Cán cân thanh toán quốc tế mỹ thâm hụt năm 2024

Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong tháng 3, các doanh nghiệp Mỹ đã tăng cường nhập khẩu hàng tiêu dùng, song lại giảm các mặt hàng khác như vật tư công nghiệp và vật liệu sản xuất.

Khách hàng chọn mua đồ tại một cửa hàng ở New York [Mỹ]. [Ảnh: THX/TTXVN]

Ngày 4/5, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại và dịch vụ của nước này trong tháng 3 là hơn 64 tỷ USD, giảm 9,1% từ mức hơn 70 tỷ USD trong tháng 2, do xuất khẩu của Mỹ tăng, nhất là các mặt hàng về năng lượng và xe hơi.

Trong tháng 3, các doanh nghiệp Mỹ đã tăng cường nhập khẩu hàng tiêu dùng, song lại giảm các mặt hàng khác như vật tư công nghiệp và vật liệu sản xuất. Cụ thể, nhập khẩu hàng hóa của Mỹ trong tháng 3 là 320 tỷ USD, giảm 0,3% so với tháng trước đó.

Tính chung cả quý 1, Mỹ nhập khẩu 791 tỷ USD hàng hóa, chỉ tăng 0,5% so với quý 4/2022 và thấp hơn nhiều so với các quý khác trong cả năm 2022.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng 3/2023 là 256 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước đó. Đối với Trung Quốc, Mỹ cũng đã xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn trong khi giảm nhập khẩu từ thị trường này.

Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc cũng ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Một số ý kiến cho rằng tình hình cán cân thương mại, cùng với các dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt của thị trường lao động, đã tác động tới tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/4 công bố các số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này đã “mất đà” trong quý 1/2023.

Theo bộ trên, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Mỹ trong quý 1 năm 2023 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2022, và giảm 2,6% so với quý 4 năm 2022.

[Thị trường lao động của Mỹ tiếp tục có dấu hiệu nới lỏng]

Bộ trên nêu rõ: “So với quý 4 năm 2022, sự giảm tốc của GDP thực trong quý 1 năm 2023 chủ yếu phản ánh sự suy giảm đầu tư tư nhân và sự chậm lại của đầu tư cố định.” Thực tế này một phần được bù lại nhờ sự gia tăng chi tiêu tiêu dùng và xuất khẩu.

Thông báo của Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ số liệu tăng trưởng GDP “phản ánh mức tăng trong chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu, chi tiêu của chính phủ liên bang,” bên cạnh một số dạng đầu tư.

Thực tế, tiêu dùng - vốn là động lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới - bắt đầu mạnh lên từ tháng 1/2023, nhưng giới chuyên gia cảnh báo sự hỗn loạn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng cũng như lãi suất tăng có nguy cơ phủ bóng lên triển vọng tiêu dùng.

Hoạt động kinh tế đã giảm bớt khi Ngân hàng Dự trữ liên bang [Fed] nhanh chóng tăng lãi suất cho vay nhằm kiềm chế lạm phát, trong khi hậu quả đầy đủ của những rối loạn trong lĩnh vực ngân hàng gần đây vẫn chưa thể hiện rõ.

Các chuyên gia Ian Shepherdson và Kieran Clancy của Hãng nghiên cứu tư vấn kinh tế Pantheon Macroeconomics dự báo sự mất đà này “có thể kéo dài trong quý 2.”

Về phần mình, chuyên gia Ryan Sweet của công ty Oxford Economics dự báo những rối loạn trong hệ thống ngân hàng gần đây và việc siết chặt các tiêu chuẩn cho vay sẽ khiến tốc độ tăng trưởng suy giảm nghiêm trọng hơn dự báo trong quý 2.

Ông nói: “Các chỉ dẫn về chu kỳ kinh tế cho thấy nền kinh tế Mỹ đã mất đà trong tháng Hai và gần đạt tới điểm chuyển sang mức âm.”./.

Tài khoản vãng lai [còn gọi là cán cân vãng lai] trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên “nợ”. Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên “có”. Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.

Tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại hàng hóa [xuất, nhập khẩu]; cán cân thương mại phi hàng hóa [vận tải, du lịch, dịch vụ, kiều hối, đầu tư]; các chuyển khoản.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.

Thâm hụt tài khoản vãng lai là điều bình thường, và đôi khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Khi con số thâm hụt mức vừa phải thì không đáng lo. Nhưng khi thâm hụt tài khoản vãng lai vượt ngưỡng sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. Theo cách đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.

Báo cáo mới nhất của tổ chức Fitch Solutions đã chỉnh sửa lại dự báo về tài khoản vãng lai của Việt Nam. Trước đây, tổ chức này cho rằng tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ ở mức thâm hụt nhỏ vào năm 2023, nhưng dữ liệu mới nhất cho thấy điều ngược lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã thu hẹp đáng kể từ 2,2% GDP vào năm 2021 xuống mức thấp hơn dự đoán là 0,3% GDP vào năm 2022. Hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai có thể sẽ chuyển trở lại thành thặng dư với mức 0,5% GDP vào năm 2023. Nhưng thặng dư ở con số nhỏ phần lớn sẽ là kết quả của sự tăng trưởng chậm trong kinh tế hơn là sức mạnh.

Một trong những yếu tố chính khiến thặng dư tài khoản vãng lai nhanh hơn là nhập khẩu giảm do nhu cầu trong nước suy yếu. Dữ liệu mới nhất đã cho thấy nền kinh tế bắt đầu suy yếu. GDP thực tế chỉ tăng 3,3% so cùng kỳ trong quý I/2023, với lĩnh vực sản xuất bị thu hẹp hoàn toàn về sản lượng. Điều kiện kinh tế xấu đi cũng sẽ khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục gửi tiền về nước. Với dòng vốn về khoảng 19 tỷ USD vào năm 2022, Việt Nam là một trong ba quốc gia nhận kiều hối lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương trong năm ngoái. Là một phần của GDP, kiều hối có tác động lớn đến hiện tượng thặng dư tài khoản vãng lai. Kiều hối của Việt Nam đạt trung bình khoảng 5,2% GDP trong thập kỷ qua, lớn hơn hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á khác.

Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế toàn cầu yếu kém sẽ hạn chế thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa đã giảm kể từ giữa năm 2022. Theo dự báo của Fitch Solutions, khi nền kinh tế toàn cầu giảm tốc từ 3,1% vào năm 2022 xuống còn 2% vào năm 2023, xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.

Nhưng sự phục hồi nhu cầu từ Trung Quốc sẽ bù đắp một phần tác động từ nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Ngành du lịch Việt Nam sẽ cảm nhận rõ nhất sự thúc đẩy này. Vì trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, khách du lịch Trung Quốc chiếm một phần ba tổng lượt khách đến Việt Nam. Khi hoàn toàn ổn định, tổng lượng khách du lịch sẽ tăng đáng kể vào năm 2023. Điều này giúp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ hơn nữa, dự báo sẽ tăng từ 3,2% GDP năm 2022 lên 6,1% GDP năm 2023.

Tuy thặng dư tài khoản vãng lai nhỏ nhưng sẽ tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] tăng lại dự trữ ngoại hối vào năm 2023. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm đáng kể vào năm 2022 khi NHNN bảo vệ VND khỏi tâm lý rủi ro toàn cầu xấu đi. Số liệu mới nhất hiện có từ IMF cho thấy, tổng dự trữ chính thức của Việt Nam ở mức 85,9 tỷ USD trong tháng 11, chỉ đủ để chi cho lượng hàng nhập khẩu trong ba - bốn tháng. Khi tài khoản vãng lai thặng dư trở lại, dự trữ sẽ phục hồi dần dần trong năm 2023. Điều này cho phép NHNN tập trung nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế. Đặc biệt, NHNN Việt Nam là ngân hàng đầu tiên ở châu Á đã nới lỏng chính sách, cắt giảm lãi suất cơ bản vào tháng 3. Mặc dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất tạo ra rủi ro ngày càng tăng, nhưng các chuyên gia hy vọng rằng NHNN sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong năm nay.

Sự suy yếu đến từ yếu tố bên ngoài đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Sau khi giảm 12% so cùng kỳ năm ngoái trong quý I, xuất khẩu tiếp tục giảm 11,7% trong tháng 4. Tăng trưởng tín dụng đang ở tốc độ chậm. Bất chấp mục tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm là 14-15% và hai động thái cắt giảm lãi suất cơ bản của NHNN vào tháng 3, tín dụng chỉ tăng khoảng 2% vào giữa tháng 4, bằng một nửa mức tăng trưởng cùng kỳ. Các cơ quan chức năng đã đưa ra một loạt chính sách hỗ trợ, bao gồm gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, giảm 2% thuế giá trị gia tăng cho đến hết năm 2023 và kế hoạch cơ cấu lại một số khoản vay.

Mặc dù tăng trưởng chậm lại, nhưng lạm phát đã được kiểm soát tốt hơn, giúp các nhà hoạch định chính sách bớt căng thẳng. Lạm phát toàn phần giảm 0,3% so tháng trước, chuyển thành mức dưới 3% so cùng kỳ năm ngoái, cách xa so mức trần lạm phát 4,5%.

Chủ Đề