng logo, số, thời gian hiệu lực của chứng nhận hữu cơ do đơn vị trung gian cấp trên nhãn sản phẩm.

Nói chung, chứng nhận Organic mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà sản xuất, người tiêu dùng, cộng đồng xã hội. Việc canh tác theo phương pháp hữu cơ sẽ giúp kinh tế phát triển theo chiều hướng bền vững cân bằng, góp phần bảo vệ môi trường, ổn định an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe con người.

Video liên quan

Chủ Đề