Cảm nhận về cuốn sách Mãi mãi tuổi 20

Tuổi thanh niên là tuổi cống hiến”

Cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” do liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc viết có tên thật là “Chuyện đời”, sau này được Nhà xuất bản Thanh Niên in và đổi tên là “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Chính vì vậy, trong cuốn nhật ký này, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đã viết, say sưa kể và đưa ra nhiều suy nghĩ, quan niệm của mình về “triết lý sống”. Xuyên suốt trong đó là một triết lý sống đẹp, sống có ích, không sống hoài, không sống phí. Tư tưởng này, một phần tác giả bị ảnh hưởng bởi phương châm sống của nhân vật Paven trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga Nikolai A.Ostrovsky [được liệt sỹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuốn nhật ký]; một phần là do ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử thời đại, khi mà cả nước đang sục sôi một lòng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi".

Liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc quan niệm đã là thanh niên, là đảng viên thì phải biết sống cống hiến, có trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Anh đã viết: “Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là người con của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng” [dòng nhật ký viết ngày 24-12-1971, trang 120]. Và anh rất tự hào về con đường mình đã lựa chọn là “bộ đội Cụ Hồ”: “Mình đã yên tâm dần với cuộc đời cống hiến này. Có thể tự hào một chút chứ nhỉ. Song, vấn đề là phải tự nâng cao trình độ để cống hiến được nhiều và đẹp đẽ hơn” [nhật ký ngày 4-12-1971, trang 104]. Đến ngày 24-1-1972, anh lại tiếp tục khẳng định: “Tuổi thanh niên là tuổi cống hiến. Thạc đừng vội nghĩ đến những đòi hỏi hưởng thụ. Hãy cao hơn những tính toán cá nhân” [trang 139].

Theo liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, đã cống hiến thì không thể cống hiến nửa vời, cầm chừng, mà phải cống hiến triệt để, hết mình. Trong chiến đấu phải noi gương các anh hùng, anh viết: “Tự dưng, mỗi người lính đều nghĩ đến anh hùng Nguyễn Chơn. Người chiến sỹ cộng sản triệt để - Người sư trưởng dũng mãnh của sư 304. Phải sống như thế và rèn luyện như thế” [nhật ký ngày 28-12-1971, trang 122]. Trong viết văn, anh quan niệm: “Hãy táo bạo, mạnh dạn ghi chép và viết. Hãy cống hiến cho đời bằng dòng máu và dòng thơ…”[nhật ký ngày 7-2-1972, trang 151], nhưng “trước hết hãy cầm súng, bằng cả hai tay. Rồi trong phút nghỉ ngơi hãy cầm bút và viết…”[trang 151]. Để làm được điều này, bản thân anh quan niệm phải sống khỏe mạnh, dữ dội: “Sao bây giờ ghét thời sinh viên đến thế. Thõng thẹo và ọp ẹp. Phải sống khỏe mạnh, dữ dội trong lửa đạn” [nhật ký ngày 3-10-1971, trang 49]. Đồng thời, người chiến sỹ cộng sản không được lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, phải vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình: “Không được lùi bước, không được chậm lại, và phải đi đến cùng” [nhật ký ngày 18-4-1972, trang 223], dù cho có “sống một ngày cũng phải sống cho đàng hoàng” [nhật ký ngày 20-2-1972, trang 156].

Phải dẹp bỏ cái tôi bo bo, ích kỷ

Đọc nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”, nhiều đoạn chúng ta thấy liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc phân thân, đấu tranh giày vò với bản thân và nghiêm túc kiểm điểm chính mình mỗi khi trong đầu nảy ra những luồng suy nghĩ không tốt, vụn vặt, so bì hơn thua; bi lụy nhớ người yêu, hoặc không bằng lòng với chính mình vì chưa viết được gì to tát, ý nghĩa để đóng góp cho văn học thời kỳ chống Mỹ. Nhưng rồi mọi thứ rầu rĩ, bi quan làm tinh thần nhụt chí, chán nản ấy đều được anh giải quyết rất triệt để, bằng cách gác bỏ những suy nghĩ riêng tư, cá nhân, lấy cái chung làm đại cuộc: “con người với đất nước là một”.

Trong dòng nhật ký ngày 7-1-1972, anh đã viết: “Cái đẹp đẽ của cuộc đời, cái tươi mới của cuộc đời nhất định không đến khi anh bo bo giữ gìn cái “tôi” của mình” [trang 129]. 5 ngày sau [ngày 12-1-1972], anh lại nhắc câu nói của đồng chí Lê Duẩn để khuyên răn mình: “Thanh niên hãy lấy sự hy sinh phấn đấu cho cách mạng làm hạnh phúc cao cả nhất của đời mình, đừng để cho tình cảm cách mạng nguội lạnh vì những tính toán được mất cho cá nhân” [trang 133]. Và anh lý giải: “Trong ngôn ngữ của ta bớt dần tiếng tôi, tiểu đội, trung đội; Ta muốn nói đến những Trung đoàn, những Sư đoàn gang thép… Dân tộc ta đã lớn lên” [nhật ký ngày 7-1-1972, trang 130]. Trong bức thư gửi cho người bạn tên Phong, anh cũng nhấn mạnh: “Ở cái cành ổi đã nhẵn bóng vết tay mình, Phong với mình ao ước được sống những giờ phút như thế. Giờ phút Phong bảo con người với đất nước là một và người lính trở thành con người lý tưởng của thời đại” [nhật ký ngày 2-12-1971, trang 93].

Do đó, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đã xác định rạch ròi trách nhiệm tham gia đi bộ đội chiến đấu của mình: “Không phải chỉ là trách nhiệm của cá nhân mình cho trọn vẹn, mà mình còn phải làm cả phần gia đình, phần ông bà, cha mẹ” [nhật ký ngày 24-5-1972, trang 262]. Rồi anh sung sướng nhận thấy: “Càng đi lâu, mình càng thấy sự có mặt của mình trong quân đội là cần thiết, là đúng đắn” [nhật ký ngày 23-2-1972, trang 164]. Anh sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, sống xa người yêu: “Lại đi trên đường Nguyễn Ái Quốc. Thú vị vô cùng, chỉ thiếu Như Anh. Nhưng, không sao cả, “hạnh phúc bắt đầu từ chỗ biết xa nhau” [nhật ký ngày 7-12-1971, trang 106]; chấp nhận gác lại chuyện học với bao ước mơ, hoài bão tươi đẹp trong tương lai để tham gia chiến đấu giải phóng đất nước: “Thạc còn buồn không? Có buồn bã vì những năm tháng phải xa trường đại học, vì không được ra nước ngoài học tập – Vì các bạn Thạc, người đi đây, người đi đó, sống êm ả, sung túc với tập giáo trình. Ngày mai, các bạn về, các bạn có kiến thức, các bạn là kỹ sư, là các nhà bác học, còn Thạc, sẽ chỉ là một con người bình thường nhất, nếu chiến tranh không cướp đi của Thạc một bàn chân, một bàn tay…” [nhật ký ngày 24-5-1972, trang 263].

Đứng trước những giây phút xao lòng ấy, anh đã biết dẹp bỏ cái tôi bo bo, ích kỷ: “Cứ mỗi lần giở lý lịch – mình lại càng thêm khẳng định trách nhiệm nặng nề của mình hôm nay… Mình muốn mọi niềm vui, mọi nỗi lo lắng của mình đều là niềm vui và nỗi lo lắng của cả dân tộc, của thời đại mình đang sống” [nhật ký ngày 24-5-1972, trang 262-268]. Và anh tự động viên mình: “Sau này, cố gắng học chứ biết làm sao – Các bạn cùng lứa tuổi mình đi bộ đội hết cả rồi – Người đi B [miền Nam], người đi C [Lào] – và có người đã là liệt sỹ - Đất nước, có bao giờ như lúc này, lúc mà mỗi gia đình là một gia đình quân nhân – Lúc mà mỗi thanh niên đã trở thành một chiến sỹ” [nhật ký ngày 25-3-1972, trang 173]./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập494
  • Hôm nay136
  • Tháng hiện tại4,552,820
  • Tổng lượt truy cập114,653,697

  Có nhiều cuốn sách để lại ấn tượng thương nhớ trong lòng người đọc và cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc là một trong những cuốn sách như thế, cuốn sách đã chạm tới trái tim nhiều người và lấy đi nhiều nước mắt của không ít độc giả. Bởi sự chân thật và tình cảm chân thành, nỗi khát khao cống hiến những trăn trở suy nghĩ của tuổi hai mươi với bao ước mơ hoài bão  mà liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc gửi gắm vào cuốn nhật ký đã làm lay động lòng người chạm vào trái tim của người đọc.

Mãi mãi tuổi hai mươi
  • Thông tin cuốn sách
  • Tác giả:Nguyễn Văn Thạc[Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn]
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt 
  • Chủ đề:Chiến tranh Việt Nam
  • Thể loại:Nhật ký
  • Nhà xuất bảnThanh Niên
  • Ngày phát hành 2005
  • Giá bán: 35.000

Mãi mãi tuổi hai mươi cuốn nhật ký thời chiến tranh

  “Mãi mãi tuổi hai mươi” là cuốn nhật ký thời chiến tranh kể về những câu chuyện trong quân ngũ của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, những câu chuyện rất đỗi bình thường diễn ra hàng ngày nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Văn Thạc chàng sinh viên đã từng đạt giải nhất học sinh giỏi văn lớp 10 toàn Miền Bắc  trở nên sinh động đến lạ.

Chỉ  là sự chuyển giao giữa hai mùa thôi nhưng qua ngòi bút của Thạc trở nên tinh tế:”Mùa đông chưa về đến đây. Mình yêu cái chuyển tiếp giữa hai mùa này, xốn xang trong lòng nhiều kỷ niệm. Cây sầu đông chưa nở ra những mối sầu cho mình an ủi. Chùm quả chín vàng lấm tấm trên tà áo xanh của bầu trời, nhắc mình nhớ về cái ngỏ hẹp vào nhà. Ao cô Tơ còn mọc trên làn nước chùm hoa lau cho tụi con trai đánh trận hay không ?” 

 Cuộc sống đời thường qua mỗi chặng đường hành quân được tái hiện một  cách sinh động 

Dưới ngòi bút của Thạc tất cả hình ảnh một vùng quê miền Bắc được tái hiện một cách thực tế nhẹ nhàng mà nên thơ, những câu chữ mộc mạc được viết ra nhưng vẫn lay động lòng người đến lạ để thấy một tình yêu quê hương tha thiết xen lẫn niềm tự hào của tác giả.” Tự hào lắm khi được lang thang trên trên đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó. Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa. Trang sách của cuộc đời chưa mở ra cho ta, nhưng mới ghé mắt nhìn, ta đã ngây ngất cả người….”

 Bước ra khỏi trang sách sống cuộc đời của một người lính thấy mình sống trách nhiệm hơn

 Mỗi chặng đường hành quân, hay mỗi lần dừng chân nghỉ lại đâu đó tác giả đã ghi chép lại một cách tỉ mỉ và cẩn thận xem đó là những cột mốc đánh dấu cuộc đời mình, tuổi hai mươi như một trang sách mở từng cánh cửa bước ra với cuộc đời thực tế. Dẫu đôi lúc còn chút bỡ ngỡ vì mất thăng bằng cũng phải thôi bởi “Mười mấy năm sống dưới bầu không khí thanh bình, mình chưa biết rằng, mình đã sống một đời cho cách mạng”.

Chính những chặng đường hành quân đi qua mỗi miền quê đã giúp Thạc sống gần gũi hơn với cuộc sống thực tế đưa chàng sinh viên bước ra khỏi trang sách đến với cuộc đời cách mạng đầy hy sinh gian khổ những cũng rất đỗi tự hào để thấy mình sống có trách nhiệm hơn chính bản thân và cho quê hương và cho đất nước “ Mình đã bắt đầu sống có trách nhiệm từ khi nào? Có lẽ là từ ngày 9/3/1971, tháng ba của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu và hoa bằng lăng nước”.từ khi nào? . “Hơn cả khi trên phập phồng tờ quyết  định .

Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng…. Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống”.

Tình yêu trong sáng, mãnh liệt dẫu muôn trùng xa cách 

Một chàng sinh viên trở thành một anh lính trẻ mang trong mình tình yêu đầu tiên trong sáng và mãnh liệt mà Thạc dành cho Như Anh người con gái đầu tiên làm trái tim Thạc rung động xao xuyến nhớ nhung. Tình yêu của họ là một tình yêu đẹp, một tình yêu được xây dựng nên từ sự ngưỡng mộ chờ đợi sự hi sinh thầm lặng dành cho nhau để lại trong lòng nhau nỗi nhớ nhung vời vợi cách xa. “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về N.Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu … Ta gặp nhau làm gì nhỉ ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì….N.Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu… Thương N.Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả.”

Tình yêu gói gọn trong nỗi nhớ sự chờ đợi cách xa nhưng vẫn đẹp đẽ và đây hi vọng của hai con người ở hai phương trời xa cách “Chờ Thạc, Như Anh nhé. Chờ Thạc, như cô gái VN chung thủy trọn đời với người yêu đi chiến đấu. Chờ Thạc, như cô gái trong bài thơ của Tế Hanh: Em chờ anh không biết có thời gian…Họ cùng hi vọng cùng chờ đợi đến một ngày gặp lại để có thể trả lời câu hỏi : Hạnh phúc là gì? Tình yêu tuổi hai mươi thời chiến tranh giản dị nhưng rất đỗi mãnh liệt, họ hi sinh hạnh phúc riêng tư để đặt tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc lên trên hết .Đó là cái đáng trân trọng của lớp lớp thệ hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, họ đã hi sinh hạnh phúc riêng tư và hi sinh bản thân mình.

  Cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” là những dòng nhật ký rất đỗi chân thật ghi lại một thời chiến tranh bom đạn ác liệt đánh dấu những bước chân hành quân của người lính qua những miền quê yêu dấu. Sự thật và tình cảm chân tình bao giờ cũng lắng đọng trong lòng người một cách trọn vẹn nhất mà chẳng cần những lời nói hoa mỹ phô trương.

Tôi viết những cảm nhận này hi vọng góp phần nhỏ bé trong tâm nguyện của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc “Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng.” . “Nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn những dòng vui vẽ đông đúc.

Các bạn thân mến, hôm nay, chúng ta những thế hệ thanh niên được sống trong hòa bình chúng ta được sung túc hạnh phúc hơn tại sao chúng ta không có những hoài bão ước mơ của tuổi trẻ để viết tiếp những dự định , ước mơ đang dang dở của thế hệ cha anh đã ngã xuống cho độc lập tự do của dân tộc này của đất nước này. Nếu bạn đang còn do dự đang còn mất phương hướng hay bạn đang còn chìm đắm ngủ quên trong cuộc sống êm đềm bạn hãy đọc “ Mãi mãi tuổi hai mươi” để thức tỉnh tâm hồn mình

Đánh giá của độc giả:

Những đánh giá bạn đọc

Đánh giá bạn đọc

Nơi mua sách:

495 views

Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề